Cận cảnh lính Mỹ tham gia thử nghiệm bom nguyên tử những năm 1950

19/02/2012 17:35
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)
(GDVN) - Cựu chiến binh James D. Tyler kể rằng khi vụ nổ xảy ra, ông và đồng đội đứng trong một cái hào cao 1,8m, giấu đầu dưới cánh tay và nhắm mắt lại.
Hình ảnh lính thủy quân lục chiến Mỹ tham gia hàng loạt vụ thử nghiệm bom hạt nhân tại căn cứ ở sa mạc Nevada trong khoảng từ năm 1951-1957. 
Lính Mỹ chứng kiến một vụ nổ hạt nhân vào những năm 1950 ở khoảng cách gần.
Lính Mỹ chứng kiến một vụ nổ hạt nhân vào những năm 1950 ở khoảng cách gần.
Họ và những người dân thường sống tại khu vực này lúc bấy giờ đều chưa hiểu rõ sự tàn phá sức khỏe con người của loại bom này và đã tham gia các vụ nổ thử nghiệm ở cự ly gần, không hề có đồ bảo hộ.
Hiện có khoảng gần 400.000 binh lính và dân thường ở Mỹ được công nhận là "cựu chiến binh nguyên tử".

 Một nửa trong số họ, là những người đã sống sót sau thế chiến II hay từng làm nhiệm vụ tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản).

Phần còn lại là những người tiếp xúc với các cuộc thử nghiệm bom nguyên tử kéo dài tới năm 1962.
Cảnh một vụ thử nghiệm hạt nhân trên sa mạc Nevada trong khoảng giữa năm 1951-1957.
Cảnh một vụ thử nghiệm hạt nhân trên sa mạc Nevada trong khoảng giữa năm 1951-1957.
Một cựu chiến binh hải quân Mỹ tên là James D. Tyler từng tham gia thử nghiệm bom hạt nhân vào năm 1957 kể lại rằng khi vụ nổ xảy ra, ông và đồng đội chỉ đứng trong một cái hào cao 1,8m, giấu đầu dưới cánh tay và nhắm mắt lại.
Một lính Mỹ đang ngắm đám mây hình nấm để lại vệt khói trên bầu trời
Một lính Mỹ đang ngắm đám mây hình nấm để lại vệt khói trên bầu trời
Thời điểm đó, ông Tyler mới 18 tuổi và là một trong số 14.000 người Mỹ tham gia vào hoạt động Plumbbob, hoạt động đã tiến hành 29 vụ thử nghiệm các loại đầu đạn hạt nhân quân sự khác nhau trong tình trạng tiếp xúc trực tiếp vẫn còn gây tranh cãi cho tới tận ngày nay.
Một nhóm lính Mỹ nhìn đám mây hình nấm đang mở rộng trên bầu trời
Một nhóm lính Mỹ nhìn đám mây hình nấm đang mở rộng trên bầu trời
Theo lời kể của ông Tyler với tờ Daily News, ông là một trong số ít người đã may mắn không bị nhiễm phóng xạ từ các vụ nổ thử nghiệm đó.

Tuy nhiên, ông vẫn đang tham gia một cuộc khiếu nại kéo dài với Hội cựu chiến binh Mỹ để được hưởng trợ cấp vì các biến chứng có liên quan.
Những người lính này tại thời điểm đó hoàn toàn không hề biết tới những ảnh hưởng chết người của các vụ nổ thử nghiệm.
Những người lính này tại thời điểm đó hoàn toàn không hề biết tới những ảnh hưởng chết người của các vụ nổ thử nghiệm.
Hoạt động Plumbbob đã xả khoảng 58.300 kilocuries chất radioiodine vào khí quyển. Lượng khí độc hại này, theo các chuyên gia, đủ lớn để khiến hàng ngàn người mắc bệnh ung thư tuyến giáp và bạch cầu. 
Một hình nộm người bằng cao su được đặt gần hiện trường vụ nổ trong các cuộc thử nghiệm ảnh hưởng của bom nguyên tử
Một hình nộm người bằng cao su được đặt gần hiện trường vụ nổ trong các cuộc thử nghiệm ảnh hưởng của bom nguyên tử
Một hoạt động khác của quân đội Mỹ mang tên Cue cũng là đề tài gây tranh cãi trong nhiều năm qua giữa chính quyền và nạn nhân của nó.

Rất nhiều binh sĩ đã bị biến thành vật thí nghiệm để kiểm tra sự ảnh hỏng của một vụ nổ hạt nhân đối với các tòa nhà, thực phẩm, quần áo và con người.
Lính Mỹ ăn sáng trước khi tiến hành một vụ thử nghiệm trong hoạt động Cue.
Lính Mỹ ăn sáng trước khi tiến hành một vụ thử nghiệm trong hoạt động Cue.
Sau khi quả bom phát nổ, các binh sĩ sẽ tham gia mô phỏng các hoạt động như cung cấp thực phẩm cho các nạn nhân và chăm sóc y tế cho họ. Theo các tài liệu giải mật, bụi phóng xạ từ những vụ nổ này có tầm xa lên tới 1.600 km.
Những người lính hờ hững đi qua một hình nộm cao su nằm trên mặt đất
Những người lính hờ hững đi qua một hình nộm cao su nằm trên mặt đất
Những người lính thủy quân lục chiến không hề bận tâm tới đám mây hình nấm.
Những người lính thủy quân lục chiến không hề bận tâm tới đám mây hình nấm.

Nguyễn Hường (theo Daily Mail)