Cười nghiêng ngả khi xem cuộc thi chọi dê ở Hoàng Su Phì - Hà Giang

23/02/2012 13:00
Theo Gia Đình & Xã Hội
Sau cuộc thi, các “đấu sỹ” dê lại thung thăng vượt những quả đồi, men theo triền núi để tìm những đám có non.
Sau thành công giải chọi dê thí điểm tại xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tiếp tục tổ chức thành công hội thi chọi dê cụm xã Thông Nguyên. Tham dự giải gồm có 24 “đấu sỹ” dê ở 3 hạng cân từ 31 - 35kg, 36 - 40 kg, và 41 - 50 kg đến từ các xã Thông Nguyên, Nậm Dịch, Nậm Ty, Nam Sơn, Nậm Khoà, Bản Péo. Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức nhưng giải hội thi chọi dê đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính quyền các cấp, các ngành và đông đảo bà con nhân dân. .(Đông nghịt những khán giả đến xem hội chọi dê ở xã Bản Péo)

Sau thành công giải chọi dê thí điểm tại xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tiếp tục tổ chức thành công hội thi chọi dê cụm xã Thông Nguyên.

Tham dự giải gồm có 24 “đấu sỹ” dê ở 3 hạng cân từ 31 - 35kg, 36 - 40 kg, và 41 - 50 kg đến từ các xã Thông Nguyên, Nậm Dịch, Nậm Ty, Nam Sơn, Nậm Khoà, Bản Péo.

Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức nhưng giải hội thi chọi dê đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính quyền các cấp, các ngành và đông đảo bà con nhân dân.

.(Đông nghịt những khán giả đến xem hội chọi dê ở xã Bản Péo)

Tham dự giải gồm có 24 “đấu sỹ” dê ở 3 hạng cân từ 31 - 35kg, 36 - 40 kg, và 41 - 50 kg đến từ các xã Thông Nguyên, Nậm Dịch, Nậm Ty, Nam Sơn, Nậm Khoà, Bản Péo. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao của huyện đồng thời xây dựng môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Hội thi cũng góp phần khơi dậy, phát huy nét văn hoá truyền thống, bảo tồn và phát triển nguồn ghen quý đối với các loại động vật nuôi của các dân tộc trên địa bàn huyện. .(Chuẩn bị chiến đấu)

Tham dự giải gồm có 24 “đấu sỹ” dê ở 3 hạng cân từ 31 - 35kg, 36 - 40 kg, và 41 - 50 kg đến từ các xã Thông Nguyên, Nậm Dịch,

Nậm Ty, Nam Sơn, Nậm Khoà, Bản Péo.

Đây là một hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao của huyện đồng thời xây dựng môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Hội thi cũng góp phần khơi dậy, phát huy nét văn hoá truyền thống, bảo tồn và phát triển nguồn ghen quý đối với các loại động vật nuôi của các dân tộc trên địa bàn huyện.

 .(Chuẩn bị chiến đấu)

Là một huyện vùng cao biên giới còn rất nhiều khó khăn, nền kinh tế của Hoàng Su Phì chủ yếu là nông nghiệp, trong đó chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 24.255 con dê, con vật nuôi này ngày càng có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, vì thế giải chọi dê lần này không chỉ nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho đồng bào mà còn nhằm khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi. Đây là giải đấu làm tiền đề cho việc tổ chức giải quy mô cấp huyện và sẽ được tổ chức thường niên vào các năm tiếp theo, trở thành lễ hội chọi dê của nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì mỗi dịp lễ tết. .(Màn chào khán giả)

Là một huyện vùng cao biên giới còn rất nhiều khó khăn, nền kinh tế của Hoàng Su Phì chủ yếu là nông nghiệp, trong đó chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng.

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 24.255 con dê, con vật nuôi này ngày càng có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, vì thế giải chọi dê lần này không chỉ nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho đồng bào mà còn nhằm khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi.

Đây là giải đấu làm tiền đề cho việc tổ chức giải quy mô cấp huyện và sẽ được tổ chức thường niên vào các năm tiếp theo, trở thành lễ hội chọi dê của nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì mỗi dịp lễ tết.

 .(Màn chào khán giả)

Trước khi vào trận đấu, mỗi “đấu sỹ” dê được đeo số báo danh và chăm chút kỹ lưỡng. Các chú dê được thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, chọn những chú dê khoẻ nhất vào chung kết. Anh Trần Chí Nhân, phó trưởng phòng văn hoá thông tin, phó ban tổ chức giải cho biết: “Hội thi chọi dê là một sáng kiến hay rất được bà con đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ủng hộ. Nhiều hộ gia đình giờ đây đã có thêm một mục đích mới là chăm chút cho những chú dê nhà mình thật khoẻ để còn “rinh” giải vào những hội chọi sau. Chúng tôi sẽ có dự án để nâng lên thành lễ hội chọi dê truyền thống của đồng bào dân tộc nơi vùng núi cao này”. .(Pha đấu trí)

Trước khi vào trận đấu, mỗi “đấu sỹ” dê được đeo số báo danh và chăm chút kỹ lưỡng. Các chú dê được thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, chọn những chú dê khoẻ nhất vào chung kết.

Anh Trần Chí Nhân, phó trưởng phòng văn hoá thông tin, phó ban tổ chức giải cho biết: “Hội thi chọi dê là một sáng kiến hay rất được bà con đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ủng hộ. Nhiều hộ gia đình giờ đây đã có thêm một mục đích mới là chăm chút cho những chú dê nhà mình thật khoẻ để còn “rinh” giải vào những hội chọi sau. Chúng tôi sẽ có dự án để nâng lên thành lễ hội chọi dê truyền thống của đồng bào dân tộc nơi vùng núi cao này”.

 .(Pha đấu trí)

Anh Vương Xuân Khiên, một người dân có mặt tại hội thi chia sẻ: “Vui lắm, chưa bao giờ có một cuộc vui như thế. Nó không đáng sợ như những cuộc chọi trâu nhưng lại không kém phần quyết liệt. Các chú dê cứ nhảy tưng lên rồi lao vào nhau, chẳng con nào chịu thua cả. Có nhiều con còn dùng chiêu “khoá chân” đối thủ rất “hóc hiểm” nhưng cái vui là chẳng con nào bị thương cả”. Kết thúc cuộc thi, các đấu sỹ được trao giải thưởng nhất, nhì, ba và khuyến khích ở các hạng cân. Giải nhất hội thi có giá một triệu đồng/giải. Những tràng cười giòn tan cùng tiếng vỗ tay vang động cả một khoảng rừng mỗi khi các “đấu sỹ” xung trận. Sau cuộc thi, các “đấu sỹ” dê lại thung thăng vượt những quả đồi, men theo triền núi để tìm những đám có non, và tiếng “be be” chỉ còn đâu đó giữa bạt ngàn rừng núi. .(Chào nhau trước trận đấu0

Anh Vương Xuân Khiên, một người dân có mặt tại hội thi chia sẻ: “Vui lắm, chưa bao giờ có một cuộc vui như thế. Nó không đáng sợ như những cuộc chọi trâu nhưng lại không kém phần quyết liệt.

Các chú dê cứ nhảy tưng lên rồi lao vào nhau, chẳng con nào chịu thua cả. Có nhiều con còn dùng chiêu “khoá chân” đối thủ rất “hóc hiểm” nhưng cái vui là chẳng con nào bị thương cả”.

Kết thúc cuộc thi, các đấu sỹ được trao giải thưởng nhất, nhì, ba và khuyến khích ở các hạng cân. Giải nhất hội thi có giá một triệu đồng/giải. Những tràng cười giòn tan cùng tiếng vỗ tay vang động cả một khoảng rừng mỗi khi các “đấu sỹ” xung trận.

Sau cuộc thi, các “đấu sỹ” dê lại thung thăng vượt những quả đồi, men theo triền núi để tìm những đám có non, và tiếng “be be” chỉ còn đâu đó giữa bạt ngàn rừng núi.

.(Chào nhau trước trận đấu0

Lại đây nào!
Lại đây nào!
Không được chạy
Không được chạy
Ngang sức ngang tài
Ngang sức ngang tài
Còn đủ sức không?
Còn đủ sức không?
Màn bẻ chân đối thủ ngoạn mục
Màn bẻ chân đối thủ ngoạn mục
Vui không tả nổi
Vui không tả nổi
Trao giải
Trao giải
Theo Gia Đình & Xã Hội