Khám phá phong tục kỳ lạ của người dân tộc thiểu số (P2)

28/02/2012 05:33
Cao Tuân (tổng hợp)
(GDVN) - Khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh và ngủ thăm…
Theo phong tục, khi chàng trai (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu.) kéo thì cô gái phải chống đối, càng chống đối thì gia đình càng hạnh phúc, càng nhiều con cái. Tuy nhiên, vẫn còn một số đám kéo vợ đôi trai gái chưa có sự tìm hiểu trước hay sự đồng ý của cô gái mà các chàng trai gặp là “bắt” về nhà”

Theo phong tục, khi chàng trai (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu.) kéo thì cô gái phải chống đối, càng chống đối thì gia đình càng hạnh phúc, càng nhiều con cái. Tuy nhiên, vẫn còn một số đám kéo vợ đôi trai gái chưa có sự tìm hiểu trước hay sự đồng ý của cô gái mà các chàng trai gặp là “bắt” về nhà”

Đi ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa là tục lệ khá kỳ lạ của người dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Người Lô Lô tin rằng, ở thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nếu ai đó mang về được một cái gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Chính vì thế, họ gọi đó là đi lấy may. Một điều thú vị là khi đi... lấy trộm vào đêm giao thừa, người Lô Lô đi đúng nghĩa "ăn trộm", lặng lẽ, không rủ nhau, không để chủ nhà bắt được. Và đã trộm là phải trộm "tận gốc", như nhổ tỏi thì không nên để bị đứt.

Đi ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa là tục lệ khá kỳ lạ của người dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Người Lô Lô tin rằng, ở thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nếu ai đó mang về được một cái gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Chính vì thế, họ gọi đó là đi lấy may. Một điều thú vị là khi đi... lấy trộm vào đêm giao thừa, người Lô Lô đi đúng nghĩa "ăn trộm", lặng lẽ, không rủ nhau, không để chủ nhà bắt được. Và đã trộm là phải trộm "tận gốc", như nhổ tỏi thì không nên để bị đứt.

Mùa xuân, các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Cil , Giẻ Triêng....ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Tục bắt chồng của người Tây Nguyên có nét tương tự với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, chỉ có điều ở đây ngược lại, người phụ nữ đi bắt chồng chứ không phải là người đàn ông đi bắt vợ. Củi là một trong những lễ vật "bắt chồng"của người Tây Nguyên
Mùa xuân, các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Cil , Giẻ Triêng....ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Tục bắt chồng của người Tây Nguyên có nét tương tự với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, chỉ có điều ở đây ngược lại, người phụ nữ đi bắt chồng chứ không phải là người đàn ông đi bắt vợ. Củi là một trong những lễ vật "bắt chồng"của người Tây Nguyên
Chợ Cưới là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này

Chợ Cưới là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này

Một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường Lát, Thanh Hóa là ngủ thăm. Khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh ở tư thế... chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau 5-6 lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ...

Một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường Lát, Thanh Hóa là ngủ thăm. Khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh ở tư thế... chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau 5-6 lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ...

Phong tục đeo vòng vía cho trẻ em của người Mông (Thái Nguyên). Vòng bạc không còn là thứ đồ trang sức trong dân gian gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn được dùng như chiêc bùa hộ mệnh mang lại sức khỏe, trừ tà ma và kỵ gió

Phong tục đeo vòng vía cho trẻ em của người Mông (Thái Nguyên). Vòng bạc không còn là thứ đồ trang sức trong dân gian gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn được dùng như chiêc bùa hộ mệnh mang lại sức khỏe, trừ tà ma và kỵ gió

Đồng bào Êđê ở Tây Nguyên có phong tục “Cúng bến nước”. Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy trong, chảy suốt và chảy sạch

Đồng bào Êđê ở Tây Nguyên có phong tục “Cúng bến nước”. Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy trong, chảy suốt và chảy sạch

Cắt cổ gà lấy máu pha với rượu, bôi lên đầu và tay mừng một vụ mùa bội thu, cầu mong mưa thuận gió hoà cho vụ mùa mới- một phong tục của đồng bào Bana ở Vĩnh An

Cắt cổ gà lấy máu pha với rượu, bôi lên đầu và tay mừng một vụ mùa bội thu, cầu mong mưa thuận gió hoà cho vụ mùa mới- một phong tục của đồng bào Bana ở Vĩnh An

Trước khi đem hạt giống ra rẫy trồng tỉa phải cúng tưới lúa, khi lúa vào kho, đồng bào rước hồn lúa về nhà và cúng ăn mừng lúa mới. Năm nào được mùa thu được trăm gùi lúa, đồng bào sẽ “ăn trâu” để cúng tạ thần linh qua lễ hội tâm ngết

Trước khi đem hạt giống ra rẫy trồng tỉa phải cúng tưới lúa, khi lúa vào kho, đồng bào rước hồn lúa về nhà và cúng ăn mừng lúa mới. Năm nào được mùa thu được trăm gùi lúa, đồng bào sẽ “ăn trâu” để cúng tạ thần linh qua lễ hội tâm ngết

Ở người CơTu còn tồn tại một phong tục mà chỉ ở cư dân này mới có, đó là tục ngủ duông (lướt zướng). Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơ Tu nên vợ nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian. Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá và nhà này được cả làng đều biết và được người Cơ Tu gọi là nhà ngủ duông

Ở người CơTu còn tồn tại một phong tục mà chỉ ở cư dân này mới có, đó là tục ngủ duông (lướt zướng). Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơ Tu nên vợ nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian. Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá và nhà này được cả làng đều biết và được người Cơ Tu gọi là nhà ngủ duông

Người Pà Thẻn lại có phong tục nhảy lửa đầu xuân khá đặc sắc. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc thần bí như sau khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên- thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh- khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm...
Người Pà Thẻn lại có phong tục nhảy lửa đầu xuân khá đặc sắc. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc thần bí như sau khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên- thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh- khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm...
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mỗi năm họ họp mặt các dân tộc một lần, mục đích của ngày họp mặt là “cầu nguyện cho việc truyền giáo cho người dân tộc thiểu số và giúp bảo tồn văn hóa của họ”. Đây cũng là dịp để giáo dân ở 20 buôn làng trao đổi văn hóa, phong tục với nhau, làm tô đẹp thêm cho nét đẹp của các buôn làng
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mỗi năm họ họp mặt các dân tộc một lần, mục đích của ngày họp mặt là “cầu nguyện cho việc truyền giáo cho người dân tộc thiểu số và giúp bảo tồn văn hóa của họ”. Đây cũng là dịp để giáo dân ở 20 buôn làng trao đổi văn hóa, phong tục với nhau, làm tô đẹp thêm cho nét đẹp của các buôn làng
Tục khóc trâu của người cơ Tu

Tục khóc trâu của người cơ Tu

Lễ trưởng thành là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê (Phú Yên), là nghi thức bắt buộc đối với những người khi đến tuổi trưởng thành

Lễ trưởng thành là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê (Phú Yên), là nghi thức bắt buộc đối với những người khi đến tuổi trưởng thành

Người Mảng (Lai Châu) có tục lệ xăm cằm cho nam nữ thanh niên ở độ tuổi 12-18, đánh dấu sự trưởng thành của một con người trong cộng đồng. Tục xăm cằm tượng trưng cho sức mạnh của đấng tối cao che chở, giúp đỡ cho con người trước thế giới siêu nhiên cũng như cầu mong đức tính hiền dịu, đảm đang cho người phụ nữ. Người được xăm cằm cảm thấy tự hào, vui vẻ vì biết được sau nghi thức này mình đã trở thành người trưởng thành, có tiếng nói trong cộng đồng, dòng tộc, được mọi người tôn trọng hơn
Người Mảng (Lai Châu) có tục lệ xăm cằm cho nam nữ thanh niên ở độ tuổi 12-18, đánh dấu sự trưởng thành của một con người trong cộng đồng. Tục xăm cằm tượng trưng cho sức mạnh của đấng tối cao che chở, giúp đỡ cho con người trước thế giới siêu nhiên cũng như cầu mong đức tính hiền dịu, đảm đang cho người phụ nữ. Người được xăm cằm cảm thấy tự hào, vui vẻ vì biết được sau nghi thức này mình đã trở thành người trưởng thành, có tiếng nói trong cộng đồng, dòng tộc, được mọi người tôn trọng hơn
Cao Tuân (tổng hợp)