Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam qua ảnh (Phần 6)

28/02/2012 05:09
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Nhã nhạc cung đình Huế là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản...của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản...của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời (Ảnh: Internet).
Là một sáng tạo đặc biệt, mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam, có tính chuyên nghiệp và bác học cao, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng (Ảnh: Internet).
Là một sáng tạo đặc biệt, mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam, có tính chuyên nghiệp và bác học cao, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng (Ảnh: Internet).
Âm nhạc cung đình Việt Nam có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, vào đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành và phát triển một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc. Từ thời nhà Lý (1010- 1225), triều đình đã cho thành lập một tổ chức ca múa nhạc cung đình với quy mô lên đến hơn 100 người (Ảnh: Internet).
Âm nhạc cung đình Việt Nam có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, vào đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành và phát triển một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc. Từ thời nhà Lý (1010- 1225), triều đình đã cho thành lập một tổ chức ca múa nhạc cung đình với quy mô lên đến hơn 100 người (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc mang bản sắc văn hoá đậm nét, mang âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Nhã nhạc là một trong những đại diện của văn hoá cung đình Huế. Về mặt âm nhạc học, Nhã nhạc có mối liên hệ gần gũi với âm nhạc dân gian Huế, như việc cùng áp dụng một số loại hơi nhạc đặc trưng như hơi Khách, hơi Dựng. Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, hơi nhạc được cấu thành bởi yếu tố thang âm và các hình thức trang điểm chữ nhạc phù hợp với ngữ điệu giọng nói của từng địa phương. Vì vậy, hơi nhạc phản ánh rất rõ nét bản sắc văn hóa âm nhạc riêng của vùng Huế (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc mang bản sắc văn hoá đậm nét, mang âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Nhã nhạc là một trong những đại diện của văn hoá cung đình Huế. Về mặt âm nhạc học, Nhã nhạc có mối liên hệ gần gũi với âm nhạc dân gian Huế, như việc cùng áp dụng một số loại hơi nhạc đặc trưng như hơi Khách, hơi Dựng. Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, hơi nhạc được cấu thành bởi yếu tố thang âm và các hình thức trang điểm chữ nhạc phù hợp với ngữ điệu giọng nói của từng địa phương. Vì vậy, hơi nhạc phản ánh rất rõ nét bản sắc văn hóa âm nhạc riêng của vùng Huế (Ảnh: Internet).
Với việc áp dụng các loại hơi nhạc của Huế, Nhã nhạc thể hiện rõ bản sắc văn hóa Huế, đặc biệt là văn hóa cung đình. Tính ưu việt của Nhã nhạc còn được thể hiện ở chỗ nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loại hình âm nhạc khác trong vùng như Ca Huế, nhạc Tuồng, nhạc múa cung dình. Và, vượt ra khỏi vùng đất khai sinh ra nó, Nhã nhạc đã lan toả vào miền Nam để khai sinh ra những hình thức nghệ thuật biểu diễn mới, đó là loại hình đờn ca tài tử (một loại nhạc thính phòng) và hình thức sân khấu Cải lương vốn rất phổ biến trên toàn quốc trong mấy thập kỷ qua (Ảnh: Internet).
Với việc áp dụng các loại hơi nhạc của Huế, Nhã nhạc thể hiện rõ bản sắc văn hóa Huế, đặc biệt là văn hóa cung đình. Tính ưu việt của Nhã nhạc còn được thể hiện ở chỗ nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loại hình âm nhạc khác trong vùng như Ca Huế, nhạc Tuồng, nhạc múa cung dình. Và, vượt ra khỏi vùng đất khai sinh ra nó, Nhã nhạc đã lan toả vào miền Nam để khai sinh ra những hình thức nghệ thuật biểu diễn mới, đó là loại hình đờn ca tài tử (một loại nhạc thính phòng) và hình thức sân khấu Cải lương vốn rất phổ biến trên toàn quốc trong mấy thập kỷ qua (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc có các chức năng văn hoá, xã hội, biểu tượng sấu sắc. Đây là một loại hình âm nhạc bác học, phản ánh nhận thức, thẩm mỹ nghệ thuật của giai cấp quý tộc xã hội phong kiến, một thành phần đóng vai trò chủ đạo trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX). Bên cạnh đó, nhã nhạc còn là một thành tố của các cuộc tế lễ, lễ cung đình như Tế Giao, Tế Miếu, Lễ Đại triều, Thường triều; là phương tiện văn hoá giúp con người giao tiếp với thế giới thần linh; là một biểu tượng của vương triều, của sự bình yên cho cả quốc gia (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc có các chức năng văn hoá, xã hội, biểu tượng sấu sắc. Đây là một loại hình âm nhạc bác học, phản ánh nhận thức, thẩm mỹ nghệ thuật của giai cấp quý tộc xã hội phong kiến, một thành phần đóng vai trò chủ đạo trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX). Bên cạnh đó, nhã nhạc còn là một thành tố của các cuộc tế lễ, lễ cung đình như Tế Giao, Tế Miếu, Lễ Đại triều, Thường triều; là phương tiện văn hoá giúp con người giao tiếp với thế giới thần linh; là một biểu tượng của vương triều, của sự bình yên cho cả quốc gia (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc được coi là một kiệt tác sáng tạo. Trong khi các thể loại âm nhạc khác ở Việt Nam đều là sáng tạo của địa phương thì Nhã nhạc là loại hình duy nhất mang tính chất quốc gia. Nhã nhạc từng là quốc nhạc của triều đình quân chủ, được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của triều đình nên nó mang những giá trị nổi bật về mặt lịch sử và nghệ thuật (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc được coi là một kiệt tác sáng tạo. Trong khi các thể loại âm nhạc khác ở Việt Nam đều là sáng tạo của địa phương thì Nhã nhạc là loại hình duy nhất mang tính chất quốc gia. Nhã nhạc từng là quốc nhạc của triều đình quân chủ, được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của triều đình nên nó mang những giá trị nổi bật về mặt lịch sử và nghệ thuật (Ảnh: Internet).
Với chức năng phục vụ các nghi lễ của triều đình và là phương tiện giao tiếp với thế giới thần linh, Nhã nhạc mang tính triết lý cao. Nó thể hiện những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, chẳng hạn quan niệm về một thế giới siêu hình, ở đó Trời Đất, các thần linh và tổ tiên ngự trị; trong văn hoá của người Việt cổ; tư tưởng Tôn quân... Những quan niệm trên được biểu lộ rất rõ trong kết cấu các biên chế dàn nhạc, trong các động tác múa cũng như trong nội dung các bài bản âm nhạc. Là loại hình âm nhạc nghi lễ, Nhã nhạc có tính trang trọng, hoành tráng, phù hợp với các cuộc lễ long trọng của triều đình (Ảnh: Internet).
Với chức năng phục vụ các nghi lễ của triều đình và là phương tiện giao tiếp với thế giới thần linh, Nhã nhạc mang tính triết lý cao. Nó thể hiện những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, chẳng hạn quan niệm về một thế giới siêu hình, ở đó Trời Đất, các thần linh và tổ tiên ngự trị; trong văn hoá của người Việt cổ; tư tưởng Tôn quân... Những quan niệm trên được biểu lộ rất rõ trong kết cấu các biên chế dàn nhạc, trong các động tác múa cũng như trong nội dung các bài bản âm nhạc. Là loại hình âm nhạc nghi lễ, Nhã nhạc có tính trang trọng, hoành tráng, phù hợp với các cuộc lễ long trọng của triều đình (Ảnh: Internet).
Các dàn nhạc cung đình Việt Nam thường có quy mô lớn và được cơ cấu rất chặt chẽ, trong đó, vai trò của bộ gõ, đặc biệt là nhạc cụ trống (trống Trung, trống Chiến đối với đại nhạc và trống Bảng đối với Tiểu nhạc) rất quan trọng. Trống là nhạc cụ chủ chốt, giữ chức năng là người dẫn đường cho toàn dàn nhạc. Bằng những mô hình tiết tấu có quy ước (gọi là các câu thủ, câu vỹ), trống báo hiệu cho các nhạc công trong dàn nhạc lúc nào thì bắt đầu cử nhạc, đánh những bài bản gì và lúc nào thì kết thúc bản nhạc. Vì thế, trống được xem như người chỉ huy đối với các dàn nhạc cung đình (Ảnh: Internet).
Các dàn nhạc cung đình Việt Nam thường có quy mô lớn và được cơ cấu rất chặt chẽ, trong đó, vai trò của bộ gõ, đặc biệt là nhạc cụ trống (trống Trung, trống Chiến đối với đại nhạc và trống Bảng đối với Tiểu nhạc) rất quan trọng. Trống là nhạc cụ chủ chốt, giữ chức năng là người dẫn đường cho toàn dàn nhạc. Bằng những mô hình tiết tấu có quy ước (gọi là các câu thủ, câu vỹ), trống báo hiệu cho các nhạc công trong dàn nhạc lúc nào thì bắt đầu cử nhạc, đánh những bài bản gì và lúc nào thì kết thúc bản nhạc. Vì thế, trống được xem như người chỉ huy đối với các dàn nhạc cung đình (Ảnh: Internet).
Với vai trò là một thành tố của cuộc lễ, Nhã nhạc là loại nhạc không tồn tại độc lập mà gắn bó với quy trình của nghi lễ. Điều này đòi hỏi nhạc công phải bám theo từng tiết lễ để cử nhạc nhằm tạo ra sự hài hoà về âm thanh. Mặt khác, các bài bản Nhã nhạc luôn là những bản hợp tấu nhiều nhạc cụ, có lúc có cả sự tham gia của múa và hát. Do đó, nó đòi hỏi tối đa sự phối hợp của hàng trăm nhạc công, ca công và diễn viên tham gia diễn tấu trong cuộc lễ (Ảnh: Internet).
Với vai trò là một thành tố của cuộc lễ, Nhã nhạc là loại nhạc không tồn tại độc lập mà gắn bó với quy trình của nghi lễ. Điều này đòi hỏi nhạc công phải bám theo từng tiết lễ để cử nhạc nhằm tạo ra sự hài hoà về âm thanh. Mặt khác, các bài bản Nhã nhạc luôn là những bản hợp tấu nhiều nhạc cụ, có lúc có cả sự tham gia của múa và hát. Do đó, nó đòi hỏi tối đa sự phối hợp của hàng trăm nhạc công, ca công và diễn viên tham gia diễn tấu trong cuộc lễ (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc Việt Nam có hệ thống các bài bản rất phong phú. Chỉ riêng hệ thống nhạc chương đã có đến hàng trăm bản, ngoài ra còn có các bài bản khí nhạc dành cho Tiểu nhạc, Đại nhạc, Huyền nhạc,... Kỹ thuật diễn tấu trong Nhã nhạc hết sức tinh vi, đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cao (Ảnh: Internet).
Nhã nhạc Việt Nam có hệ thống các bài bản rất phong phú. Chỉ riêng hệ thống nhạc chương đã có đến hàng trăm bản, ngoài ra còn có các bài bản khí nhạc dành cho Tiểu nhạc, Đại nhạc, Huyền nhạc,... Kỹ thuật diễn tấu trong Nhã nhạc hết sức tinh vi, đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cao (Ảnh: Internet).
Nói đến Nhã nhạc Việt Nam là nói đến kỹ thuật biểu diễn khí nhạc, trong đó mỗi nhạc cụ đều áp dụng một mức độ kỹ thuật điêu luyện nhất định. Chẳng hạn đối với các nhạc cụ dây, các kỹ thuật như rung, vỗ, vuốt, nhấn, vê được áp dụng như là những nguyên tắc để tạo nên vẻ đẹp của giai diệu và bản sắc văn hóa trong âm nhạc (Ảnh: Internet).
Nói đến Nhã nhạc Việt Nam là nói đến kỹ thuật biểu diễn khí nhạc, trong đó mỗi nhạc cụ đều áp dụng một mức độ kỹ thuật điêu luyện nhất định. Chẳng hạn đối với các nhạc cụ dây, các kỹ thuật như rung, vỗ, vuốt, nhấn, vê được áp dụng như là những nguyên tắc để tạo nên vẻ đẹp của giai diệu và bản sắc văn hóa trong âm nhạc (Ảnh: Internet).
Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia . Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất (Ảnh: Internet).
Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia . Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất (Ảnh: Internet).
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cùng với 27 kiệt tác khác của Châu Á (10); Châu Mỹ La tinh, vùng Caribê (6); Châu Âu (4); Châu Phi (2); vùng Trung Đông (3), Đa quốc gia (2) (Ảnh: Internet).
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cùng với 27 kiệt tác khác của Châu Á (10); Châu Mỹ La tinh, vùng Caribê (6); Châu Âu (4); Châu Phi (2); vùng Trung Đông (3), Đa quốc gia (2) (Ảnh: Internet).
Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam, bằng tất cả những gì còn lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia trong khu vực và thế giới (Ảnh: Internet).
Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam, bằng tất cả những gì còn lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia trong khu vực và thế giới (Ảnh: Internet).
Phạm Hải (Tổng hợp từ Internet)