Hành trình 40 ngày trên biển của Bác qua ảnh vệ tinh

05/06/2011 18:59
(GDVN) – Nhân sự kiện 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, GDVN vẽ lại hành trình 40 ngày lên đênh trên biển của Người qua những hình ảnh vệ tinh.

(GDVN) – 100 năm kể từ ngày chàng trai trẻ Nguyễn Văn Ba lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Nhân sự kiện này, GDVN vẽ lại hành trình 40 ngày lên đênh trên biển của Người qua những hình ảnh vệ tinh.

{iarelatednews articleid='2669'}

a
Thương cảng Sài Gòn năm 1911 khá tấp nập, chỉ dài 600m. Có nhiều tuyến đường lớn chạy qua thương cảng này, đó là các đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng),
Catinat (nay là đường Đồng Khởi), Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Krantz và Duperré (nay là đường Hàm Nghi). (Trong ảnh là Bến cảng Nhà Rồng với mô hình 3D của Google Earth ngày nay)
a

Thương cảng Sài Gòn khi ấy có 5 cầu tàu: 3 cầu tàu nhỏ ở đầu đường Đồng Khởi dành cho các hãng chuyên chở đường sông, 1 cầu tàu lớn ở đầu đường Nguyễn Huệ dành cho các tàu viễn dương và 1 cầu tàu nhỏ ở đầu đường Hàm Nghi dành cho hãng tàu người Hoa. Brébion đã mô tả Thương cảng Sài Gòn hồi 1911: “Trên bến Francis Garnier (nay là bến Bạch Đằng), phía bờ sông có nhiều loại cầu tàu chiếm chỗ. Một trong số cầu tàu lớn nhất là nơi cập bến các tàu
lớn thuộc hãng Chargeurs Resunis (hãng Năm Sao).
Trong ảnh là hình ảnh tư liệu về Bến cảng Nhà Rồng xưa.

a

Trưa 2/6/1911, chiếc tàu Amiral Latouche Tréville của hãng Năm Sao từ Hải Phòng cập cảng Sài Gòn. Bác xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng Lui E-du-a Mai-sen. Ngày 3/6/1911, Bác chính thức xuống tàu làm phụ bếp với mức lương 50 phơ-răng Pháp. Đây là một trong những tàu lớn hồi đó vừa chở hàng, vừa chở khách. Tàu Latouche dài 124,1m, rộng 15,2m, chạy máy hơi nước, 2.800 mã lực với tốc độ 13 hải lý/giờ, trọng tải 5.572 tấn và có đủ nhiên liệu để chạy một mạch 12.000 hải lý.

a

Trưa 5/6/1911, con tàu Amiral Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong ảnh, điểm chấm đỏ là cảng Nhà Rồng, mũi tên đỏ chỉ hướng tàu Amiral Latouche Tréville di chuyển.

a
Tàu Amiral Latouche Tréville di chuyển từ Sài Gòn tới Singapore trong 3 ngày (trong ảnh chấm đỏ chỉ đường di chuyển của tàu Amiral Latouche Tréville. Đường di chuyển của tàu Amiral Latouche Tréville bằng chấm đỏ chỉ mang tính tương đối)
a

Ngày 8/6/1911, tàu Amiral Latouche Tréville cập cảng Keppel của Singapore. Trong ảnh là cảng Keppel ngày nay được chụp bằng Google Earth.

a
Toàn cảnh về đêm trên cảng Keppel của Singapore ngày nay.
a

Từ cảng Keppel, Singapore, tàu Amiral Latouche Tréville tiếp tục hành trình của mình trên Ấn Độ Dương để tới Quốc đảo Sri Lanka.

a

Ngày 14/6/1911 tàu Amiral Latouche Tréville cập cảng Colombo, Sri Lanka sau 6 ngày lênh đênh trên biển. Trong ảnh là cảng Colombo, Sri Lanka được chụp bằng Google Earth.

A

Toàn cảnh cảng Colombo Sri Lanka ngày nay

a

Vượt qua phần còn lại của Ấn Độ Dương, tàu Amiral Latouche Tréville đi vào vùng biển đỏ, qua tiếp kênh đào Suez tàu Amiral Latouche Tréville cập cảng Said phía Bắc Ai Cập.

a

Tàu Amiral Latouche Tréville đã cập cảng Said, Ai Cập ngày 30/06/1911. Trong ảnh là cảng Said chụp bằng Google Earth

a

Một phần cảng Said, Ai Cập ngày nay

Said, Ai Cập

Từ cảng Said, Ai Cập, tàu Amiral Latouche Tréville tiếp tục hành trình vượt qua Địa Trung Hải để tới cảng Mác Xây (Marseille) Pháp ngày 06/07/1911.

a

Bến Đa - Răng trong cảng Mác Xây. Ngày 06/07/1911, Bác đã lần đầu tiên tới nước Pháp. Cũng chính nơi đây  lần đầu tiên trông đời Bác thấy có những người Pháp gọi anh bằng "ông". Trong ảnh là toàn cảnh cảng Mác Xây, Pháp chụp bằng Google Earth.

a

Một ngày ở lại Mác-xây, đi thăm phố xá, Bác nhận xét: Thì ra, người Pháp ở bên Pháp không ác như thực dân Pháp ờ Việt Nam. Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèo như bên ta. Trong ảnh là một phần cảng Mác Xây, Pháp ngày nay.

a
 Tàu Amiral Latouche Tréville không dừng lại ở Mác Xây, nó phải tiếp tục hành trình  về phía Bắc của nước Pháp. Đó là cảng Le Havre
a
Ngày 15/07/1911, tàu Amiral Latouche Tréville cập cảng Le Havre, cảng chính ở phía Bắc nước Pháp kết thúc 40 ngày lên đênh trên biển. Do công việc dưới tàu cực khổ, 14 thủy thủ, nhân viên đã bỏ nghề lên các bến dọc đường. Khi tàu đến Le Havre, tổng số người làm trên tàu chỉ còn có 58 người, trong đó có Bác.
a
Bác đã thắng sóng gió và điều kiện làm việc cực nhọc dưới tàu biển để khởi đầu cho cuộc dấn thân trường chinh tìm đường cứu nước. Trong ảnh là toàn cảnh cảng Le Havre, Pháp ngày nay.


Nam Chấn (Hình ảnh chụp từ Google Earth)