Những hình ảnh đáng sợ về trẻ béo phì

29/02/2012 08:52
Lê Phương (TH)
(GDVN) - Hiện nay, thực trạng trẻ em béo phì đang là một hồi chuông đáng báo động đối với mỗi bậc làm cha, làm mẹ, đối với các gia đình cũng như toàn xã hội. Trẻ em mắc bệnh béo phì sẽ dẫn đến mắc các căn bệnh khác như: Tiểu đường, loãng xương, mù lòa … Ngoài ra khi trẻ bị bệnh béo phì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển về sinh lý, ngoại hình và trí tuệ.
Tình trạng trẻ em béo phì hiện đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở các thành phố. Ở Việt Nam, các chuyên gia ước tính cứ 100 em học sinh thì trung bình có 10,7 em béo phì. Tại các thành phố lớn thì con số này còn cao hơn do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Theo con số thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng 10% học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh bị béo phì, trong khi tỷ lệ thừa cân lên đến 17% ....
Tình trạng trẻ em béo phì hiện đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở các thành phố. Ở Việt Nam, các chuyên gia ước tính cứ 100 em học sinh thì trung bình có 10,7 em béo phì. Tại các thành phố lớn thì con số này còn cao hơn do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Theo con số thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng 10% học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh bị béo phì, trong khi tỷ lệ thừa cân lên đến 17% ....
Béo phì là một hội chứng phức tạp, vì nguy cơ béo phì chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và di truyền. Một trong những “yếu tố nguy cơ” của béo phì là thức ăn nhiều chất béo và thiếu vận động cơ thể.
Béo phì là một hội chứng phức tạp, vì nguy cơ béo phì chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và di truyền. Một trong những “yếu tố nguy cơ” của béo phì là thức ăn nhiều chất béo và thiếu vận động cơ thể.
Nếu trẻ em thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, sẽ gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng, các bu ran (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ và gây ra béo phì.
Nếu trẻ em thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, sẽ gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng, các bu ran (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ và gây ra béo phì.
Hay có những bậc cha, mẹ lại chiều chuộng con thái quá, chăm dưỡng con bất chấp lời khuyên bác sỹ cũng là nguyên nhân dẫn trẻ đến béo phì.
Hay có những bậc cha, mẹ lại chiều chuộng con thái quá, chăm dưỡng con bất chấp lời khuyên bác sỹ cũng là nguyên nhân dẫn trẻ đến béo phì.
Khi trẻ bị béo phì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng tuy duy của trẻ
Khi trẻ bị béo phì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng tuy duy của trẻ
Theo các bác sỹ chuyên khoa, tình trạng trẻ béo phì và thừa cân còn là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp cho trẻ. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này càng cao hơn đối với nhóm trẻ thừa cân, béo phì tuổi 10 - 11 và xu hướng tăng cao hơn.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, tình trạng trẻ béo phì và thừa cân còn là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp cho trẻ. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này càng cao hơn đối với nhóm trẻ thừa cân, béo phì tuổi 10 - 11 và xu hướng tăng cao hơn.
Béo phì còn làm giảm khả năng học tập của trẻ em
Béo phì còn làm giảm khả năng học tập của trẻ em
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (Mất trí nhớ). Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) và Đại học Edith Cowan (Úc). Các nhà khoa học đã tìm ra mối tương quan mật thiết giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cao Beta-Amyloid (một loại protein dính kết) hình thành trong não của bệnh nhân Alzheimer vốn phá hủy các tế bào thần kinh cũng như gây khó khăn trong việc nhận thức.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (Mất trí nhớ). Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) và Đại học Edith Cowan (Úc). Các nhà khoa học đã tìm ra mối tương quan mật thiết giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cao Beta-Amyloid (một loại protein dính kết) hình thành trong não của bệnh nhân Alzheimer vốn phá hủy các tế bào thần kinh cũng như gây khó khăn trong việc nhận thức.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) sau khi nghiên cứu đã đưa ra kết luận, những trẻ bị béo phì đang có nguy cơ mắc căn bệnh kết hợp gồm cả tiểu đường và tim khi còn ở độ tuổi thiếu niên.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) sau khi nghiên cứu đã đưa ra kết luận, những trẻ bị béo phì đang có nguy cơ mắc căn bệnh kết hợp gồm cả tiểu đườngtim khi còn ở độ tuổi thiếu niên.
Còn các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu mù lòa Hoàng gia Anh cho biết những người béo phì bị đục tinh thể và thoái hóa điểm vàng cao. Ngoài ra, những người béo phì còn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cấp 2 cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Còn các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu mù lòa Hoàng gia Anh cho biết những người béo phì bị đục tinh thể và thoái hóa điểm vàng cao. Ngoài ra, những người béo phì còn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cấp 2 cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Bệnh béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương khi về già
Bệnh béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương khi về già
Khi trẻ đã bị béo phì thì cần phải tạo cho trẻ chế độ ăn thích hợp, tăng nhiều lượng rau quả, giảm tối đa lượng nước ngọt, đường bột và giảm dần khẩu phần ăn từ từ. Thường xuyên cho trẻ giải trí, vận động thể thao nhẹ cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ giảm cân.
Khi trẻ đã bị béo phì thì cần phải tạo cho trẻ chế độ ăn thích hợp, tăng nhiều lượng rau quả, giảm tối đa lượng nước ngọt, đường bột và giảm dần khẩu phần ăn từ từ. Thường xuyên cho trẻ giải trí, vận động thể thao nhẹ cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ giảm cân.
Tăng cường cho trẻ ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày. Và hạn chế tối đa tính ăn vặt của trẻ
Tăng cường cho trẻ ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày. Và hạn chế tối đa tính ăn vặt của trẻ
Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...
Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...
Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.
Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.
Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...
Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...
Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.
Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.
Đồng thời với những biện pháp trên những bậc cha, mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến bệnh viện và làm theo những hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Đồng thời với những biện pháp trên những bậc cha, mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến bệnh viện và làm theo những hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Lê Phương (TH)