Hình ảnh về những căn bệnh quái dị nhất trên thế giới (P2)

09/03/2012 00:00
Thọ Nguyên (TH)
(GDVN) -Ngày nay, mặc dù nền y học trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ và có những lĩnh vực đạt tới đỉnh cao khoa học. Tuy nhiên giới y học vẫn phải bó tay với nhiều những căn bệnh lạ, bệnh hiếm …Và hy vọng trong tương lai không xa nền y học thế giới sẽ tìm ra lời giải cho những căn bệnh hóc búa này.
Bệnh Pica: Người mắc bệnh này nghiện ăn những thứ không phải là thức ăn và ăn tất cả mọi thứ giống như loài chim ác mặc dù họ cũng ăn thực phẩm như những người bình thường khác. Những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, đất sét, hồ dán họ đều có thể ăn.
Bệnh Pica: Người mắc bệnh này nghiện ăn những thứ không phải là thức ăn và ăn tất cả mọi thứ giống như loài chim ác mặc dù họ cũng ăn thực phẩm như những người bình thường khác. Những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, đất sét, hồ dán họ đều có thể ăn.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn nhầm những thứ có độc, có chứa khí gas, phân động vật có ký sinh trùng... sẽ dẫn đến chảy máu dạ dày và tỉ lệ tử vong rất cao.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn nhầm những thứ có độc, có chứa khí gas, phân động vật có ký sinh trùng... sẽ dẫn đến chảy máu dạ dày và tỉ lệ tử vong rất cao.
Bệnh Pica ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai ăn tường, ăn bùn đất… Lời giải thích được cho là thuyết phục nhất là do sự thiếu hụt chất khoáng, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe không khẳng định đó là nguyên nhân chính, và hiện vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả.
Bệnh Pica ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai ăn tường, ăn bùn đất… Lời giải thích được cho là thuyết phục nhất là do sự thiếu hụt chất khoáng, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe không khẳng định đó là nguyên nhân chính, và hiện vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả.
Bệnh ma cà rồng: Người mắc căn bệnh này rất sợ ánh sáng mặt trời. Khi tiếp xúc ánh nắng da bệnh nhân đều bị phồng rộp lên đau đớn, vì thế mà người mắc bệnh này chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm. Bệnh ma cà rồng có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng khác với truyền thuyết vẫn mô tả, họ không uống máu và ngủ trong quan tài.
Bệnh ma cà rồng: Người mắc căn bệnh này rất sợ ánh sáng mặt trời. Khi tiếp xúc ánh nắng da bệnh nhân đều bị phồng rộp lên đau đớn, vì thế mà người mắc bệnh này chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm.

Bệnh ma cà rồng có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng khác với truyền thuyết vẫn mô tả, họ không uống máu và ngủ trong quan tài.
Nguyên nhân đích xác của căn bệnh này liên quan tới sự thiếu hụt tế bào hồng cầu, nên có thể chữa trị bằng cách truyền máu.
Nguyên nhân đích xác của căn bệnh này liên quan tới sự thiếu hụt tế bào hồng cầu, nên có thể chữa trị bằng cách truyền máu.
Bệnh Blaschko với những sọc vằn trên cơ thể: Căn bệnh này được phát hiện lần đầu vào năm 1901 bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu Alfred Blaschko.

Bệnh Blaschko với những sọc vằn trên cơ thể: Căn bệnh này được phát hiện lần đầu vào năm 1901 bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu Alfred Blaschko.
Đây là một loại bệnh cực kỳ hiếm do đột biến gen. Trên da người bệnh xuất hiện những viền sọc không hề nối với hệ thần kinh, cơ bắp hay huyết mạch. Những đường viền này có hình chữ “V” trên lưng và chữ “S” trên cổ, bụng và các phần cơ thể bên dưới khác.
Đây là một loại bệnh cực kỳ hiếm do đột biến gen. Trên da người bệnh xuất hiện những viền sọc không hề nối với hệ thần kinh, cơ bắp hay huyết mạch. Những đường viền này có hình chữ “V” trên lưng và chữ “S” trên cổ, bụng và các phần cơ thể bên dưới khác.
Bệnh đậu mùa: Chúng ta đã nghe nói về bệnh đậu mùa, và có lẽ thường nghe nhiều nhất là tiêm chủng ngừa đậu mùa, tuy vậy, chủng ngừa đậu mùa ngày nay hiếm khi được sử dụng trừ trường hợp có nguy cơ cao của dịch bệnh. Bệnh đậu mùa có triệu chứng đặc trưng như sốt cao, mệt mỏi, phát ban với vết loét màu đỏ lan khắp toàn bộ cơ thể. Bệnh đậu mùa là một trong những bệnh có thể lan nhanh và gây thành đại dịch chết người, có khoảng 300-500 triệu người bị chết vì căn bệnh này trong thế kỷ 20, và 400.000 mỗi năm trong suốt thế kỷ 18. Tuy nhiên, do trên toàn thế giới đã có thuốc tiêm chủng, theo báo cáo trường hợp cuối cùng được ghi nhận của bệnh đậu mùa xuất hiện vào năm 1977. Chính vì vậy, căn bệnh này được cho là rất hiếm vào ngày nay, mối đe dọa của bệnh đậu mùa vẫn còn tồn tại, nhưng dưới hình thức khủng bố sinh học.
Bệnh đậu mùa: Chúng ta đã nghe nói về bệnh đậu mùa, và có lẽ thường nghe nhiều nhất là tiêm chủng ngừa đậu mùa, tuy vậy, chủng ngừa đậu mùa ngày nay hiếm khi được sử dụng trừ trường hợp có nguy cơ cao của dịch bệnh.

Bệnh đậu mùa có triệu chứng đặc trưng như sốt cao, mệt mỏi, phát ban với vết loét màu đỏ lan khắp toàn bộ cơ thể. Bệnh đậu mùa là một trong những bệnh có thể lan nhanh và gây thành đại dịch chết người, có khoảng 300-500 triệu người bị chết vì căn bệnh này trong thế kỷ 20, và 400.000 mỗi năm trong suốt thế kỷ 18.

Tuy nhiên, do trên toàn thế giới đã có thuốc tiêm chủng, theo báo cáo trường hợp cuối cùng được ghi nhận của bệnh đậu mùa xuất hiện vào năm 1977. Chính vì vậy, căn bệnh này được cho là rất hiếm vào ngày nay, mối đe dọa của bệnh đậu mùa vẫn còn tồn tại, nhưng dưới hình thức khủng bố sinh học.
Bệnh vảy cá: Người mắc phải căn bệnh này đều có một làn da dễ tróc, mắt, mũi, tai, miệng đều có xu hướng lộn ra bên ngoài. Căn bệnh này do rối loạn nội tiết da mãn tính khiến da trở nên khô ráp và sần sùi như vảy cá.
Bệnh vảy cá: Người mắc phải căn bệnh này đều có một làn da dễ tróc, mắt, mũi, tai, miệng đều có xu hướng lộn ra bên ngoài. Căn bệnh này do rối loạn nội tiết da mãn tính khiến da trở nên khô ráp và sần sùi như vảy cá.
Đây là một loại bệnh di truyền theo đường máu và hoàn toàn không hề lây nhiễm qua tiếp xúc. Những người mắc bệnh vảy cá rất dễ bị vi khuẩn và các tác nhân ô nhiễm khác xâm nhập khiến nguy hiểm đến tính mạng.
Đây là một loại bệnh di truyền theo đường máu và hoàn toàn không hề lây nhiễm qua tiếp xúc. Những người mắc bệnh vảy cá rất dễ bị vi khuẩn và các tác nhân ô nhiễm khác xâm nhập khiến nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị: Nếu da khô, bong vảy nhiều và sần sùi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, lacticare HC, fucidin H... Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Nếu vảy dày thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 3% để làm bong bớt vảy đi. Cho bệnh nhi uống thêm từng đợt các thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da.
Điều trị: Nếu da khô, bong vảy nhiều và sần sùi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, lacticare HC, fucidin H... Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Nếu vảy dày thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 3% để làm bong bớt vảy đi. Cho bệnh nhi uống thêm từng đợt các thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da.
Thọ Nguyên (TH)