Điểm lại những lời giảng "gây sốc" của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

13/03/2012 06:00
Hương Trà (tổng hợp)
(GDVN) -Báo GDVN điểm lại một số phát ngôn gây "sốc: thậm chí còn tục tĩu của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tại buổi giảng cho học viên lớp Quản trị Kinh doanh FSB.
Ngay khi bắt đầu cuộc trao đổi, nói về các khoản nợ của doanh nghiệp Tiến sĩ Thẩm Dương cho rằng: “Anh mà không vay nợ thì anh không còn là cái hồn người nữa. Doanh nghiệp mà không vay nợ thì không ai người ta gọi cái thằng giám đốc là nhà doanh nghiệp cả mà nó gọi là thằng chòi doanh nghiệp, thằng lều doanh nghiệp, nhà đâu mà nhà”.

TS. Lê Thẩm Dương trao đổi, trò chuyện trong lớp quản trị thực tế do Viện Quản trị Kinh doanh FSB (ĐH FPT) tổ chức tại hội trường ĐHQG Hà Nội (Ảnh chụp lại từ clip)
TS. Lê Thẩm Dương trao đổi, trò chuyện trong lớp quản trị thực tế do Viện Quản trị Kinh doanh FSB (ĐH FPT) tổ chức tại hội trường ĐHQG Hà Nội (Ảnh chụp lại từ clip)

“Hiện nay các doanh nghiệp trong lớp này, đang ngồi trong lớp này có anh thì chết khoản phải thu xin lỗi đái ra quần lo chết mẹ bán chiêu. Bây giờ lính mình vạn thân nó cũng chạy. Rất nhiều doanh nghiệp ở trong này đang chết khoản phải trả, mẹ mua chịu của nó bây giờ dòng tiền không có, hầu như đóng máy trốn và rất nhiều  ông đến lớp này là đang trốn khoản phải trả chứ không phải đi học…nhất là điện máy”.

Để giải thích rõ hơn về việc tồn bất động sản, các chung cư cao cấp không bán được. Tiến sĩ Thẩm Dương so sánh: “Gái hoa hậu, gái đẹp ấy, nó y chung cư cao cấp ấy. Cho nên gái đẹp rất khó lấy chồng vì thằng nào cũng thích nhưng lượng sức chắc chưa đến lượt mình, cho nên cô đơn lắm đừng có tưởng đẹp mà ngon đâu. Cái thứ hai là cái con xấu như Thị Nở cả đời không lấy chồng được cho nên cái nhà giẻ rách khó bán lắm. Cái nhà từ 800 đến tỉ hai dễ bán lắm á. Cho nên gái mà cứ tầm trung trung đắt hàng lắm…”

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam ngay trong sáng 12/3 về vấn đề này, TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cho biết: “Nhân một buổi cách đây khoảng 3 tuần tôi có nhận dạy cho một lớp quản trị của Ngân hàng Vietcombank xong thì bên Viện Quản trị Kinh doanh FSB (Trường ĐH FPT) có mời tôi sang trao đổi về quản trị thực hành cho những người đang làm trong ngành ngân hàng và một số doanh nghiệp địa điểm tại Hội trường của ĐHQG Hà Nội vào buổi tối. Tôi xin nhắc lại đây không phải là bài giảng mà là buổi trò chuyện, trao đổi như ngồi uống cafe với nhau thôi”.

Những phát biểu của Tiến sĩ Thẩm Dương được nối với thực tế hết sức nhuần nhuyễn: “Nói chuyện với gái không cũng đáng học. Ngồi nói chuyện:  em biết xuất khẩu suy thoái là cái gì không? em có biết nhập khẩu suy thoái là cái gì không? em cứ nói kinh tế trí thức, kinh tế trí thức là nhiều máy tính để anh nói cho. Nói y như tôi nói tôi đảm bảo gái không chết mới là lạ…”.
Bài thuyết trình của tiến sĩ Thẩm Dương càng ngày càng đi khá xa với nội dung chuyên môn cần trao đổi. Kiến thức chuyên môn thì ít mà ví dụ nhiều. Hơn nữa các ví dụ còn khá trừu tượng không bám sát với kiến thức bài giảng cần phải có: “Các chú bây giờ khôn lắm, các chú xây nhà xong kêu thầy phong thủy về, bắt đầu xây bùng binh ở đây, hòn non bộ… Không phải phong thủy đâu, m.. chú gian lắm, chú xây cái chỗ này để nếu có gì con vợ nó dí có chỗ mà chạy hiểu chưa. Mà chạy vòng tròn biết thằng nào đuổi thằng nào mà chạy.  Nó gian ở chỗ đó. Xong đến cơ quan bắt đầu chém. Gió. Công nhận lúc đàn bà nó sợ nó chạy lẹ thiệt ông ạ. M... hôm qua tôi điên tôi đuổi con vợ mà tôi dí mãi không được ông ạ…”
Nói về chiến lược trong quan trị tiến sĩ cho rằng: “Cá nhân cần phải có quan sát và đánh giá. Linh hồn của chiến lược là phải biết mình là ai. Đấy là khâu khó nhất. Và một cá nhân biết mình là ai thì phải quan sát đánh giá của người ta và thường từ 3-5 năm mới biết mình là ai. Mà người ta thường đánh giá không đúng và đó là nguyên nhân của ế chồng. Chị nào cũng đánh giá mình hoành tráng, m.., em mà lấy cái thằng đấy á, m.., không dám đâu, em là phải Đan Trường…”.



Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (ảnh Internet)
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (ảnh Internet)


Bàn về cách đánh giá công ty, chiến lược công ty, về người trường thành: “Người trưởng thành là người biết dùng mình chứ không phải người trưởng thành là người trên 10 thằng. Còn ông 40 mà ông gặp ai ông cũng tinh tướng, m.. tao sợ mày á, tao sợ mày á… Đó là kẻ nhóc con…”.
Để bài học thêm phong phú, Tiến sĩ Thẩm còn lấy quan hệ vợ chồng trong đời sống hàng ngày với nhiều điều tế nhị để thuyết trình cho học viên dễ hiểu: “Vợ tôi nấu cho nồi canh cá ngon 7 điểm, chỉ khen mức 7 thôi. Hồi tôi học quan trị về tôi khen 10 cho mẹ phê luôn. Mà cái đan bà VIệt Nam nó chiều chồng các anh chị ơi. Nó thấy thằng chồng khen ngon mẹ nó cho ăn một tuần canh cá. Cá nó lòi ra mũi cái tội khen láo… Và khen đúng lúc xảy ra sự việc. Vậy thì nó nấu cho nồi canh cá phải khen tại mâm cơm ấy. Cái thằng đàn ông Việt Nam không thể chấp nhận được, gia trưởng, ăn xong trợn mắt trợn mũi phi mẹ lên giường ngủ. 12h đêm chợt tỉnh giấc chợt nhớ đến nồi canh đạp con vợ: “dậy, chính thức khen em canh chiều ngon”. Mẹ, nó lấy gối nó nhét vào mồm mày”.

“Thế tối chồng nó hoàn thành nhiệm vụ thì phải khen nó sao? Good, good, good. Gặp cái thằng chồng dễ thương ngồi bắt đầu thực hiện đúng 4 bước cho đàng hoàng. Bắt đầu vào trận cái là khởi động, xong đến vượt chướng ngại vật, tăng tốc rồi mới về đích. Mẹ tôi nói thật, nữ thì nó tát vào mặt. Mẹ mày chứ, bà mày đang muốn về đích mà cứ khởi động…”.

Bài thuyết trình của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã nhận được những phản ứng không tốt từ dư luận. Những phát biểu của Tiến sĩ được cho là lạc đề,  khá bậy bạ và tục tĩu. Hầu như mỗi câu nói của Tiến sĩ đều có từ chửi thề. Bên cạnh việc lấy quan hệ vợ chồng để làm ví dụ, vị TS này còn có những chủ đề, những đoạn bài giảng, nói chuyện "lạc đề" có nội dung liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm như chính trị, hay các nhân vật chính trị nhưng chúng tôi đã lược bỏ. Trên đây là những phát ngôn gây sốc, thiếu tế nhị và kiến thức chuyên môn của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương.


Hương Trà (tổng hợp)