Nợ nần bủa vây nữ đại gia cá miền Tây Phạm Thị Diệu Hiền

14/03/2012 07:26
Đức Khánh/Danviet
Chuyện nợ nần của bà Diệu Hiền được hé lộ từ sự kiện hai nông dân Nguyễn Văn Liền và Phạm Thị Mai làm đơn khởi kiện Bianfishco đòi nợ tiền cá quá hạn 20 tỷ.

Mất cân đối nghiêm trọng

Tìm hiểu nội dung cuộc họp bàn về chuyện nợ nần của Bianfishco mà UBND TP.Cần Thơ vừa tổ chức, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Tổng số nợ của Bianfishco đến thời điểm hiện nay trên 1.500 tỷ đồng, trong đó nợ 10 ngân hàng khoảng 1.200 tỷ đồng và nợ nông dân trên 300 tỷ đồng (chưa kể số nợ bên ngoài). So sánh nợ và số tài sản hiện có thì tình hình tài chính của Bình An đang mất cân đối.
 

>>Xem dàn siêu xe trong đám cưới con trai "đại gia thủy sản"
>>Vén bức màn bí mật về độ giầu có của đại gia thủy sản Diệu Hiền

Bianfishco phải tạm ngừng hoạt động vì vướng vào nợ nần.
Bianfishco phải tạm ngừng hoạt động vì vướng vào nợ nần.
Theo phân tích từ các số liệu mà Bianfishco đã báo cáo thì trong 3 năm qua, bình quân công ty phải trả lãi ngân hàng gần 1 tỷ đồng/ngày. Vị cán bộ này phân tích nguyên nhân Bianfishco lâm vào tình cảnh hiện nay do khủng hoảng kinh tế chung, lạm phát tăng, ngân hàng siết chặt tín dụng, tăng lãi suất (từ 14% lên 28%/năm)…
"Năm 2008, tranh thủ Nhà nước hỗ trợ ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, Bianfishco đã vay với số tiền lớn. Đến năm 2010, khủng khoảng kinh tế xảy ra và năm 2011 lãi suất tăng cao khiến công ty trả nợ không nổi, đành lấy đầu này đắp đầu kia. Còn phía các ngân hàng thẩm định dự án không kỹ, quản lý mục đích vay hời hợt nên tạo điều kiện cho công ty đầu tư tràn lan, thu hồi vốn không được" - nguồn tin cho biết.
Thiếu hụt vốn, công ty này đưa ra chính sách thu mua giá cá tra cao hơn thị trường cùng thời điểm để thu hút nguồn nguyên liệu, tạo vốn. Khi bán được hàng ra nước ngoài lại lấy tiền trả nợ cho các ngân hàng. Từ đó nguồn vốn đầu tư của nông dân bị công ty chiếm dụng. Bí đường, không có tiền trả nợ cho nông dân, ngày 28.12.2011, "đại gia" Diệu Hiền làm tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
Trong nội dung tờ trình, bà Diệu Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011, các ngân hàng như VDB, Vietinbank, ACB, BIDV… đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân (công ty đã trả các ngân hàng gần 500 tỷ đồng); trong khi nhu cầu cần tiền để thu mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn. Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng "cắt" đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn.

"Mập mờ" chuyện bán công ty

Theo thông báo của Bianfishco, bà Diệu Hiền đã qua Singapore, sau đó chuyển sang Mỹ chữa bệnh từ cuối tháng 2.2012. Thực tế bà Diệu Hiền có 1 khối u và đã phẫu thuật khoảng 2 năm trước. Tuy nhiên, khối u thỉnh thoảng vẫn tái phát. Và lần này, có hay không sự ngẫu nhiên khi bệnh của bà tái phát lúc Bianfishco đang dầu sôi lửa bỏng?

>>Xem dàn siêu xe trong đám cưới con trai "đại gia thủy sản"
>>Vén bức màn bí mật về độ giầu có của đại gia thủy sản Diệu Hiền

Chung quanh thông tin mà ông Trần Văn Trí - chồng bà Hiền, cho biết hiện đang có đối tác nước ngoài muốn mua lại 80% số cổ phần của công ty với giá từ 80 - 90 triệu USD và đại diện đối tác đang có mặt tại Cần Thơ, thậm chí hiện diện trong buổi họp báo chiều 7.3, đã gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Một người có thâm niên gần 20 năm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp ở Cần Thơ cho rằng có thể đây chỉ là thông tin "ảo" để trấn an dư luận. Vị này cho rằng, Bình An vay tiền của ngân hàng đều thế chấp bằng tài sản, do đó nếu có đối tác muốn mua lại cổ phần hay mua lại toàn bộ nhà máy thì phải làm việc với ngân hàng để thanh lý các hợp đồng vay, sau đó tiến hành định giá thì mới bán, chứ đâu có dễ dàng như phía công ty tuyên bố.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra thông tin về bà Diệu Hiền

Ngày 13.3, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu UBND TP.Cần Thơ kiểm tra sự việc mà báo chí phản ánh những ngày qua là bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An nợ tiền thu mua thủy sản của bà con nông dân khu vực ĐBSCL đến nay không trả được. UBND TP.Cần Thơ phải kiểm tra sự việc báo nêu, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25.3.2012. (Đ.K)
Vị này cũng cho biết, việc đưa ra một đối tác sẽ "bơm" tiền và xin giấu tên rồi úp úp, mở mở việc thanh toán nợ mà hoàn toàn không có kế hoạch hay lộ trình cụ thể khiến dư luận nhìn vào có thể suy đoán phía công ty còn lấp liếm. Và cuộc họp báo hôm 7.3 chỉ nặng về hình thức, chưa trả lời được những vấn đề cốt lõi…
Ngoài nợ tiền người nuôi cá, nợ ngân hàng với số tiền "khủng", bà Diệu Hiền còn bị nhiều công ty kiện lên TAND quận Ô Môn để đòi nợ. Ngày 12.3, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Thanh Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.Cần Thơ cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, số công nhân viên mà Bianfishco đăng ký đóng BHXH là 843 người. Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 7.2011 đến nay, phía Bianfishco còn nợ tiền BHXH trên 2,9 tỷ đồng và hằng tháng BHXH đều có thông báo nhắc số tiền còn nợ, nhưng không nhận được hồi âm của công ty.
Ngày 12.3, ông Trần Văn Trí - Tổng Giám đốc Bianfishco cho biết tổng số tiền nợ của 45 hộ dân đến ngày 12.3 còn 261 tỷ đồng. Sáng 12.3, công ty cũng đã trả trên 3 tỷ đồng tiền lương tháng 2 cho 1.200 công nhân và tạm thời cho một số công nhân nghỉ việc.

Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày

Đức Khánh/Danviet