Vì sao sinh viên ngủ gật trên giảng đường?

15/03/2012 10:00
Thu Hòe – Đức Tình
(GDVN) - Dù đã có nhiều biện pháp nhưng sinh viên ngủ gật trên giảng đường vẫn mãi là 1 căn bệnh trầm kha…

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh: Chưa từng gặp chuyện văng tục như thế!

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh: Chưa từng gặp chuyện văng tục như thế!

Vì sao sinh viên ngủ gật trên giảng đường? ảnh 2

"Cần có cái nhìn thấu đáo hơn về bài giảng có văng tục của Ts Dương"

Tiến sĩ dạy văn thấy xấu hổ khi xem clip Tiến sĩ Kinh tế văng tục

Tiến sĩ dạy văn thấy xấu hổ khi xem clip Tiến sĩ Kinh tế văng tục

Giảng viên “ru ngủ” sinh viên bằng lối dạy thiếu sáng tạo
Dạy học theo kiểu hàn lâm. Nền giáo dục bị ảnh hưởng sâu sắc từ nền giáo dục của Nho giáo. Người thầy luôn luôn đứng ở vị trí tối cao, là khuôn mẫu, là hình tượng, là chân lý mà trò không bao giờ dám có phản biện. Khi tính “gia trưởng” vào trường học, nó làm người học rụt rè, triệt tiêu sự sáng tạo, hứng thú với môn học. Cảm giác hời hợt, nhàm chán, buồn ngủ kéo đến như một điều đã định trước, không thể chối từ. Ở nhiều giảng đường ĐH hiện nay, một số giảng viên có thâm niên công tác, có nền tảng kiến thức rộng, có học hàm, học vị cao, đầy đủ. Tuy nhiên, họ đã được đào tạo dạy học theo lối quá cũ, không bắt kịp xu thế thời đại. Tâm lý ngại “update” những cái mới, cái tiến bộ, ngại tư duy, lười sáng tạo khiến cho nhận thức của một bộ phận người thầy trong thế hệ cũ ngày càng trì trệ. Họ trở nên “trung thành mặc định” với một “lối mòn quen thuộc” đã không còn phù hợp với các thế hệ học trò của xã hội hiện đại. Một thực trạng nhức nhối và đau lòng của giáo dục ĐH hiện nay là vẫn còn đó hiện tượng: Thầy đọc, trò chép là chính. Một bộ phận không nhỏ giảng viên thường áp dụng ý kiến chủ quan của cá nhân một cách cứng nhắc vào bài giảng của mình. Họ cố tình “lơ” đi những ý kiến phản biện, tranh luận của sinh viên, thậm chí còn gán cho những tranh luận mang tính phản biện của người học là sự “quá trớn”, “trứng khôn hơn vịt”, “ngựa non háu đá” hay nặng nề hơn là cái tội “láo”, là “cứng đầu, khó dạy”. Bản thân chúng tôi cũng đã từng “được học” với một giảng viên là NGƯT, PGS-TS ở bộ môn Lịch sử Đảng. Thầy có thâm niên giảng dạy hơn 30 năm ở trường ĐH lớn, nối tiếng. Nhưng buồn thay! Với từng đó kinh nghiệm thâm niên, từng ấy học hàm, học vị, từng ấy danh hiệu, thầy vẫn không ngăn được cảnh sinh viên từng bàn thi nhau ngủ gật.
Sinh viên đang được giảng viên ru ngủ khi đến lớp thay vì đến lớp học tập tìm kiếm tri thức
Sinh viên đang được giảng viên ru ngủ khi đến lớp thay vì đến lớp học tập tìm kiếm tri thức
Hầu hết sinh viên đều có chung 1 nhận định: Cách dạy một chiều, ề à, buồn tẻ, giảng thuyết không gắn với thực tế và mang tính lý thuyết suông… của thầy không tạo được hứng thú cho người học Tâm lý của người học rất dễ chán nản trước giảng viên dạy thiếu nhiệt tình, không linh hoạt, nói không có điểm nhấn, không lôi kéo được sinh viên vào nội dung bài học. Những điều này “ru ngủ” sinh viên rất nhanh. Trên một diễn đàn của sinh viên Đại học Thủy Lợi có nói về cách dạy của thầy P.N.K ở môn Phương pháp số: “Lúc nào thầy cũng kè kè quyển sách. Trong sách có gì thì trên bảng như thế. Thầy cứ thế độc thoại trên bục giảng. Ở dưới sinh viên buồn ngủ là điều không tránh khỏi. Giờ chữa bài tập thì tệ hơn rất nhiều, cũng chép y hệt bài ví dụ trong sách lên bảng...”.
Những hình ảnh quá quen thuộc ở các giảng đường ĐH, CĐ
Những hình ảnh quá quen thuộc ở các giảng đường ĐH, CĐ
Hiện nay, Việt Nam chưa có một trường ĐH dân lập, tư thục nào có đủ số lượng giảng viên cơ hữu là 50% theo Quy chế 86 của Bộ GDĐT. Cũng theo thống kê của Bộ, hơn 50% số giảng viên dạy tại các trường này mới chỉ có trình độ cử nhân. Việc chưa đầu tư đúng mức cho đội ngũ giảng viên ở đây cũng ảnh hưởng mạnh đến cách giảng dạy của họ. Họ phải dạy theo kiểu “thợ giảng” (một người giảng rất nhiều môn và giảng nhiều giờ trong 1 tuần), phải chạy sô nhiều trường. Họ chuẩn bị bài giảng một cách sơ sài, chủ yếu giáo án được soạn máy móc theo giáo trình môn học, khi đứng lớp thì đọc giáo án, giảng cho xong nghĩa vụ.
Thầy vô tư độc thoại, trò hồn nhiên nằm ngủ. Đó là thực trạng chung với những tiết học không hấp dẫn, thu hút sinh viên
Thầy vô tư độc thoại, trò hồn nhiên nằm ngủ. Đó là thực trạng chung với những tiết học không hấp dẫn, thu hút sinh viên
Mạng xã hội Youtube cũng vừa qua đăng tải một clip ghi lại giờ học môn Cơ lưu chất trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Vì không chuẩn bị nên giảng viên dạy chỉ với một quyển sách và nói một mình, mặc kể sinh viên làm gì thì làm.Giá như TS Lê Thẩm Dương đừng văng tục

Tiến sỹ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh lâu nay được biết đến với vai trò của 1 chuyên gia kinh tế hàng đầu, 1 giảng viên kinh tế có chuyên môn tốt. Cách giảng bài của Tiến sỹ Dương cũng được đánh giá là có nhiều “sáng tạo”, có điểm nhấn, có điểm khác biệt đã tạo được sự hứng thú, hấp dẫn cho người học. Giáo dục Việt Nam cần có những tiết giảng hiệu quả. Học viên cần những người thầy thực sự tâm huyết và không ngừng cập nhật những cái mới, sáng tạo không ngừng trong tư duy và phương thức truyền đạt. Ở một góc nào đó, Tiến sỹ Lê Thẩm Dương cùng những tiết giảng của mình đã giúp thỏa mãn cái nhu cầu đó cho người học. Những cơn buồn ngủ, sự uể oải, chán nản… đã không có cơ hội xuất hiện trong những tiết giảng của Tiến sỹ Dương. Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ cách giảng bài lôi cuốn, sinh động của TS Lê Thẩm Dương cũng không đồng thuận với những câu đệm không phù hợp với tư cách của một người thầy.  Hay nói như chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: “Cách trao đổi của TS Dương có hơi gắt, giống như bát phở bỏ hơi quá tay tương ớt, nhưng nhiều người vừa ăn, vừa xuýt xoa khen ngon còn hơn nhiều bát phở nhạt nhẽo, bị người ăn bỏ lại hơn nửa… “ Giá như Tiến sỹ Lê Thẩm Dương biết cân đối, nêm nếm đủ, vừa gia vị cho bát phở của mình. Giá như Tiến sỹ Dương không sử dụng những lời tục tĩu, không văng tục, chửi thề trong lớp thì tiết giảng sẽ hoàn hảo biết bao nhiêu.
Thu Hòe – Đức Tình