Khám phá: Một chuyến tham quan Hệ mặt trời

16/03/2012 14:27
Chúng ta có cơ hội được xem những hình ảnh rất ấn tượng được gửi về từ các vệ tinh, tàu vũ trụ đang làm việc trong Hệ mặt trời.
Một bức ảnh chụp mặt trời ngày 07/03/2012, nhìn qua bước sóng tia cực tím bởi bộ phận chụp ảnh khí quyển đặt trên tàu thăm dò mặt trời SDO của NASA. Các đường vòng cho thấy plasma phóng ra và rơi xuống theo đường từ trường trong tầng khí quyển của mặt trời, hay còn gọi là quầng mặt trời. Chỗ sáng hơn nằm bên trên được đặt tên là khu vực hoạt động 1429…
Một bức ảnh chụp mặt trời ngày 07/03/2012, nhìn qua bước sóng tia cực tím bởi bộ phận chụp ảnh khí quyển đặt trên tàu thăm dò mặt trời SDO của NASA. Các đường vòng cho thấy plasma phóng ra và rơi xuống theo đường từ trường trong tầng khí quyển của mặt trời, hay còn gọi là quầng mặt trời. Chỗ sáng hơn nằm bên trên được đặt tên là khu vực hoạt động 1429…
Bức ảnh động cho thấy một vụ nổ lớn trên mặt trời ngày 05/03/2012, tạo nên một trận bão mặt trời lớn phóng vào không gian.
Bức ảnh động cho thấy một vụ nổ lớn trên mặt trời ngày 05/03/2012, tạo nên một trận bão mặt trời lớn phóng vào không gian.
Sao chổ Lovejoy tiến về phía mặt trời (trái), tương tác với tầng khí quyển của mặt trời với nhiệt độ hơn 1 triệu độ C, và sau đó bay ra khỏi nơi đó một cách ngoạn mục. Trước đó, các nhà thiên văn học cho rằng sao chổi Lovejoy sẽ bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi đi qua vùng nhiệt độ cực cao của Mặt trời. Tuy nhiên, sao chổi Lovejoy đã bay ra khỏi tầng khí quyển của Mặt trời mà vẫn giữ được độ sáng gần tương tự với thời điểm trước khi nó bay vào.
Sao chổ Lovejoy tiến về phía mặt trời (trái), tương tác với tầng khí quyển của mặt trời với nhiệt độ hơn 1 triệu độ C, và sau đó bay ra khỏi nơi đó một cách ngoạn mục. Trước đó, các nhà thiên văn học cho rằng sao chổi Lovejoy sẽ bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi đi qua vùng nhiệt độ cực cao của Mặt trời. Tuy nhiên, sao chổi Lovejoy đã bay ra khỏi tầng khí quyển của Mặt trời mà vẫn giữ được độ sáng gần tương tự với thời điểm trước khi nó bay vào.

Hiện tượng nhật thực một phần nhìn từ không gian, 21/02/2012, khi mặt trăng bay vào khoảng giữa tàu quan sát mặt trời SDO của NASA và mặt trời.
Hiện tượng nhật thực một phần nhìn từ không gian, 21/02/2012, khi mặt trăng bay vào khoảng giữa tàu quan sát mặt trời SDO của NASA và mặt trời.
Ngày 05/12/2011, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA bay quanh quỹ đạo của Sao Thuỷ và gửi về tấm ảnh chụp phần đỉnh giữa của miệng núi lửa Eminescu. Miệng núi lửa Eminescu có đường kính rộng 125 km, và mới được đặt tên gần đây để vinh danh nhà thơ Eminescu của Romania.
Ngày 05/12/2011, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA bay quanh quỹ đạo của Sao Thuỷ và gửi về tấm ảnh chụp phần đỉnh giữa của miệng núi lửa Eminescu. Miệng núi lửa Eminescu có đường kính rộng 125 km, và mới được đặt tên gần đây để vinh danh nhà thơ Eminescu của Romania.
Trạm vũ trụ ISS (ở góc trên bên trái) bay qua mặt trăng, chụp từ Houston, Texas, 04/01/2012. Trạm ISS bay theo quỹ đạo có độ dài 390km với 6 phi hành gia bên trong.
Trạm vũ trụ ISS (ở góc trên bên trái) bay qua mặt trăng, chụp từ Houston, Texas, 04/01/2012. Trạm ISS bay theo quỹ đạo có độ dài 390km với 6 phi hành gia bên trong.
Ảnh chụp bề mặt của mặt trăng, nơi con tàu Apollo 15 hạ cánh, từ tàu bay quanh quỹ đạo mặt trăng Lunar Reconnaissance vào ngày 06/11/2011. Tàu Apollo 15 là sứ mệnh thứ 9 trong chương trình vũ trụ Apollo, và là lần thứ tư con người đặt chân lên mặt trăng, 30/07/1971. Chỉ huy David Scott và phi công module đổ bộ (Lunar Module) James Irwin đã trải qua 3 ngày trên mặt trăng, trong đó phần lớn thời gian là ở trong chiếc xe tự hành LRV-1, nó đã đưa họ đi qua quãng đường 27,76km trên bề mặt của mặt trăng. Trong bức ảnh trên, vị trí hạ cánh của tàu Apollo 15 là nằm ở giữa, hơi lệch về bên phải, với một điểm trắng. Những đường màu đen về phía bên phải dẫn đến vị trí của LRV-1, nó vẫn còn trên mặt trăng.
Ảnh chụp bề mặt của mặt trăng, nơi con tàu Apollo 15 hạ cánh, từ tàu bay quanh quỹ đạo mặt trăng Lunar Reconnaissance vào ngày 06/11/2011. Tàu Apollo 15 là sứ mệnh thứ 9 trong chương trình vũ trụ Apollo, và là lần thứ tư con người đặt chân lên mặt trăng, 30/07/1971. Chỉ huy David Scott và phi công module đổ bộ (Lunar Module) James Irwin đã trải qua 3 ngày trên mặt trăng, trong đó phần lớn thời gian là ở trong chiếc xe tự hành LRV-1, nó đã đưa họ đi qua quãng đường 27,76km trên bề mặt của mặt trăng. Trong bức ảnh trên, vị trí hạ cánh của tàu Apollo 15 là nằm ở giữa, hơi lệch về bên phải, với một điểm trắng. Những đường màu đen về phía bên phải dẫn đến vị trí của LRV-1, nó vẫn còn trên mặt trăng.
Mặt trăng lặn dần sau trái đất, nó bị biến dạng khi nhìn qua bầu khí quyển của trái đất từ trạm vũ trụ ISS, 09/01/2012.
Mặt trăng lặn dần sau trái đất, nó bị biến dạng khi nhìn qua bầu khí quyển của trái đất từ trạm vũ trụ ISS, 09/01/2012.
Khung cảnh ban đêm nhìn từ trạm ISS xuống khu vực bờ biển Đại Tây Dương nước Mỹ, 06/02/2012.
Khung cảnh ban đêm nhìn từ trạm ISS xuống khu vực bờ biển Đại Tây Dương nước Mỹ, 06/02/2012.
Phi hành gia của cơ quan vũ trụ châu Âu Andre Kuipers, kỹ sư trên chuyến bay Expedition 30, ngắm nhìn trái đất qua khung cửa của khoang Cupola trên trạm vũ trụ ISS, 24/12/2011.
Phi hành gia của cơ quan vũ trụ châu Âu Andre Kuipers, kỹ sư trên chuyến bay Expedition 30, ngắm nhìn trái đất qua khung cửa của khoang Cupola trên trạm vũ trụ ISS, 24/12/2011.
Các xe hỗ trợ của Nga chạy đến để giúp đỡ các phi hành gia trên tàu Soyuz TMA-02M ngay sau khi nó đáp xuống vùng ngoại ô thị trấn Arkalyk, Kazakhstan, 22/11/2011. Con tàu đã đưa 3 phi hành gia Mike Fossum, Sergei Volkov và Satoshi Furukawa về trái đất sau hơn 5 tháng làm việc trên trạm ISS.
Các xe hỗ trợ của Nga chạy đến để giúp đỡ các phi hành gia trên tàu Soyuz TMA-02M ngay sau khi nó đáp xuống vùng ngoại ô thị trấn Arkalyk, Kazakhstan, 22/11/2011. Con tàu đã đưa 3 phi hành gia Mike Fossum, Sergei Volkov và Satoshi Furukawa về trái đất sau hơn 5 tháng làm việc trên trạm ISS.

Nhân viên hỗ trợ của Nga giúp các thành viên trong phi hành đoàn của chuyến bay Expedition 29 rời khỏi tàu Soyuz TMA-02M sau khi đáp an toàn.
Nhân viên hỗ trợ của Nga giúp các thành viên trong phi hành đoàn của chuyến bay Expedition 29 rời khỏi tàu Soyuz TMA-02M sau khi đáp an toàn.
Một thiết bị tái cung cấp để phát triển trạm ISS không có người lái đang tiến đến trạm vũ trụ, mang theo tổng cộng 2 tấn hàng hoá, bao gồm thức ăn, nước, khí ôxy, các linh kiện và thiết bị thử nghiệm. Ảnh chụp ngày 12/01/2012.
Một thiết bị tái cung cấp để phát triển trạm ISS không có người lái đang tiến đến trạm vũ trụ, mang theo tổng cộng 2 tấn hàng hoá, bao gồm thức ăn, nước, khí ôxy, các linh kiện và thiết bị thử nghiệm. Ảnh chụp ngày 12/01/2012.
Một đám mây hình xoắn ốc và vệt sáng màu xanh của hiện tượng Bắc Cực quang, nhìn từ trạm ISS, bay trên Vịnh Alaska, 10/02/2012.
Một đám mây hình xoắn ốc và vệt sáng màu xanh của hiện tượng Bắc Cực quang, nhìn từ trạm ISS, bay trên Vịnh Alaska, 10/02/2012.
Hành tinh xanh của chúng ta. Bức ảnh Blue Marble Earth được chụp bởi thiết bị Visible/Infrared Imager Radiometer Suite (VIIRS) trên vệ tinh mới Suomi NPP cho thấy những chi tiết tuyệt đẹp của hành tinh chúng ta. Vệ tinh Suomi NPP được phóng lên vào tháng 10/2011 và được đổi tên vào tuần trước theo tên của Verner Suomi - được xem là cha đẻ của vệ tinh khí tượng. Bức ảnh được tổng hợp từ dữ liệu thu được khi vệ tinh bay bốn giờ liền trên quỹ đạo vào đầu tháng này và chiếu kĩ thuật số lên Trái Đất. Rất nhiều chi tiết về Bắc Mỹ và Tây Bán Cầu hiển hiện trên phiên bản có độ phân giải cao của bức hình này. Trước đây đã có một số bức ảnh về Blue Marble Earth từng được thực hiện, một số chúng thậm chí còn có độ phân giải cao hơn.
Hành tinh xanh của chúng ta. Bức ảnh Blue Marble Earth được chụp bởi thiết bị Visible/Infrared Imager Radiometer Suite (VIIRS) trên vệ tinh mới Suomi NPP cho thấy những chi tiết tuyệt đẹp của hành tinh chúng ta. Vệ tinh Suomi NPP được phóng lên vào tháng 10/2011 và được đổi tên vào tuần trước theo tên của Verner Suomi - được xem là cha đẻ của vệ tinh khí tượng. Bức ảnh được tổng hợp từ dữ liệu thu được khi vệ tinh bay bốn giờ liền trên quỹ đạo vào đầu tháng này và chiếu kĩ thuật số lên Trái Đất. Rất nhiều chi tiết về Bắc Mỹ và Tây Bán Cầu hiển hiện trên phiên bản có độ phân giải cao của bức hình này. Trước đây đã có một số bức ảnh về Blue Marble Earth từng được thực hiện, một số chúng thậm chí còn có độ phân giải cao hơn.
Sao chổi Lovejoy bay gần đường chân trời của trái đất trong đêm tối, ảnh chụp bởi chỉ huy tàu Expedition 30 Dan Burbank, trên trạm ISS, 21/12/2011.
Sao chổi Lovejoy bay gần đường chân trời của trái đất trong đêm tối, ảnh chụp bởi chỉ huy tàu Expedition 30 Dan Burbank, trên trạm ISS, 21/12/2011.
Bề mặt của Sao Hoả, trong một bức ảnh được chỉnh màu sắc do NASA cung cấp và công bố vào ngày 25/01/2012. Trong ảnh là các đụn cát nằm trong một miệng núi lửa ở khu vực Noachis Terra. Khu vực trong ảnh rộng chừng 1km.
Bề mặt của Sao Hoả, trong một bức ảnh được chỉnh màu sắc do NASA cung cấp và công bố vào ngày 25/01/2012. Trong ảnh là các đụn cát nằm trong một miệng núi lửa ở khu vực Noachis Terra. Khu vực trong ảnh rộng chừng 1km.
Một phần bề mặt khu vực đứt gãy Echus Chasma trên Sao Hoả, chụp vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 2011, bởi thiết bị THEMIS đặt trên tàu thăm dò sao Hoả Odyssey, vốn gửi hình ảnh của hành tinh Đỏ về trái đất kể từ 02/2002.
Một phần bề mặt khu vực đứt gãy Echus Chasma trên Sao Hoả, chụp vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 2011, bởi thiết bị THEMIS đặt trên tàu thăm dò sao Hoả Odyssey, vốn gửi hình ảnh của hành tinh Đỏ về trái đất kể từ 02/2002.
Khoảng thời gian 8 năm trên Sao Hoả khiến bụi bặm phủ đầy trên các tấm pin mặt trời – 23
Khoảng thời gian 8 năm trên Sao Hoả khiến bụi bặm phủ đầy trên các tấm pin mặt trời – 23
Ảnh chụp phần cực nam của tiểu hành tinh Vesta do hệ thống máy ảnh trên tàu vũ trụ Dawn của NASA thực hiện. Bức ảnh này được chụp từ khoảng cách 2.700km.
Ảnh chụp phần cực nam của tiểu hành tinh Vesta do hệ thống máy ảnh trên tàu vũ trụ Dawn của NASA thực hiện. Bức ảnh này được chụp từ khoảng cách 2.700km.
Một bức ảnh chụp Sao Mộc vào năm 1979 bởi tàu vũ trụ Voyager của NASA, mới được Björn Jónsson công bố gần đây.
Một bức ảnh chụp Sao Mộc vào năm 1979 bởi tàu vũ trụ Voyager của NASA, mới được Björn Jónsson công bố gần đây.
Mặt trăng Mimas của Sao Thổ xuất hiện phía sau “người hàng xóm” có kích thước lớn hơn nó là mặt trăng Dione, ảnh chụp bởi vệ tinh Cassini của NASA, 12/12/2011.
Mặt trăng Mimas của Sao Thổ xuất hiện phía sau “người hàng xóm” có kích thước lớn hơn nó là mặt trăng Dione, ảnh chụp bởi vệ tinh Cassini của NASA, 12/12/2011.
Hình ảnh mặt trăng Hyperion của Sao Thổ, chụp bởi vệ tinh Cassini, 25/08/2011.
Hình ảnh mặt trăng Hyperion của Sao Thổ, chụp bởi vệ tinh Cassini, 25/08/2011.
Mặt trăng Rhea bay phía trước Titan, cả 2 đều là các mặt trăng bay quanh quỹ đạo của Sao Thổ.
Mặt trăng Rhea bay phía trước Titan, cả 2 đều là các mặt trăng bay quanh quỹ đạo của Sao Thổ.
Ảnh chụp các đám mây vần vũ trên bề mặt Sao Thổ thực hiện bởi vệ tinh Cassini, 01/08/2011.
Ảnh chụp các đám mây vần vũ trên bề mặt Sao Thổ thực hiện bởi vệ tinh Cassini, 01/08/2011.
Hình dáng nhìn thấy ở dạng lưỡi liềm của mặt trăng Dione, bay quanh Sao Thổ, chụp ngày 12/12/2011.
Hình dáng nhìn thấy ở dạng lưỡi liềm của mặt trăng Dione, bay quanh Sao Thổ, chụp ngày 12/12/2011.
Mặt trăng lớn thứ tư của Sao Thổ, Dione, nhìn qua lớp bụi mờ của mặt trăng lớn nhất quay quanh Sao Thổ là Titan.
Mặt trăng lớn thứ tư của Sao Thổ, Dione, nhìn qua lớp bụi mờ của mặt trăng lớn nhất quay quanh Sao Thổ là Titan.