Cách giải quyết câu trắc nghiệm đạt yêu cầu thời lượng (1,5’/câu.)

17/03/2012 06:00
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) - Khi tiếp cận với đề học sinh làm gì? Xin gửi đến các em 12 ví dụ sau đây. Phần chữ in nghiêng là những chỗ có dữ liệu cần suy luận để đi đến kết luận.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Khi tiếp cận với đề học sinh làm gì? Câu, từ ngữ là những khái niệm về môn học mà các HS đã được học, được nghe, hiểu. Bây giờ chỉ còn việc nhớ lại, phát hiện, so sánh để đi đến kết luận. Vậy cái gì giúp thí sinh làm việc liên tục, chính xác cho kịp thời gian? Đây chính là luyện đề, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh, giản lược, kết hợp với tái hiện kiến thức. Phần lý thuyết xin gửi đến các em 12 ví dụ sau đây. Phần chữ in nghiêng là những chỗ có dữ liệu cần suy luận, so sánh để đi đến kết luận.

Câu 1. Đột biến gen

Phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.

Phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.

Phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

Câu 2. Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo

ra môi trường có thành phần hoá học

giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt

trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:

Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.

Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất.

Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

Câu 3. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở:

Số lượng cá thể và mật độ cá thể

Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.

Tần số alen và tần số kiểu gen.

Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.

Câu 4. Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền

Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.

vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.

Là phân tử ADN mạch thẳng

Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.

Câu 5. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:

Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

Câu 6 . Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:

Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.

Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.

Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.

Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.

Câu 7. Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:

Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.

Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.

Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.

Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.

Câu 8. Các

giống cây trồng thuần chủng

Có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.

Có năng suất cao nhưng kém ổn định.

Có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.

Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.

Câu 9.Hình thành loài mới

Bằng con đường lai xa đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.

Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.

Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.

Câu 10.Theo Kimura, sự tiến hóa

ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến

Trung tính

Có lợi.

Nhiễm sắc thể.

Có hại.

Câu 11. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH

(2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH

(1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

(1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Câu 12. Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật

của loài người:

Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.

Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).

Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.

Chữ viết tư duy trừu tượng.

Những Ví dụ trên phần nào giúp HS biết cách luyện tập. “Văn ôn võ luyện”, ở đây các em luyện kỹ năng suy nghĩ, phán đoán nhanh chính xác, điều này rất cần thiết cho một kỳ thi. Chúc các em thành công!

(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương- Tuy An _Phú Yên)

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Nguyễn Văn Phiên