BÁO QUANG MINH - TRUNG QUỐC

Những xì xào, bàn luận về tân Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ

17/03/2012 10:05
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Tân Tư lệnh Thái Bình Dương sẽ quan tâm tới các vấn đề chính như sức mạnh quân sự Triều Tiên, an ninh châu Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc…
Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta.
Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta.

Ngày 9/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã chủ trì buổi lễ bàn giao ở Hawaii, tuyên bố tướng 4 sao Hải quân, Thượng tướng Samuel Locklear thay thế Willard, nhậm chức Tư lệnh Thái Bình Dương – Quân đội Mỹ.

Mặc dù chỉ là một sự biến động nhân sự thường lệ, nhưng trong bối cảnh Mỹ chuyển trong tâm chiến lược sang hướng Đông, nhà lãnh đạo mới này của Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Trước khi nổi tiếng bởi chỉ huy cuộc chiến tranh ở Libya, Locklear hoàn toàn không có ai biết ngoài giới quân sự. Ông sinh năm 1954, tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ.

Với từ cách là chỉ huy, ông từng đảm nhiệm chỉ huy tàu khu trục, Tư lệnh phân đội – hạm đội tàu khu trục, Tư lệnh Hạm đội 3, Tư lệnh cụm tấn công tàu sân bay Nimitz, Tư lệnh Bộ Tư lệnh liên hợp quân đồng minh Napoli và quân đồn trú Mỹ đóng ở châu Âu, châu Phi, đồng thời từng tham gia hoặc chỉ huy các chiến dịch quân sự ở Balkans, Iraq và Libya.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ mà Samuel Locklear đảm nhiệm được thiết lập năm 1947, trụ sở tại Hawaii, là một trong 6 Bộ Tư lệnh khu vực chiến lược lớn của Quân đội Mỹ trên toàn cầu hiện nay, binh sĩ và nhân viên trực thuộc có 325.000 người, trang bị hơn 2.000 máy bay và 6 cụm tấn công tàu sân bay, khu vực quản lý từ bờ biển phía tây nước Mỹ đến Ấn Độ, vắt qua 36 nước và khu vực.

Cụm tàu sân bay Mỹ trên biển Đông.
Cụm tàu sân bay Mỹ trên biển Đông.

Lý do quan trọng bổ nhiệm Samuel Locklear làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương – Quân đội Mỹ của Barack Obama là, Locklear có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến phong phú. Trong 35 năm phục vụ cho Hải quân, Locklear đảm nhiệm lâu dài chỉ huy lực lượng tàu nổi.

Trong thời gian làm Tư lệnh Hạm đội 3, Locklear phụ trách tất cả công tác huấn luyện và sát hạch lực lượng hải quân Thái Bình Dương luân phiên, đồng thời tổ chức và thực hiện diễn tập liên hợp đa phương hai năm một lần giữa các nước ở vành đai Thái Bình Dương.

Khi làm chỉ huy cụm tấn công tàu sân bay lớp Nimitz, phạm vi hoạt động của hạm đội này đã bao phủ toàn bộ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và khu vực quản lý của Bộ Tư lệnh Trung tâm. Samuel Locklear còn phụ trách kế hoạch và thực thi các chiến dịch hải quân trong giai đoạn đầu của “Chiến dịch tự do bền vững” và “Chiến dịch tự do Iraq”, đặc biệt là trong Chiến dịch quân sự Libya năm 2011, ông đã phụ trách tổ chức và thực hiện chiến dịch “Bình minh Odyssey” và “Người bảo vệ liên hợp”.

Do xuất sắc trong công việc, Locklear lần lượt nhận được huân chương ưu tú của Hải quân, huân chương ưu tú của Bộ Quốc phòng và huân chương công trạng Quân đội.

Khu vực nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương – Quân đội Mỹ bao phủ 50% khu vực toàn cầu, có quan hệ và giao lưu với mấy chục quốc gia ở xung quanh. Điều này không chỉ đòi hỏi người chỉ huy phải có tài chỉ huy tuyệt vời, mà càng phải có khả năng liên kết, phối hợp xuất sắc.

Đúng như Panetta nói: “Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương vừa phải là một chiến binh, vừa phải là một quan chức ngoại giao”.

Tàu chiến đấu duyên hải Independence Mỹ
Tàu chiến đấu duyên hải Independence Mỹ

Samuel Locklear từng đảm nhiệm Bộ Chính sách và Kế hoạch chiến lược trực thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, một trong những chức năng của bộ này chính là phụ trách phối hợp giữa các cơ quan.

Trong Chiến dịch quân sự Libya, Locklear là người phụ trách chiến dịch, cần phối hợp lực lượng tham chiến của 28 quốc gia. Những nước nào sử dụng trang bị nào? Thực hiện hành động nào, trong thời gian nào, ở đâu? Phối hợp xác định mục tiêu và phân công thế nào? Đây là một “nhiệm vụ nặng nề”, nhưng dựa vào khả năng phối hợp xuất sắc của mình, Locklear “hoàn thành công tác này thành công”.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương – Quân đội Mỹ vừa bị cách chức là Willard nói: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực có nhiều thực thể nhất (đa nguyên hóa nhất), có nền kinh tế lớn nhất, dân số nhiều nhất và lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, hơn nữa hiện nay tình hình khu vực này phức tạp hơn nhiều so với khi tôi nhậm chức năm 2009”.

Đối với những thách thức chính phải đối mặt sau khi nhậm chức, Locklear cho biết: “Cùng với việc chuyển trọng tâm chiến lược của nước ta tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong phạm vi chức trách, tôi sẽ tập trung quan tâm tới các thách thức trên ba phương diện:

Thứ nhất là sức mạnh quân sự truyền thống, vũ khí hủy diệt hàng loạt và hoạt động phổ biến của CHDCND Triều Tiên, cũng như những mối đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực do sự thay đổi nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.

Thứ hai, sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ phụ thuộc vào đồng minh và đối tác của chúng ta ở khu vực này, chúng ta sẽ cùng bảo đảm tự do đi vào khu vực này và sử dụng các hàng hóa công trên thế giới.

Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc (một nước lớn mang tính khu vực và toàn cầu), bao gồm sự phát triển hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của họ là một trong những nguồn gốc tạo ra tính bất định về chiến lược và xung đột tiềm tàng”.

Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Để ứng phó với những thách thức này, Locklear đề xuất sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự trên tuyến đầu, củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác, đồng thời thúc đẩy tiếp xúc quân sự với Trung Quốc.

Đối với quan hệ Trung-Mỹ, Locklear tái khẳng định lập trường của Obama: Mỹ tìm cách xây dựng một quan hệ song phương tích cực, hợp tác và toàn diện với Trung Quốc. Nhưng ông cũng cho rằng, quan hệ song phương “vừa có tính hợp tác vừa có tính cạnh tranh”.

Trong vấn đề xử lý quan hệ quân sự Trung-Mỹ, ông cho biết: “Chúng ta sẽ tiếp tục tìm các cơ hội, tiến hành hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực có lợi ích chung, đồng thời tiến hành giao lưu thẳng thắn về những bất đồng song phương. Đặc biệt là khi xảy ra xung đột và bất ổn, việc đối thoại này sẽ trở nên quan trọng hơn”.

Từ khi Obama lên cầm quyền đến nay, Mỹ luôn tăng cường thúc đẩy chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, đồng thời nhấn mạnh sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này. Trong buổi lễ nhậm chức của Samuel Locklear, Panetta tái khẳng định:

“Tương lai của Mỹ trên nhiều cấp độ phụ thuộc vào hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Dempsey cũng cho biết: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ chặt chẽ với vận mệnh của Mỹ trong thế kỷ 21”.

Các nhà phân tích cho rằng, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục làm nổi bật vị thế quan trọng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương – Quân đội Mỹ, Locklear lúc này có nhiệm vụ nặng nề trên một con đường dài. Đúng như Dempsey nói tại buổi lễ bàn giao: “Hôm nay, Samuel Locklear, công tác do ông phụ trách chưa bao giờ quan trọng như vậy”.

Mỹ-Hàn tập trận chung ngày 6/3/2012.
Mỹ-Hàn tập trận chung ngày 6/3/2012.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)