Thầy "văng tục" khi giảng bài, có thực điều đó là bình thường?

17/03/2012 09:26
ThS. Phạm Thạch Hoàng - Viện KHXH VN
(GDVN) - Câu chuyện của tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Đ.H Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) văng tục lúc giảng bài đang xôn xao cộng đồng mạng và gây không ít bức xúc trong dư luận và nhất là các trí thức đang ở cương vị người Thầy.
Ở đây có một điều bất ngờ là, qua một khảo sát của mạng báo Giáo dục: bạn thấy thế nào về việc một tiến sĩ lại có lời lẽ văng tục trên bục giảng, có 24150/27577 (chiếm 87.57%) ý kiến trả lời xem đó là chuyện này là bình thường.
Kết quả bầu chọn tính đến sáng ngày 17/3/2012
Kết quả bầu chọn tính đến sáng ngày 17/3/2012

Có thực điều đó là bình thường?

Nếu ta coi cách giảng của Thầy là lôi cuốn, hấp dẫn bởi những đệm tục và pha trò thì e là quá dễ dãi. Môi trường giáo dục là môi trường nêu gương. Một người thầy không thể là tấm gương khi anh quá đời thường hóa, thô tục hóa bài giảng để gây nên không ít những phản ứng thiếu thiện cảm từ phía xã hội.

Và nếu người thầy chỉ quan tâm đến chất lượng bài giảng, rằng giảng như thế là hiệu quả, lối cuốn hấp dẫn người học thì có lẽ nội dung giáo dục của các chương trình đào tạo giáo viên về tính mô phạm chuẩn mực hiện nay là điều không cần thiết và người thầy mặc sức phô diễn!

TS Đinh Thế Hiển: Sẽ ít giảng viên có phong cách như TS Dương

TS Đinh Thế Hiển: Sẽ ít giảng viên có phong cách như TS Dương

Nguyễn Thế Dương: 'Ở Úc, tuyệt đối không có chuyện thầy văng tục'

Nguyễn Thế Dương: 'Ở Úc, tuyệt đối không có chuyện thầy văng tục'

Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa

Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa

TS Lê Đắc Sơn:

TS Lê Đắc Sơn: "Trường tôi sẽ mời TS Lê Thẩm Dương dạy, nếu..."

Tôi cho là, không nên dễ dãi chấp nhận kiểu giảng bài như thế trên trường đại học hay bất kỳ một cuộc nói chuyện nào có tính khoa học (ngoại trừ câu chuyện phiếm giữa hai người!) và những học viên sinh viên càng không nên tung hô hay đề cao một người thầy như thế. 

Dù có biện hộ cho muôn vàn lý do gì nữa, có những lý do xem ra có lý kiểu như: được bên đặt hàng mời giảng nói chuyện ấn tượng, hay giảng ở một đối tượng không phải là sinh viên. v.v. thì lối giảng như thầy Dương cũng khó có thể mà chấp nhận được. Bởi lẽ, dù ở góc độ nào thì thầy Dương vẫn là người thầy, đó là điều không thể thay đổi.

Người thầy không phải là diễn viên diễn vai người Thầy, càng không phải là người thầy đang núp bóng dưới vai diễn anh hề. Vì vậy, dù cách nói chuyện đó là ấn tượng, dù gây hứng thú đối với học trò, dù rất nhiều người nghe và khen cuốn hút đi chăng nữa, thì tiêu chí đầu tiên của sư phạm nghĩa là tính chuẩn mực, mô phạm về mặt nhân cách không được đảm bảo. Chỉ riêng sự vi phạm đó, dư luận lên án thầy Dương là điều dễ hiểu. 

Tôi cũng đã từng là một giảng viên, đã nghe không ít lời phàn nàn của học trò về đồng nghiệp có cách giảng na ná thầy Dương và tôi cảm thấy không yên tâm nếu như xã hội chúng ta có nhiều người thầy giảng bài kiểu như vậy.

Nếu coi chuyện giảng bài của Thầy Dương là bình thường thì tôi e rằng cách nhìn nhận của xã hội chúng ta có vấn đề. Hoặc là quá thoáng trong đánh giá, hoặc là dễ dãi trong nhìn nhận khi xã hội hiện nay của chúng ta đang phơi bày không ít sự trần trụi thiếu dưỡng chất văn hóa cần chấn chỉnh.

Có lẽ cần thấy rằng, người Thầy thì mãi vẫn là người thầy cần có nhân cách chuẩn dù xem xét ở góc độ nào. Sở dĩ những người Thầy như Chu Văn An, hay Khổng tử -Trung Hoa trở thành "vạn thế sư biểu" cũng là nhờ nhân cách của người Thầy tỏa sáng trong họ.

Có thể, có bạn cho rằng, quan niệm như thế là cứng nhắc, là thiếu biện chứng khi xem xét câu chuyện thực của Thầy Dương về người thầy trong bối cảnh xã hội hôm nay, song tôi cho rằng, quả thật, câu chuyện của TS Lê Thẩm Dương là một điều đáng tiếc. Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng, có một vốn kiến thức uyên thâm và được nhiều thế hệ học trò ghi nhận như thầy Dương, chỉ vì những lời lẽ "văng tục" được quay video và lan truyền lên mạng mà thầy bị xã hội lên án và không ít người bày tỏ nỗi thất vọng về nhân cách người thầy. Câu chuyện đó của TS Dương chắc hẳn không chỉ để lại kinh nghiệm cho riêng thầy mà cho tất thảy những người thầy cô đang đứng trên bục giảng hôm nay bởi hơn ai hết, xã hội đang kì vọng họ là những hình mẫu nhân cách chuẩn mực của xã hội./
ThS. Phạm Thạch Hoàng - Viện KHXH VN