Ngắm nhìn những tuyệt tác của vũ trụ

18/03/2012 11:51
Tạ Vân
(GDVN) - Mỗi tương tác giữa các giải thiên hà sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau trong bộ ảnh Arap 273 được chụp bởi ống kính thiên văn Hubble.
1. Bông hồng của Vũ trụ: Đây là hình ảnh dải thiên hà UGC 1810 hình đĩa dẹt bị dải thiên hà UGC 1813 phía dưới bóp méo do lực hấp dẫn, tạo thành một bông hồng tuyệt đẹp.Vệt lấp lánh màu xanh phía trên là sự kết hợp từ những chùm sao nhỏ màu xanh, điểm xuyết bằng những ngôi sao lớn đỏ pha ánh tím sáng chói .Đặc biệt là những cánh xoắn tạo thành từ phía bên phải của dải thiên hà UGC 1810, chúng có thể thay đổi các góc xoắn vì đang băng qua một dải thiên hà khác. Được biết, UGC 1810 là dải thiên hà nằm trong chòm sao Andromeda cách trái đất 300 triệu năm ánh sáng.
1. Bông hồng của Vũ trụ:

 Đây là hình ảnh dải thiên hà UGC 1810 hình đĩa dẹt bị dải thiên hà UGC 1813 phía dưới bóp méo do lực hấp dẫn,  tạo thành một bông hồng tuyệt đẹp.Vệt lấp lánh màu xanh phía trên là sự kết hợp từ những chùm sao nhỏ màu xanh, điểm xuyết bằng những  ngôi sao lớn đỏ pha ánh tím sáng chói .Đặc biệt là những cánh xoắn tạo thành từ phía bên phải của dải thiên hà UGC 1810, chúng có thể thay đổi các góc xoắn vì đang băng qua một dải thiên hà khác. Được biết, UGC 1810 là dải thiên hà nằm trong chòm sao Andromeda cách trái đất 300 triệu năm ánh sáng.

2. Bộ sưu tập những ngôi sao rực rỡ nhất Những ngôi sao rực rỡ này mang tên NGC 611, đây là một chòm sao lớn được tìm thấy cách đây hơn 5 triệu năm và cách trái đất 6500 năm ánh sáng, gồm nhiều ngôi sao đỏ, xanh lấp lánh với những quầng ánh sáng tím bao quanh các tinh vân Eagle. Chòm tinh vân này còn được gọi với cái tên Messier 16. .Vùng tối trong hình xuất hiện những vết khoang làm ngắt quãng chòm tinh tú. Những vùng nhìn mờ ảo là vùng khói bụi dày đặc làm cản trở ánh sáng đi qua.
2. Bộ sưu tập những ngôi sao rực rỡ nhất

 Những ngôi sao rực rỡ này mang tên NGC 611, đây là một chòm sao lớn được tìm thấy cách đây hơn 5 triệu năm và cách trái đất 6500 năm ánh sáng, gồm nhiều ngôi sao đỏ, xanh lấp lánh với những quầng ánh sáng tím bao quanh các tinh vân Eagle. Chòm tinh vân này còn được gọi với cái tên Messier 16. .Vùng tối trong hình xuất hiện những vết khoang làm ngắt quãng chòm tinh tú. Những vùng nhìn mờ ảo là vùng khói bụi dày đặc làm cản trở ánh sáng đi qua.
3. Ngôi sao tàn IC 4406 được gọi với cái tên “tinh vân võng mạc” Có cấu trúc đối xứng; nửa trái và nửa phải gần như là hình ảnh tương phản của nhau. Nhìn từ trái đất, những tua bụi đan xen vào nhau và được ví như võng mạc của mắt .Khí đi vào bên trong võng mạc này sẽ bị oxi hóa bởi luồng sáng trung tâm. Các nguyên tử oxy bị ôxi hóa thành màu xanh da trời, hydro chuyển thành màu xanh ngọc bích và nitro hóa thành màu đỏ. Việc sắp xếp các mảng màu cũng cho thấy sự khác biệt về nồng độ các chất khí trong tinh vân. Mảng đen không nhìn thấy được qua kính viễn vọng Hubble là vùng khí trung tính không phát ra ánh sáng để có thể quan sát được. Một trong những dấu ấn thú vị nhất là mạng các đường màu đen phức tạp với rộng khoảng 160 đơn vị thiên văn đan chéo qua trung tâm tinh vân.
3. Ngôi sao tàn IC 4406 được gọi với cái tên “tinh vân võng mạc”

 Có cấu trúc đối xứng; nửa trái và nửa phải gần như là hình ảnh tương phản của nhau. Nhìn từ trái đất, những tua bụi đan xen vào nhau và được ví như võng mạc của mắt .Khí đi vào bên trong võng mạc này sẽ bị oxi hóa bởi luồng sáng trung tâm. Các nguyên tử oxy bị ôxi hóa thành màu xanh da trời, hydro chuyển thành màu xanh ngọc bích và nitro hóa thành màu đỏ. Việc sắp xếp các mảng màu cũng cho thấy sự khác biệt về nồng độ các chất khí trong tinh vân. Mảng đen không nhìn thấy được qua kính viễn vọng Hubble là vùng khí trung tính không phát ra ánh sáng để có thể quan sát được. Một trong những dấu ấn thú vị nhất là mạng các đường màu đen phức tạp với rộng khoảng 160 đơn vị thiên văn đan chéo qua trung tâm tinh vân.
4. Vệ tinh của gã khổng lồ Jupiter Kính viễn vọng Hubble đã chộp được hình ảnh vệ tinh Ganymede của sao Mộc trước khi bị che khuất bởi chính hành tinh sao Mộc khổng lồ. Cứ 7 ngày, Ganymede lại hoàn thành 1 quỹ đạo quay xung quanh sao Mộc. Được tạo lên từ đá và băng, Ganymede là vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, nó thập chí còn lớn hơn cả sao Thủy. Tuy nhiên Ganymede lại trông như quả cầu tuyết bé nhỏ bên cạnh sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Sao Mộc quá lớn nên ở đây chỉ thu được hình ảnh của nửa Nam bán cầu. Mặc dù sao Mộc cách xa 730 triệu km nhưng kính thiên văn Hubble vẫn thu được hình ảnh vô cùng sắc nét giúp các nhà thiên văn quan sát rõ ràng bề mặt vệ tinh Ganymede. Trên bề mặt hầu hết là những chòm màu trắng, các vệt sáng và tia sáng vật chất. Phía trên, bên trái là một nốt đỏ khổng lồ giống như mắt của sao Mộc. Ganymede ở phía sau sao Mộc, nó phản chiếu ánh sáng mặt trời và đi qua bầu khí quyển của sao Mộc.
4. Vệ tinh của gã khổng lồ Jupiter

Kính viễn vọng Hubble đã chộp được hình ảnh vệ tinh Ganymede của sao Mộc trước khi bị che khuất bởi chính hành tinh sao Mộc khổng lồ. Cứ 7 ngày, Ganymede lại hoàn thành 1 quỹ đạo quay xung quanh sao Mộc. Được tạo lên từ đá và băng, Ganymede là vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, nó thập chí còn lớn hơn cả sao Thủy. Tuy nhiên Ganymede lại trông như quả cầu tuyết bé nhỏ bên cạnh sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Sao Mộc quá lớn nên ở đây chỉ thu được hình ảnh của nửa Nam bán cầu. Mặc dù sao Mộc cách xa 730 triệu km nhưng kính thiên văn Hubble vẫn thu được hình ảnh vô cùng sắc nét giúp các nhà thiên văn quan sát rõ ràng bề mặt vệ tinh Ganymede. Trên bề mặt hầu hết là những chòm màu trắng, các vệt sáng và tia sáng vật chất. Phía trên, bên trái là một nốt đỏ khổng lồ giống như mắt của  sao Mộc. Ganymede ở phía sau sao Mộc, nó phản chiếu ánh sáng mặt trời và đi qua bầu khí quyển của sao Mộc.
5. Những vì tinh tú Hình ảnh quan sát qua ống kính Hubble là một phần trong dải ngân hà NGC 6791 gồm nhiều ngôi sao lấp lánh, là một nhóm những ngôi sao già thuộc chòm sao Lyra. Phía trên bên trái là hai dải thiên hà.
5.  Những vì tinh tú 
 
Hình ảnh quan sát qua ống kính Hubble là một phần trong dải ngân hà NGC 6791 gồm nhiều ngôi sao lấp lánh, là một nhóm những ngôi sao già thuộc chòm sao Lyra. Phía trên bên trái là hai dải thiên hà. 

6. Tinh vân hình cánh bướm NGC 6302 Là một trong những tinh vân sáng nhất Vũ trụ. Đôi cánh xinh đẹp sẽ trở lên nguy hiểm khi khí nóng lên đến hơn 20.000 độ C. Luồng khí này sẽ được đẩy nhanh trong không gian với tốc độ hơn 100.000 km/ 1giờ. NGC 6302 nằm gần dải thiên hà MilkWay, cách chòm sao Scorpius 3800 năm ánh sáng .Hai cánh bướm trải dài hơn 200 năm ánh sáng, bằng nửa khoảng cách từ mặt trời đên ngôi sao Alpha Centauri gần nhất.
6. Tinh vân hình cánh  bướm NGC 6302

Là một trong những tinh vân sáng nhất Vũ trụ. Đôi cánh xinh đẹp sẽ trở lên nguy hiểm khi khí nóng lên đến hơn 20.000 độ C. Luồng khí này sẽ được đẩy nhanh trong không gian với tốc độ hơn 100.000 km/ 1giờ. NGC 6302 nằm gần dải thiên hà MilkWay, cách chòm sao Scorpius 3800 năm ánh sáng .Hai cánh bướm  trải dài hơn 200 năm ánh sáng, bằng nửa khoảng cách từ mặt trời đên ngôi sao Alpha Centauri gần nhất.
7. Cấu trúc xoắn ốc hoàn hảo với chi tiết đẹp mắt của dải thiên hà NGC 634 hiện lên lên thật sắc nét trong bức ảnh này. Thiên hà xoắn ốc này được phát hiện vào thế kỷ 19 bởi nhà thiên văn người Pháp có tên Édouard Jean-Marie Stephan nhưng mãi đến năm 2008 nó mới trở thành mục tiêu quan sát chính do sự biến mất của một ngôi sao khổng lồ màu trắng . NGC 634 cách trái đất 250 triệu năm ánh sáng.
7. Cấu trúc xoắn ốc hoàn hảo với chi tiết đẹp mắt của dải thiên hà NGC 634 hiện lên lên thật sắc nét trong bức ảnh này. Thiên hà  xoắn ốc này được phát hiện vào thế kỷ 19 bởi nhà thiên văn người Pháp có tên Édouard Jean-Marie Stephan nhưng mãi đến năm 2008 nó mới trở thành mục tiêu quan sát chính do sự biến mất của một ngôi sao khổng lồ màu trắng . NGC 634 cách trái đất 250 triệu năm ánh sáng.
8. Năm 2002, một ngôi sao mờ đục trong chòm sao vô danh bỗng nhiên trở lên sáng hơn gấp 600.000 lần so với mặt trời và trở thành ngôi sao sáng nhất trong dải thiên hà Miky Way. Ánh sáng lóe lên từ ngôi sao kỳ lạ lan truyền vào không gian, bị chặn lại bởi các lớp vỏ bụi đã tạo lên một bức ảnh đặc biệt. Ngôi sao này có tên gọi V838 Monocerotis. Các nhà quan sát của NASA gọi hiện tượng này là “ phản xạ ánh sáng”.
8. Năm 2002, một ngôi sao mờ đục trong chòm sao vô danh bỗng nhiên trở lên sáng hơn gấp 600.000 lần so với mặt trời và trở thành ngôi sao sáng nhất trong dải thiên hà Miky Way. Ánh sáng lóe lên từ ngôi sao kỳ lạ lan truyền vào không gian, bị chặn lại bởi các lớp vỏ bụi đã tạo lên một bức ảnh đặc biệt. Ngôi sao này có tên gọi V838 Monocerotis. Các nhà quan sát của NASA gọi hiện tượng này là “ phản xạ ánh sáng”.
9. Thoạt nhìn những dấu châm nhạt dải rác này giống như một cơn bão tuyết trên bầu trời đêm. Nhưng hầu hết mỗi bông tuyết mỏng manh này lại là một thiên hà xa xôi trong chòm sao MACS J07 17.5+3745 và mỗi chấm nhỏ là một ngôi nhà chứa đựng hàng tỷ ngôi sao. Hình ảnh này cho thấy một vùng gồm 3 dải thiên hà đang sát nhập vào nhau và phát ra một năng lượng lớn dưới dạng tia X –quang. Được biết, những vật thể này cách trái đất 5,4 tỷ năm ánh sáng
9. Thoạt nhìn những dấu châm nhạt dải rác này giống như một cơn bão tuyết trên bầu trời đêm. Nhưng hầu hết mỗi bông tuyết mỏng manh này lại là một thiên hà xa xôi trong chòm sao MACS J07 17.5+3745 và mỗi chấm nhỏ là một ngôi nhà chứa đựng hàng tỷ ngôi sao. Hình ảnh này cho thấy một vùng gồm 3 dải thiên hà đang sát nhập vào nhau và phát ra một năng lượng lớn dưới dạng tia X –quang. Được biết, những vật thể này cách trái đất 5,4 tỷ năm ánh sáng
10. Luồng khí màu xanh ma quái Hanny's Voorwerp đang trôi đến gần một thiên hà xoắn. Đây mới chỉ là hình ảnh chụp một phần của luồng khí dài 300.000 năm ánh sáng xung quanh dải ngân hà IC 2497 này. Hanny's Voorwerp có màu xanh vì nó được chiếu sáng bởi một chùm sáng từ trung tâm dải thiên hà phía trên. Hubble đã chụp được một chùm sao là vùng màu vàng cam ở phía mũi của Hanny's Voorwerp.
10. Luồng khí màu xanh ma quái Hanny's Voorwerp đang trôi đến gần một thiên hà xoắn. Đây mới chỉ là hình ảnh chụp một phần của luồng khí dài 300.000 năm ánh sáng xung quanh dải ngân hà IC 2497 này. Hanny's Voorwerp  có màu xanh vì nó được chiếu sáng bởi một chùm sáng từ trung tâm dải thiên hà phía trên. Hubble đã chụp được một chùm  sao là vùng màu vàng cam ở phía mũi của Hanny's Voorwerp.
11. Tinh vân đầu ngựa còn được biết đến với cái tên Barnard 33, là một đám khí đen, lạnh và bụi, đối nghịch với tinh vân lấp lánh IC434. Vùng sáng trên đỉnh góc trái là một ngôi sao trẻ bị bao vây bởi làn khói bụi. Tuy nhiên những bức xạ từ ngôi sao nóng này đang ăn mòn dần đám khói đen. Phía trên đầu cũng đang được điêu khắc bởi bức xạ từ một ngôi sao lớn nằm trong phạm vi quan sát và tình cờ tạo thành hình giống đầu ngựa. Hình dạng bất thường của tinh vân này đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800.
11. Tinh vân đầu ngựa còn được biết đến với cái tên Barnard 33, là một đám khí đen, lạnh và bụi, đối nghịch với tinh vân lấp lánh IC434. Vùng sáng trên đỉnh góc trái là một ngôi sao trẻ bị bao vây bởi làn khói bụi. Tuy nhiên những bức xạ từ ngôi sao nóng này đang ăn mòn dần đám khói đen. Phía trên đầu cũng đang được điêu khắc bởi bức xạ từ một ngôi sao lớn nằm trong phạm vi quan sát và tình cờ tạo thành hình giống đầu ngựa. Hình dạng bất thường của tinh vân này đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800.
12. Ánh sáng nhảy múa của cực quang trên sao Thổ. Nhìn từ không gian, một cực quang xuất hiện như một chiếc nhẫn khí phát sáng bao quanh vùng cực của sao Thổ. Cực quang xuất hiện khi các hạt tích điện trong không gian va chạm vào từ trường của hành tinh. Các hạt tích điện tăng gia tốc lên mức năng lượng cao sau đó tạo thành dòng trong bầu khí quyển phía trên. Nhiều lần va chạm với các chất khí trong bầu khí quyển của hành tinh đã tạo ra những tia năng lượng sáng dưới dạng có thể nhìn thấy, tia cực tím và tia hồng ngoại. Các nhà thiên văn đã kết hợp hình ảnh tia cực tím của khu cực Nam của sao Thổ với vùng ánh sáng nhìn thấy trên hành tinh cùng với những vòng tròn đồng tâm thu được từ cả kính thiên văn Hubble và tàu vũ trụ Cassini để tạo lên bức ảnh này.
12. Ánh sáng nhảy múa của cực quang trên sao Thổ. Nhìn từ không gian, một cực quang xuất hiện như một chiếc nhẫn khí phát sáng bao quanh vùng cực của sao Thổ. Cực quang xuất hiện khi các hạt tích điện trong không gian va chạm vào từ trường của hành tinh. Các hạt tích điện tăng gia tốc lên mức năng lượng cao sau đó tạo thành dòng trong bầu khí quyển phía trên. Nhiều lần va chạm với các chất khí trong bầu khí quyển của hành tinh đã tạo ra những tia năng lượng sáng dưới dạng có thể nhìn thấy, tia cực tím và tia hồng ngoại. Các nhà thiên văn đã kết hợp hình ảnh tia cực tím của khu cực Nam của sao Thổ với vùng ánh sáng nhìn thấy trên hành tinh cùng với những vòng tròn đồng tâm thu được từ cả kính thiên văn Hubble và tàu vũ trụ Cassini để tạo lên bức ảnh này.
13. Những đám mây đen trôi trong cảnh quan giống trong mơ của tinh vân Carina Nebula đã được tạo thành bởi gió thổi từ ngoài vào và bức xạ cực tím từ nhiều ngôi sao ma quái. Trong quá trình hình thành, những ngôi sao này sẽ tách nhỏ vật chất xung quanh và tạo ra các ngôi sao nhỏ.
13. Những đám mây đen trôi trong cảnh quan giống trong mơ của tinh vân Carina Nebula đã được tạo thành bởi gió thổi từ ngoài vào và bức xạ cực tím từ nhiều ngôi sao ma quái. Trong quá trình hình thành, những ngôi sao này sẽ tách nhỏ vật chất xung quanh và tạo ra các ngôi sao nhỏ.
14. Một quả cầu khí tinh tế trôi nhẹ nhàng vào không gian. Đây là kết quả của chất khí khi bị chấn động mạnh từ một siêu tân tinh. Với tên gọi SNR 0509-67,5, quả bong bong này là vết tích còn sót lại của vụ nổ sao mạnh trong dải thiên hà Large Magellanic Cloud (LMC),cách trái đất 160.000 năm ánh sáng. Những gợn sóng trên bề mặt quả cầu này có thể là do sự biến đổi nhẹ giữa mật độ khí giữa các ngôi sao với môi trường xung quanh và năng lượng thúc đẩy từ bên trong của các ngôi sao.
14. Một quả cầu khí tinh tế trôi nhẹ nhàng vào không gian. Đây là kết quả của chất khí khi bị chấn động mạnh từ một siêu tân tinh. Với tên gọi SNR 0509-67,5, quả bong bong này là vết tích còn sót lại của vụ nổ sao mạnh trong dải thiên hà Large Magellanic Cloud (LMC),cách trái đất 160.000 năm ánh sáng. Những gợn sóng trên bề mặt quả cầu này có thể là do sự biến đổi nhẹ giữa mật độ khí giữa các ngôi sao với môi trường xung quanh và năng lượng thúc đẩy từ bên trong của các ngôi  sao.
15. Hình ảnh gần gũi của dải thiên hà xoắn ốc NGC 2841.Một đỉnh sáng đánh dấu điểm trung tâm dải thiên hà. Bên ngoài vòng xoắn ốc là những làn bụi và những ngôi sao trẻ màu xanh bám theo từng vòng xoắn.
15. Hình ảnh gần gũi của dải thiên hà xoắn ốc NGC 2841.Một đỉnh sáng đánh dấu điểm trung tâm dải thiên hà. Bên ngoài vòng xoắn ốc là những làn bụi và những ngôi sao trẻ màu xanh bám theo từng vòng xoắn.
16. Đây là hình ảnh đầy đủ của giải thiên hà lùn NGC 4214 rực rỡ màu sắc . Hình ảnh này cho thấy một chuỗi các bước trong quá trình hình thành và tiến hóa các ngôi sao cũng như chòm sao, tất nhiên là cả những luồng khí phát sáng xung quanh các chòm sao. Thiên hà này cách trái đất khoảng 10 triệu năm. Các nhà thiên văn cũng đã quan sát thấy những cụm sao nhiều tuổi hơn nằm rải rác xung quanh thiên hà "gây giống sao" này. Điều đó chỉ ra rằng chu kỳ tạo sao hiện thời không phải là lần đầu tiên xảy ra trong khu vực này của vũ trụ. Ngoài ra, lượng khí hyđro dồi dào của thiên hà - thành phần chính cấu tạo nên các ngôi sao - cho thấy việc sản sinh sao tại đây nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục lâu dài trong tương lai.
16. Đây là hình ảnh đầy đủ của giải thiên hà lùn NGC 4214 rực rỡ màu sắc . Hình ảnh này cho thấy một chuỗi  các bước trong quá trình hình thành và tiến hóa các ngôi sao cũng như chòm sao, tất nhiên là cả những luồng khí phát sáng xung quanh các chòm sao. Thiên hà này cách trái đất khoảng 10 triệu năm. Các nhà thiên văn cũng đã quan sát thấy những cụm sao nhiều tuổi hơn nằm rải rác xung quanh thiên hà "gây giống sao" này. Điều đó chỉ ra rằng chu kỳ tạo sao hiện thời không phải là lần đầu tiên xảy ra trong khu vực này của vũ trụ. Ngoài ra, lượng khí hyđro dồi dào của thiên hà - thành phần chính cấu tạo nên các ngôi sao - cho thấy việc sản sinh sao tại đây nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục lâu dài trong tương lai.
17. Bức ảnh tuyệt đẹp về ESO 77-14 giống như một vũ điệu không gian được thể hiện bởi một cặp thiên hà có kích thước tương đương nhau. Hai dấu hiệu rõ ràng về cuộc chiến lực hút giữa hai dải thiên hà là cây cầu vật chất kết nối chúng với nhau và sự tách rời hai cơ thể chính.Thiên hà bên phải có cánh tay dài hơn, màu xanh nhạt trong khi thiên hà kia có cánh tay ngắn hơn và màu đỏ hơn.Cặp tương tác này nằm trong chòm sao Indus,Ấn Độ.
17. Bức ảnh tuyệt đẹp về ESO 77-14 giống như một vũ điệu không gian được thể hiện bởi một cặp thiên hà có kích thước tương đương nhau. Hai dấu hiệu rõ ràng về cuộc chiến lực hút giữa hai dải thiên hà là cây cầu vật chất kết nối chúng với nhau và sự tách rời hai cơ thể chính.Thiên hà bên phải có cánh tay dài hơn, màu xanh nhạt trong khi thiên hà kia có cánh tay ngắn hơn và màu đỏ hơn.Cặp tương tác này nằm trong chòm sao Indus,Ấn Độ.
18. Đám mây này có tên là tinh vân hành tinh IC 4593. Tinh vân hành tinh được tạo thành khi các ngôi sao lột bỏ lớp vật chất bên ngoài vào không gian trong giao đoạn cuối đời. Tia cực tím từ các ngôi sao còn sót lại làm cho các vật chất phát sáng. IC 4593 nằm ở phía Bắc chòm sao Hercules, cách trái đất 7000 năm ánh sáng
18. Đám mây này có tên là tinh vân hành tinh IC 4593. Tinh vân hành tinh được tạo thành khi các ngôi sao lột bỏ lớp vật chất bên ngoài vào không gian trong giao đoạn cuối đời. Tia cực tím từ các ngôi sao còn sót lại làm cho các vật chất phát sáng. IC 4593 nằm ở phía Bắc chòm sao Hercules, cách trái đất 7000 năm ánh sáng
19. Messier 12 hay còn gọi là NGC 6218 là một cụm sao cầu trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Messier 12 cách xa Trái Đất khoảng 16.000 năm ánh sáng và có đường kính không gian khoảng 75 năm ánh sáng. Các ngôi sao sáng nhất của Messier 12 có cấp sao biểu kiến khoảng 12. Nó là một cụm sao cầu tập hợp khá lỏng lẻo và từng có thời được coi là một cụm sao phân tán tập trung chặt chẽ. Cụm sao này có một lượng thấp bất thường các sao có khối lượng thấp. Các tác giả phỏng đoán rằng chúng đã bị ảnh hưởng hấp dẫn của Ngân Hà tách ra khỏi cụm sao
19. Messier 12  hay còn gọi là NGC 6218 là một cụm sao cầu trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Messier 12 cách xa Trái Đất khoảng 16.000 năm ánh sáng và có đường kính không gian khoảng 75 năm ánh sáng. Các ngôi sao sáng nhất của Messier 12 có cấp sao biểu kiến khoảng 12. Nó là một cụm sao cầu tập hợp khá lỏng lẻo và từng có thời được coi là một cụm sao phân tán tập trung chặt chẽ. Cụm sao này có một lượng thấp bất thường các sao có khối lượng thấp. Các tác giả phỏng đoán rằng chúng đã bị ảnh hưởng hấp dẫn của Ngân Hà tách ra khỏi cụm sao
20. Hình ảnh thiên hà xoắn ốc NGC 4911, cách trái đất 320 triệu năm ánh sáng trông giống như một khuôn mặt trang nghiêm nằm giữa chòm sao Coma Cluster.
20. Hình ảnh thiên hà xoắn ốc NGC 4911, cách trái đất 320 triệu năm ánh sáng trông giống như một khuôn mặt trang nghiêm nằm giữa chòm sao Coma Cluster.
21. Các thiên hà Antennea và một cặp hợp nhất hai thiên hà xoắn ốc Antennae: Hai thiên hà này bắt đầu tương tác với nhau cách đây vài triệu năm và tạo ra các thiên hà Antennae, là thế hệ thiên hà trẻ nhất có chứa hàng chục ngàn ngôi sao. Những đốm màu cam phía bên trái và phải là lõi của hai thiên hà ban đầu,vùng màu nâu là các ngôi sao già. Hai thiên hà được tô điểm bằng các vùng sao xanh lấp lánh bao quanh do khí hydro phát sáng. Những thiên hà Antennea giống như những cánh tay xòe ra xung quanh lõi của hai thiên hà gốc.
21. Các thiên hà Antennea và một cặp hợp nhất hai thiên hà xoắn ốc Antennae:
Hai thiên hà này bắt đầu tương tác với nhau cách đây vài triệu năm  và tạo ra các thiên hà Antennae, là thế hệ thiên hà trẻ nhất có chứa hàng chục ngàn ngôi sao. Những đốm màu cam phía bên trái và phải là lõi của hai thiên hà ban đầu,vùng màu nâu là các ngôi sao già. Hai thiên hà được tô điểm  bằng các vùng sao xanh lấp lánh bao quanh do khí hydro phát sáng. Những thiên hà Antennea giống như những cánh tay xòe ra xung quanh lõi của hai thiên hà gốc.
22. Nằm trong chòm sao Virgo, Macs 1206 gồm nhiều dải thiên hà bị hút vào với nhau bởi lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn uốn cong khoảng không xung quanh tạo ra hình ảnh những dải ngân hà xa xôi bị biến dạng . Vệt màu cam phía bên phải là hình ảnh một thiên hà bị bóp méo.
22.  Nằm trong chòm sao Virgo,  Macs 1206 gồm nhiều dải thiên hà bị hút vào với nhau bởi lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn uốn cong  khoảng không xung quanh tạo ra hình ảnh những dải ngân hà xa xôi bị biến dạng . Vệt màu cam phía bên phải là hình ảnh một thiên hà bị bóp méo.
23. Tinh vân ít được biết đến là IRAS 05437+2502 thuộc chòm sao Taurus (the Bull) gần mặt phẳng trung tâm của thiên hà Milkly Way.
23. Tinh vân ít được biết đến là IRAS 05437+2502 thuộc chòm sao Taurus (the Bull) gần mặt phẳng trung tâm của thiên hà Milkly Way.
24. Với đôi cánh dang rộng , Sharpless 2-106 (còn được gọi là Sh-106 hay S106) đã để lại dấu ấn mạnh bằng bức hình tuyệt đẹp. Tinh vân này xuất hiện trong vùng biệt lập của thiên hà Milky Way. Hai đôi cánh khí siêu mỏng phát sáng màu xanh và kéo dài ra ngoài từ phía sao trung tâm. Một vòng bụi và khí bao quanh ngôi sao giống như vành đai , mở rộng thành hình “ đồng hồ cát”.
24. Với đôi cánh dang rộng , Sharpless 2-106 (còn được gọi là Sh-106 hay S106) đã để lại dấu ấn mạnh bằng bức hình tuyệt đẹp. Tinh vân này xuất hiện trong vùng biệt lập của thiên hà Milky Way. Hai đôi cánh khí siêu mỏng phát sáng màu xanh và kéo dài ra ngoài từ phía sao trung tâm. Một vòng bụi và khí bao quanh ngôi sao giống như vành đai , mở rộng thành hình “ đồng hồ cát”.
25. Hơn 12 tỷ năm lịch sử vũ trụ đã được thể hiện trong bức tranh toàn cảnh lấp lánh đầy màu sắc của hàng ngàn thiên hà trong từng giai đoạn khác nhau cùng tụ hội này.Có những thiên hà gần nhất, nhìn thấy rõ nhất tồn tại cách đây 1 tỷ năm và những thiên hà xa nhất cũng xuất hiện hơn 13 tỷ năm trước đây.
25. Hơn 12 tỷ năm lịch sử vũ trụ đã được thể hiện trong bức tranh toàn cảnh lấp lánh đầy màu sắc của hàng ngàn thiên hà trong từng giai đoạn khác nhau cùng tụ hội này.Có những thiên hà gần nhất, nhìn thấy rõ nhất  tồn tại cách đây 1 tỷ năm và những thiên hà xa nhất  cũng xuất hiện hơn 13 tỷ năm trước đây.
Tạ Vân