69 lao động Việt Nam tại Malaysia không bị bỏ đói

20/03/2012 06:53
Ngọc Quang
(GDVN) - Các lao động không bị bỏ đói, hay bóc lột như nô lệ và kêu cứu như thông tin đưa ra từ một tờ báo địa phương của Malaysia.

Ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) khẳng định với báo chí vào chiều 19/3: “Trong khi nghỉ chờ việc, 69 lao động Việt Nam do Công ty môi giới ASMANA giới thiệu vẫn được trả lương cơ bản 500 ringgit/tháng (tương đương 3,4 triệu đồng). Các lao động nói trên không bị bỏ đói, hay bóc lột như nô lệ và kêu cứu như thông tin đưa ra từ một tờ báo địa phương của Malaysia.”.

Vào sáng 19/3, thông tin 69 lao động Việt Nam bị bóc lột tại Malaysia đã khiến dư luận vô cùng hoang mang, thông tin này cũng có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác lao động của hai quốc gia.

Cũng theo ông Đào Công Hải: “Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia ngay trong sáng nay đã có báo cáo toàn bộ sự việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước. Thời điểm này là hạn cuối Cục Nhập cư Malaysia cho phép các lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện đăng ký với Cục Nhập cư để hợp thức hóa. Việc tiến hành truy quét là việc Cục Nhập cư Malaysia đang thực hiện đối với lao động cư trú bất hợp pháp của tất cả các nước chứ không chỉ riêng lao động Việt Nam.

Đối với những lao động Việt Nam sang Malaysia làm công việc dọn dẹp vệ sinh tại các bệnh viện ở bang Penang, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, có 72 lao động Việt Nam do Công ty cổ phần Việt Hà (Hà Tĩnh) đưa sang từ tháng 6/2010 theo hợp đồng cung ứng lao động ký kết với Công ty ASMANA. Sau đó có 3 lao động về nước trước hạn vì lý do sức khỏe.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia khẳng định, thời gian 1 năm đầu tiên, các lao động trên có công việc tốt, mức thu nhập ổn định từ 1.200 – 1.500 ringgit/tháng, được chủ sử dụng bố trí ăn, ở, sinh hoạt tại công ty”.

Theo quy định, hàng năm chủ sử dụng phải gia hạn visa cho lao động, nhưng Công ty ASMANA mới chỉ làm cho lao động giấy lưu trú đặc biệt. Vì vậy khi cơ quan nhập cư Malaysia kiểm tra đột xuất 3 lao động Việt Nam đều không có visa nên họ đã kiểm tra toàn bộ số lao động do Công ty ASMANA cung ứng cho nhà thầu chính là Công ty FABER và họ phát hiện cả 69 lao động Việt Nam và 80 lao động của Nepal đều hết hạn visa.

Trong quá trình giải quyết sự việc này, Công ty FABER đã tạm dừng nhận các lao động do ASMANA cung ứng, dẫn đến việc 26 lao động Việt Nam muốn được về nước, còn 43 lao động vẫn muốn ở lại làm việc bình thường.

Sáng 19/3, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã làm việc với Cục Lao động và Cục Nhập cư Malaysia để đưa toàn bộ số lao động trở lại KTX. Hiện, Cục Nhập cư Malaysia đã yêu cầu các lao động đi khám sức khỏe và cấp visa tiếp. 26 lao động muốn về nước cũng sẽ được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tạo điều kiện.

Đối với 43 lao động vẫn muốn ở lại làm việc đã được Công ty NS Medic của Malaysia nhận vào làm việc khi làm xong thủ tục gia hạn visa.

Các công việc giải quyết cho các lao động Việt Nam vẫn đang được các cơ quan ngoại giao, lao động của Việt Nam tích cực giải quyết.

Điểm nóng:
Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng những cổ vật... có tiền cũng không mua được

Chùm ảnh: Đỏ mặt với những hành động "khó đỡ" của thiếu nữ Việt (P12)

Sự thật đằng sau việc ủy quyền của nữ đại gia thủy sản Cận cảnh các "truyền nhân" của thạc sĩ thôi miên "giá khủng" trổ tài

Vụ Đoàn Văn Vươn: "Bố đi chơi mai về, vì mẹ cháu bảo thế"

Chùm ảnh: Xế hộp gây tai nạn liên hoàn, 3 xe máy nát như sắt vụn
Em trai của nữ đại gia “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh đột ngột tự tử Hình ảnh mới nhất về cuộc sống của người thân ông Đoàn Văn Vươn

Ngọc Quang