Nhật ký Chí Viễn:

Giáo viên THPT Thường Tín “trẻ ra” sau chuyến đi từ thiện vùng cao

23/03/2012 06:00
Kim Ngân
(GDVN) - Thấy yêu đời, thấy quý trọng cuộc sống hơn sau chuyến đi từ thiện Chí Viễn, những giáo viên trường THPT Thường Tín sẽ tiếp tục đồng hành “bữa cơm có thịt” cho học sinh vùng cao cùng báo GDVN.
Đến với chuyến đi từ thiện Chí Viễn, Tràng Khánh, Cao Bằng cùng báo Giáo dục Việt Nam lần này còn có sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô trường THPT Thường Tín. Mặc dù tuổi cao, nhưng với tấm lòng chia sẻ, yêu thương, các thầy cô vẫn hòa chung vào không khí giao lưu ấm cúng dưới mưa với học sinh Chí Viễn.

Về đến Hà Nội lúc hơn 4 giờ sáng và cả ngày hôm đó phải đứng lớp 4 – 5 tiết học, nhưng không làm các thầy cô mệt mỏi.

Cô giáo Ngô Thị Hằng, nguyên Phó hiệu trưởng trường THPT Thường Tín, Hà Nội,  mặc dù đã về hưu, nhưng vẫn muốn tham gia cùng đoàn để trao trực tiếp những phần quà cho các học sinh miền núi.

Cô giáo Ngô Thị Hằng (nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín) thấy "trẻ ra" khi trải qua 2 ngày đi từ thiện tại Chí Viễn, Cao Bằng.
Cô giáo Ngô Thị Hằng (nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín) thấy "trẻ ra" khi trải qua 2 ngày đi từ thiện tại Chí Viễn, Cao Bằng.

NĐT Đỗ Việt Khoa không bao giờ “mệt mỏi” với những chuyến đi từ thiện

NĐT Đỗ Việt Khoa không bao giờ “mệt mỏi” với những chuyến đi từ thiện

Tâm sự của những phóng viên tập sự sau chuyến đi từ thiện ở Chí Viễn

Tâm sự của những phóng viên tập sự sau chuyến đi từ thiện ở Chí Viễn

Thay đổi cách sống qua những chuyến đi từ thiện

Thay đổi cách sống qua những chuyến đi từ thiện

Cô Hằng quan niệm rằng: “Muôn thuở con người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”. Đơn giản là xuất phát từ tình cảm của con người, tình thương giữa người với người sống để yêu nhau, nên mình sắp xếp thời gian để tham gia”.

Cô tâm sự rằng, chuyến đi lần này nhiều cảm xúc. Đặc biệt là ấn tượng khoảnh khắc giao lưu cùng các em nhỏ. Dù ở vùng sâu xa như thế nhưng học sinh rất vô tư và hiếu khách, thể hiện qua ánh mắt háo hức chờ đón, qua việc múa hát dưới trời mưa…

“Mình nghĩ mỗi con người Việt Nam luôn có một sự chia sẻ và cần yêu thương. Mình thấy chuyến đi có nhiều giá trị ý nghĩa lớn lắm, không có gì so sánh bằng. Nước ta còn quá nhiều khó khăn, càng đi càng thấy nhiều người vất vả, thiếu thốn. Giá trị và ý nghĩa nhất là đến được với những con người nhiều khó khăn. Khoảnh khắc giao lưu toát lên sự ấm cúng mặc dù thời tiết rét mướt, khắc nghiệt, mưa dầm, gió bấc. Đó là điều đáng quý nhất”, cô Hằng tâm sự.

Trở về sau chuyến đi vùng cao đầu tiên này, cô Hằng tâm sự với đồng nghiệp, làng xóm về cuộc sống vất vả của người dân trên Chí Viễn, Trùng Khánh Cao Bằng. Cô còn hóm hỉnh nói rằng: "Đi từ thiện vùng cao thấy mình trẻ ra nhiều..."

Cô Phan Thị Kim Dung, giáo viên tiếng Anh trường THPT Thường Tín: Luôn mong muốn làm điều gì cho cộng đồng nhưng chưa có dịp nào để thực hiện. Lần này báo Giáo dục Việt Nam tổ chức “bữa cơm có thịt” cho học sinh vùng cao Chí Viễn, Trùng Khánh, Cao Bằng vào dịp cuối tuần nên cô đăng ký luôn. 

Trước ngày đi, cô Kim Dung đã thấy được những hình ảnh khó khăn, thiếu thốn của học sinh vùng cao Yên Bái, Sơn La, Hà Giang khiến cô xót xa rớt nước mắt. Nên chuyến này đi, cô đã xin được hơn 40 chiếc quần bò để mang chút ấm áp, niềm vui nho nhỏ, niềm tin cho các cháu Chí Viễn, Trùng Khánh, Cao Bằng.

“Chuyến đi rất bổ ích vì được gặp gỡ và giao lưu với mọi người. Tôi thấy có nhiều người có tấm lòng nhân hậu quá. Nhiều tầng lớp trong xã hội đều có tâm hướng thiện, mọi người sống với nhau thân thiết. Sau chuyến đi tôi và các thầy cô trong đoàn đều thấy yêu đời hơn, phải sống tốt hơn và chia sẻ nhiều hơn”, cô Kim Dung tâm sự.

Cô Kim Dung (GV tiếng Anh trường THPT Thường Tín) sau chuyến đi từ thiện nhận ra rằng đất nước này còn nhiều người còn khó khăn quá, và cũng có nhiều tấm lòng từ thiện sẵn sàng sẻ chia yêu thương.
Cô Kim Dung (GV tiếng Anh trường THPT Thường Tín) sau chuyến đi từ thiện nhận ra rằng đất nước này còn nhiều người còn khó khăn quá, và cũng có nhiều tấm lòng từ thiện sẵn sàng sẻ chia yêu thương.

Ấn tượng chuyến đi đối với cô Dung là: “Mặc dù 2h đoàn mình mới đến, nhưng đã thấy các cháu hồ hởi ngồi đón đoàn trước đó 2 tiếng, tôi có cơ hội được trò chuyện với phụ huynh học sinh, nhìn họ rất phấn khởi, cảm động. Đó là điều đáng quý đối với bản thân tôi”. 

Đôi vợ chồng thầy cô Trần Trọng Dân và Trương Thị Thu Hà (GV Văn, trường THPT Thường Tín) cũng có nhiều cảm xúc và kỷ niệm đáng nhớ đi tham gia cùng đoàn từ thiện lần này.

Vợ chồng thầy Dân, cô Hà - GV Văn trường THPT Thường Tín (trái) có thêm nhiều kỷ niệm, cảm xúc sau chuyến đi. chuyến đi
Vợ chồng thầy Dân, cô Hà - GV Văn trường THPT Thường Tín (trái) có thêm nhiều kỷ niệm, cảm xúc sau chuyến đi. chuyến đi

Nói về lý do đi cùng đoàn báo Giáo dục Việt Nam, cô Thu Hà tâm sự: “Vợ chồng mình muốn thực tế đến với các em để về kể cho các học sinh và các con mình về hoàn cảnh khó khăn của các bạn học sinh miền núi. Và sâu xa hơn là xuất phát từ truyền thống “lá lành đùm lá rách”, chia sẻ để yêu thương”.

“Biết đến chuyến đi qua thầy Đỗ Việt Khoa, hai vợ chồng không ngần ngại quyết định đi ngay. Có duyên đến, mình hoan hỉ để huy động quyên góp. Đi mới thấy trên đất nước Việt Nam có nhiều tấm lòng từ thiện. Là một giáo viên dạy Văn biết được các em hàng ngày vẫn phải đi bộ đường rừng để đến trường, cuộc sống chưa đầy đủ nhưng vẫn các em vẫn nỗ lực, vô tư”, thầy Dân cho biết.

Cô Thu Hà còn bộc bạch rằng hy vọng không phải chứng kiến hoàn cảnh các em học sinh phải đi bắt thịt chuột để ăn hay không có dép để đi trong mùa đông giá buốt, sợ mình khó cầm được nước mắt.

Hai vợ chồng sẽ kể cho các con về chuyến đi để trân trọng cuộc sống hơn, biết mở lòng, yêu thêm cuộc sống, chia sẻ yêu thương hơn và biết thế nào là đủ bởi trên đất nước còn quá nhiều người khó khăn hơn mình.

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

.

Dự kiến cứ 2 - 3 tuần, Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức một chuyến đi thăm và tặng quà tới các em học sinh vùng cao. Báo rất mong  tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý bạn đọc trong thời gian tới.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về:

- Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn


Kim Ngân