Thầy giáo mù và mái ấm tình thương

23/03/2012 06:00
Thanh Ba – Nguyễn Lệ
(GDVN) - Lớp học mà cả thầy, trò đều có nhiều cái chung, song điểm chung lớn nhất là họ đến với cuộc đời này bằng những số phận không mấy vẹn toàn.
Ở lớp học mà cả thầy và trò đều có nhiều cái chung: ăn chung, ở chung, kể cả ngủ chung và trên hết điểm chung lớn nhất là họ đến với cuộc đời này bằng những hình hài, số phận không mấy vẹn toàn. Nhưng ở nơi đó, ngày ngày họ vẫn đang âm thầm trỗi dậy với mong muốn vượt lên trên số phận oan nghiệt đã gieo rắc vào cuộc đời mình, biến cuộc sống vốn không mấy tươi đẹp trở nên ý nghĩa…
Thầy giáo mù…
Ở thầy, tôi thấy toát lên sự lạc quan, niềm hi vọng và trên hết là tình yêu cuộc đời
Ở thầy, tôi thấy toát lên sự lạc quan, niềm hi vọng và trên hết là tình yêu cuộc đời
Chúng tôi đã nghe nhiều chuyện về ngôi nhà tình thương kiêm lớp học mang tên Hướng Dương ở Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, về những điều được cho là thần kì đã diễn ra tại đây mà người tạo nên những điều đó chính là chủ ngôi nhà tình thương Đặng Ngọc Duy, người mà người dân thủ phủ Tam Kỳ trìu mến gọi bằng cái tên “Thầy hiệu trưởng của trẻ bất hạnh”. Họ gọi vậy cũng không sai, vì chính thầy là người đã dựng nên cái cơ ngơi, mái ấm cho trẻ khuyết tật và cũng chính thầy là người đi nhặt nhạnh rồi ‘kết nạp’ vào đây những thành viên mới mà với bản thân thầy, họ không có một chút máu mủ ruột rà hay thậm chí bà con thân thích.

Khá tò mò về người thầy khiếm thị này cũng như về cái lớp học mang tên của một loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ, khát khao được sống, được hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời khi lúc nào cũng hướng về phía mặt trời mọc. Những ngày sau tết, khi không khí đón xuân vẫn ngập tràn trên khắp các nẻo đường trong thành phố, chúng tôi tìm đến địa chỉ mà mình cần hướng đến tại số nhà 79 , đường Tiểu La.

Nghe tiếng gọi cửa, từ trong nhà một người đàn ông tầm tuổi trung niên, dáng hình mảnh khảnh, tay mò mẫm dò đường bước ra cổng rồi cất tiếng chào nhẹ nhàng với cử chỉ điềm đạm vẻ thư sinh. Hỏi ra mới biết ông chính là người mà chúng tôi cần tìm – “chủ” mái nhà tình thương Hướng Dương.

Khi chúng tôi bắt chuyện, hỏi về cuộc đời mình thì trên gương mặt tinh tươi của người đàn ông ấy bỗng đậm chất u sầu rồi trở nên tối sầm lại, toát lên vẻ buồn bã của một người mang nhiều tâm sự.

Thế rồi thầy bắt đầu dẫn dắt chúng tôi đi dọc dài, xuyên suốt cả hành trình hơn 35 năm có mặt trên cõi đời này, nhưng đã hơn 20 năm qua thầy không còn được nhìn thấy được thế giới tươi đẹp diễn ra quanh mình.

“Cũng như bao đứa trẻ khác cùng trang lứa, đến tuổi cập kê đi học tôi cũng đến trường học cái chữ, con số, cũng có những tháng ngày tuổi thơ đẹp đẽ nhất với một con người ở nơi chôn rau cắt rốn. Thế nhưng những ngày tháng tươi đẹp đó đã hoàn toàn khép lại vào năm tôi học lớp 6, vì tò mò muốn vặn một vật sắt có hình thù rất lạ nằm dọc bên đường đến trường nhưng không biết đó là kíp nổ. Tôi còn nhớ như in cái giây phút kinh hoàng đó, một tiếng nổ vang đùng cùng với đó là tiếng kêu thét gào lên vì hai mắt cứ cay xè nhắm nghiền lại rồi mê man. Đến lúc tỉnh thì mới biết hai mắt mình đã mù lòa…”, thầy Duy nhớ lại.

Nỗi đau người chị nuôi em trai tâm thần

Nỗi đau người chị nuôi em trai tâm thần

Cám cảnh thân cò “nuôi đủ 5 con với 1 chồng…”

Cám cảnh thân cò “nuôi đủ 5 con với 1 chồng…”

Mua con chữ với giá 1.000 đồng

Mua con chữ với giá 1.000 đồng


Và kể từ khi hai mắt bị mù, ước mơ đến trường của thầy đành gác lại và một thời gian dài ở nhà phụ ba mẹ nấu bánh ú mang ra chợ bán, chăm con gà con lợn. Thế nhưng khát vọng được học hành đến nơi đến chốn vẫn không khi nào thôi âm ỉ cháy trong con tim của cậu bé vừa trải qua một biến cố tai ương.

Kể đến đây, thầy ngấn lệ: “Khoảng thời gian sau khi bị tai nạn với tôi là khoảng thời gian tăm tối, đau khổ nhất. Suốt ngày quanh quẩn trong nhà nghe tiếng tụi bạn í ới rủ nhau đi học trong lòng lại thấy thèm khát được đến trường.

Và trong một lần nghe thông tin trên đài, tôi xin ba mẹ cho ra Đà Nẵng tiếp tục theo học. Nhưng tôi phải bắt đầu học lại từ năm lớp một bằng chữ braille dành cho trẻ khiếm thị”.

Bằng phẩm chất cần cù, chịu khó cộng với sự thông minh vốn có, thầy nhanh chóng tiếp thu được loại chữ nổi này trong vòng một tuần rồi nhanh chóng tốt nghiệp tiểu học lần hai trong vòng 3 năm học xa nhà. Cho đến nay khi nhớ lại điều này, thầy vẫn bật cười, vì xưa nay người ta thường tốt nghiệp 2 trường đại học, chỉ riêng mình thầy là tốt nghiệp hai trường…tiểu học.
“Đâm lao thì phải theo lao”, với suy nghĩ đã chọn con đường học vấn làm con đường duy nhất giúp mình sống có ý nghĩa, sau khi tốt nghiệp tiểu học, thầy tiếp tục học lên đến cấp 2, cấp 3, rồi kì diệu hơn với một cậu học trò yếu ớt, mù lòa năm xưa lại đỗ vào khoa Văn, trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam (nay là Đại học Quảng Nam) ngay năm đầu tiên dự thi. Và chính vì được đào tạo, tu dưỡng trong môi trường này, thầy đã hòa nhập cộng đồng và phát huy những tố chất thiên bẩm của mình.

Với tài năng văn chương trời phú, ngay từ nhỏ đã biết làm thơ, hành thơ ở nhiều thể loại, viết văn, thầy đã vận dụng mọi khả năng bản thân có thể và sáng tác nên nhiều tác phẩm làm rung động với những ai từng một lần thưởng thức.

Và tập thơ Sắc màu âm thanh (xuất bản năm 2007) là minh chứng rõ ràng nhất cho tâm hồn thơ ca lay láng của thầy giáo mù này, vì cho đến nay tập thơ đang được phát hành rộng rãi trong các quầy sách, nhà trường các cấp, được đông đảo độc giả yêu thích tìm đọc.

“Đó là những bài thơ nói về quê hương, gia đình và kể cả những cung bậc tâm trạng của con người, đặc biệt hướng đến ở đây là những con người bất hạnh, không được lành lặn…’’, thầy Duy nói về tập thơ của mình. Những con người không lành lặn mà thầy nhắc tới có lẽ không ai khác chính là những phận người có hoàn cảnh như những sinh linh, mầm non nhỏ bé trong mái ấm tình thương của thầy.


Lớp học mang tên Hướng Dương ở Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
Lớp học mang tên Hướng Dương ở Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam


Và mái ấm tình thương
Nghe thầy trò chuyện, có lẽ con đường đến với tận cùng tri thức không phải là mục tiêu, ước muốn cao cả của con người bình dị mà cao quí này hướng đến mà đó là ước mơ được cống hiến, mong một ngày được lấy sức mình che chở, nâng đỡ những con người có hoàn cảnh trớ trêu, mang hình hài không bình thường mà tạo hóa ban cho.

“Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi không có kế hoạch gì ngoài dự định nung nấu bấy lâu nay đó là mở một lớp học đồng thời là căn nhà cho những trẻ khuyết tật có cơ hội biết đọc, biết viết và tự tin hòa nhập cộng đồng. Để thực hiện được điều này, tôi đã lặn lội vào Sài Gòn, đến với những mái ấm tình thương như vậy để xem thử nó được tổ chức như thế nào mà học hỏi chứ ở quê lúc đó chưa có một cơ sở nào hoạt động với mục đích trên. Và cũng trong khoảng thời gian vào Nam, tôi bắt đầu viết thơ, viết văn nhiều hơn gửi đăng báo, một phần giúp trang trải cuộc sống, một phần tích góp thực hiện mơ ước bấy lâu”, thầy bộc bạch.
Và đến năm 2009, một ngôi nhà dành cho những trẻ mồ côi, khuyết tật được dựng lên với kinh phí hoàn toàn của người đàn ông khiếm thị dành dụm, tiết kiệm suốt hàng chục năm.

Ban đầu mái nhà tình thương Hướng Dương chỉ có 10 em, nhưng đến nay con số đó đã lên đến 22 em, đa phần mấy em đều mồ côi cha mẹ như em Nguyễn Thị Vũ (10 tuổi, quê ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam). Ba mẹ Vũ mất từ lúc em mới lên 2, bản thân em lại bị thiểu năng trí tuệ, từ nhỏ em sống với bà nội, thế rồi bà cũng mất, đến năm 2009, em được nhận vào đây học chữ và được nuôi dưỡng.

Có hoàn cảnh đáng thương không kém là trường hợp của hai em Nguyễn Thị Sinh và Hồ Thị Bình (cùng 11 tuổi, dân tộc Ca dong, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), cả hai đều bị khiếm thị từ nhỏ và các em đến mái nhà tình thương nơi đây đều được dạy bằng chữ brail như chính người thầy các em đã được học.
Nói về lớp học của mình, thầy Duy cho biết: “Do độ tuổi của các em đến đây nằm trong khoảng từ 6 đến 16 tuổi nên rất khó có thể xếp lớp. Vì vậy lớp không chia theo độ tuổi mà chia theo khả năng học của các em, nhiều em dù lớn tuổi nhưng vẫn học lớp một, còn những em nhỏ tuổi nhưng chương trình lớp một đã nắm được có thể chuyển lên lớp 2”.

Và cũng theo thầy Duy, do điều kiện sinh hoạt và học tập đều được gói gọn trong cùng căn nhà không lấy gì làm rộng nên việc học ở đây được tổ chức theo hình thức lớp ghép, các em đều học chung trong một phòng, chỉ khác nhau chương trình dạy.
Ngoài bản thân thầy là giáo viên chủ giảng, thầy còn nhận một cô giáo vừa tốt nghiệp cách đây 2 năm về trợ giảng cho mình, nhằm giúp các em có điều kiện tốt nhất nắm bắt kiến thức.

“Lần đầu nhìn thấy cảnh thầy vừa dạy vừa nắm vạt áo lau mồ hôi mà thấy thương lắm, thương cả thầy và thương cả những em nhỏ nơi đây, từ đó tôi quyết định về đây giảng dạy. Mặc dù lương hưởng không cao, công việc lại vất vả gấp chục lần dạy bên ngoài nhưng đổi lại tôi đã tìm thấy niềm vui ở chính mái nhà tình thương này và nhờ thầy mà tôi thấy cuộc sống này luôn tồn tại một phương châm sống ý nghĩa “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên tham gia trợ giảng cho thầy Duy chia sẻ.

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Video Clip

Thanh Ba – Nguyễn Lệ