Cách xử trí khi tim ngừng đập đột ngột

22/03/2012 10:40
Theo Phụ nữ TPHCM
Khi tim ngừng đập đột ngột phải biết cách cấp cứu đúng phương pháp và kịp thời mới giúp nạn nhân vượt qua cơn hiểm nghèo.
Khi tim ngừng đập đột ngột phải biết cách cấp cứu đúng phương pháp và kịp thời mới giúp nạn nhân vượt qua cơn hiểm nghèo.
Trong môi trường có nhiệt độ bình thường, sau khi tim ngừng đập đột ngột khoảng 3 giây, thì người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt do não thiếu oxy; sau 10 đến 20 giây bắt đầu mê man bất tỉnh; sau 30 đến 45 giây thì sẽ giãn đồng tử; sau một phút sẽ tắc thở; sau 4 phút tế bào não sẽ bị tổn thương không thể cứu vãn được.
 

Những thực phẩm giúp phòng chống ung thư

Những thực phẩm giúp phòng chống ung thư

Những món ăn dân dã cực tốt cho sức khỏe (P4)

Những món ăn dân dã cực tốt cho sức khỏe (P4)

Bưởi, chanh, ngải cứu: chữa khỏi bệnh cột sống?

Bưởi, chanh, ngải cứu: chữa khỏi bệnh cột sống?

15 loại thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ

15 loại thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ

Do tim ngừng đập một cách đột ngột, lập tức khiến cho người bệnh mất hết cảm giác. Những người bình thường thì thời gian cấp cứu tốt nhất là khoảng trong 4 - 6 phút. Vì vậy, đối với những người tim ngừng đập đột ngột, không nên tranh thủ thời gian đưa đến bệnh viện, mà nên kịp thời cấp cứu ngay.
Một khi phát hiện có người bị tim mạch, nên để cho người bệnh nằm thẳng ngay tại chỗ, nhanh chóng gây nôn, để tránh tắc đường hô hấp và thức ăn chảy ngược vào phổi, gây tắc thở và viêm phổi.
 
Nắm tay đấm vào vùng ngực của người bệnh, nhưng không nên quá mạnh và liên tục khoảng 3 - 4 lần, nhịp tim có thể sẽ được hồi phục. Nếu như đấm mấy lần không có kết quả, thì phải lập tức thay bằng cách ấn mạnh vào lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
 
Cởi cúc áo cổ và thắt lưng của người bệnh, cho nằm thẳng, bỏ gối đầu, đệm dưới bả vai, cho đầu của người bệnh ngửa ra đằng sau, sau đó làm hô hấp nhân tạo. Người làm hô hấp nhân tạo, một tay mở miệng, tay kia bịt chặt mũi của người bệnh, hít một hơi dài rồi thổi hơi vào mồm của người bệnh, sau đó lấy hai tay ấn lên lồng ngực của người bệnh để giúp người bệnh hô hấp.
 
Thường là làm hô hấp nhân tạo phối hợp cùng lúc với ấn lồng ngực của người bệnh, cứ ấn 5 lần thì làm hô hấp nhân tạo một lần; Nếu như chỉ có một người giúp cứu chữa, vừa phải ấn lồng ngực lại phải làm hô hấp nhân tạo thì cứ ấn 15 lần lại phải nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hai lần. Người bệnh nên nằm dưới đất hoặc nằm trên phản cứng hay tấm ván.
 
Người làm hô hấp nhân tạo để tay trái ở chỗ 1/3 dưới xương lồng ngực của người bệnh, tay phải để đè lên tay trái, hai tay vắt chéo thành hình chữ thập, duỗi thẳng hai tay, rồi dựa vào trọng lượng của cơ thể ấn xuống, với tốc độ mỗi phút khoảng 60 - 80 lần, cho đến khi động mạch của người bệnh hồi phục, chú ý không nên ấn quá mạnh, sẽ làm gãy xương sườn của người bệnh.
Theo Phụ nữ TPHCM