Nhiều cử nhân đại học nhập viện... tâm thần vì không xin được việc

23/03/2012 14:00
Thu Hòe
(GDVN) - Có trong tay tấm bằng ĐH nhưng nhiều cử nhân vẫn phải ngậm ngùi làm bồi bàn, bảo vệ, trông xe, công nhân lao động tay chân… và nhiều người trong số đó đã phải nhập viện tâm thần vì áp lực xin việc.
Tâm thần vì mãi không xin được… việc làm Thời gian gần đây, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tiếp nhận một bệnh nhân tâm thần do có 3 bằng ĐH nhưng không xin được việc làm. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành Tâm thần, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai là người khám và trực tiếp điều trị cho bệnh nhân này. Theo bác sỹ Dũng, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng tinh thần khủng hoảng cực độ, trầm cảm, thể chất suy nhược, thần kinh rối loạn có những hành vi không kiểm soát được… Chàng trai này quê gốc ở Quảng Ninh. Khi đến viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia điều trị mới tròn 26 tuổi, có trong tay 3 bằng ĐH (1 bằng ĐH Kinh tế, 1 bằng ĐH Luật, 1 bằng ĐH Mỏ - Địa chất).
Không ít tân cử nhân không vượt qua được áp lực xin việc làm sau khi tốt nghiệp đã phải nhập viên tâm thần vì khủng hoảng, rối loạn tâm thần sau tốt nghiệp. (Ảnh Thu Hòe - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Không ít tân cử nhân không vượt qua được áp lực xin việc làm sau khi tốt nghiệp đã phải nhập viên tâm thần vì khủng hoảng, rối loạn tâm thần sau tốt nghiệp. (Ảnh Thu Hòe - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Sau bao năm “mài đũng quần trên giảng đường ĐH”, ra trường không xin được việc làm với mức lương đủ sống, lại luôn đứng trước áp lực phải kiếm tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố, cậu cử nhân đã phải lao động ngoài giờ cật lực.

Uống thuốc độc tự tử, một nam sinh tử vong

Uống thuốc độc tự tử, một nam sinh tử vong

Nhanh tay đăng ký chụp ảnh mẫu cuộc thi “Nữ sinh trong mơ”

Nhanh tay đăng ký chụp ảnh mẫu cuộc thi “Nữ sinh trong mơ”

Đã làm rõ clip cô giáo dùng thước đánh học sinh tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Đã làm rõ clip cô giáo dùng thước đánh học sinh tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Lúc thì đi chạy bàn ở các quán ăn, nhà hàng, khi thì đi làm bảo vệ, trông xe, có khi lại cùng các cô chú trong xóm trọ đi làm các công việc tay chân nặng nhọc khác. “Sức ép kiếm tiền quá lớn, lại thêm việc cậu ấy cho rằng có 3 bằng ĐH nhưng không kiếm được một việc làm ưng ý là một bi kịch, một điều đáng xấu hổ. Các ức chế nảy sinh, tinh thần bất ổn định, ý nghĩ tiêu cực tích tụ nhiều trong đầu, dẫn đến bị tâm thần”, bác sỹ Dũng nói về nguyên nhân phát bệnh của bệnh nhân.Người trẻ bị tâm thần ngày càng nhiều Tương tự là trường hợp của Nguyễn Hương Thủy, quê Hải Dương, cử nhân Triết học, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Tốt nghiệp ĐH loại khá, chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm giỏi, đầy đủ chứng chỉ tin học, tiếng Anh A, B… nhưng Thủy vẫn không thể xin được việc đúng chuyên ngành tại thủ đô. Sau rất nhiều cố gắng rải hồ sơ, gửi CV qua mạng để tìm việc, Thủy đều bị “out” ở vòng phỏng vấn vì đâu đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc từ 1 -2 năm. Thêm vào đó là chuyên ngành Thủy theo học quá kén việc, ít nơi tuyển dụng. Từ chối viện trợ từ gia đình do ý thức của người trưởng thành, khát vọng muốn tự lập trỗi dậy sau khi ra trường, Thủy đã trải qua khoảng thời gian khủng hoảng thật sự sau khi tốt nghiệp. Và cuối cùng cô đã phải nhập viện điều trị vì rối loạn tâm thần cấp độ nặng. Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết, hiện nay, số người trẻ phải nhập viện do khủng hoảng tâm lý ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành Tâm thần, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành Tâm thần, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai 
Bác sỹ Dũng cho biết: “ Hầu hết, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như trầm cảm, sống co mình, không giao tiếp, giận mình, giận đời, hoảng loạn, kích động, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử… thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh ” Vài năm trở lại đây, trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, bênh viện Bạch Mai khám và điều trị, có tới 47% là người trẻ (dưới 30 tuổi). Và tỷ lệ những sinh viêm mới tốt nghiệp gặp phải những sang chấn, khủng hoảng tâm lý do áp lực xin việc cũng ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nhận định đây là một tỷ lệ rất cao và đáng báo động.Nguyên nhân khiến người nhiều bằng cấp nhập viện… tâm thần TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học từng cho biết: “Môi trường sống thay đổi, những vấp váp trong cuộc sống, những cú sốc, sang chấn tâm lý gặp phải do không đạt được mục đích đặt ra rất dễ đẩy con người vào trạng thái trầm cảm, sống co mình, giận đời, giận mình và có những hành xử không được hoàn thiện, thiếu tinh thần vị tha…” “Khi chưa được trang bị đầy đủ những kiến thúc và kỹ năng sống cần thiết đã vội vàng xông ra cuộc sống. Sự tin tưởng quá mức, tự tin thái quá để dẫn đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Điều này khiến con người dễ bị hụt hẫng và không chấp nhận được thất bại. Đây cũng là nguyên nhân của những sự khủng hoảng tâm thần…”, TS. Trịnh Hòa Bình cho biết thêm.
Một phụ huynh có con nhập viện điều trị rối loạn tâm thần tại Viện tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai hồi cuối năm 2011
Một phụ huynh có con nhập viện điều trị rối loạn tâm thần tại Viện tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai hồi cuối năm 2011
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng lại nhận định: “Các bạn trẻ, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, họ có ý thức và nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt được. Khi niềm tin bị sụp đổ, hy vọng nhiều rồi lại thất vọng ê chề, các bạn trẻ dần đánh mất sự cân bằng, gặp phải những tác động tiêu cực về tâm lý, dần dần phát triển thành bệnh…” Phải có những kỹ năng sống cần thiết TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Đứng trước những cú sốc trong cuộc sống, các bạn trẻ nên bình tĩnh đón nhận, coi đó như một thứ học phí để mua sự trải nghiệm, mua sự trưởng thành. Trước những thất bại đầu đời gặp phải trong cuộc sống, mỗi người phải có hình thức thư giãn nhất định, có sự chuyển đổi dạng thức lao động phù hợp như đang từ lao động trí óc căng thẳng chuyển sang các hoạt động lao động tay chân, hoạt động văn nghệ, thể thao...

Và điều quan trọng hơn, các bạn trẻ phải có sự bình tâm tĩnh trí, phải biết phân tích tương quan, phân tích yếu tố tình huống để tìm nguyên nhân của sự thất bại, biết được mình phù hợp với cái gì…”
Còn theo các chyên gia Sức khỏe tâm thần, khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ cần đến bệnh viên khám và xin tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực.
Thu Hòe