Do đâu châu Á nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới?

24/03/2012 10:33
My Thái
(GDVN) - Kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển mới đây đưa ra bản báo cáo về thị trường thương mại vũ khí toàn cầu.

Theo bản báo cáo này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu khác đều tập trung ở châu Á.
Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có sự gia tăng đáng kể về vũ khí trang bị là xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chiến lược dịch chuyển sang phía Đông mới đây của Mỹ.

Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ
Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ
Theo báo cáo của Trung tâm phân tích xu hướng buôn bán vũ khí toàn cầu cho biết, từ năm 2007 đến năm 2011, xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng trung bình 24% so với năm năm trước đó, trong đó, năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đều là những quốc gia châu Á.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%; châu Âu đứng thứ hai với 19%.
Tại sao các quốc gia châu Á lại gia tăng chi tiêu quốc phòng nhiều đến như thế? Các chuyên gia phân tích cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đảm bảo cho họ khả năng tăng nhanh cho phí cho quốc phòng.

Những năm gần đây là giai đoạn quan trọng để các nước châu Á-Thái Bình Dương đầu tư cho quốc phòng.
Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga
Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga
Chi tiêu quân sự của các nước châu Á trong những năm gần đây tăng mạnh, có một số lý do sau: thứ nhất, nằm ở chính các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore.
Thứ hai, hầu hết, nền quốc phòng các nước này trước đây đều không được đầu tư nhiều, bởi vậy bây giờ họ phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng được tình hình thay đổi của thế giới.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về nhập khẩu vũ khí, năm 2012 ngân sách quốc phòng của Ấn Độ sẽ tăng lên đến 42 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. 
Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang không hài lòng với vị trí số một tại khu vực Nam Á, mục tiêu chiến lược của nước này mở rộng tầm ảnh hướng của mình ra nhiều khu vực khác nữa. Cùng với đó là tiềm lực quân sự của Ấn Độ còn nghèo nàn, chủ yếu là những vũ khí đã cũ và lạc hậu.
Xe bọc thép Bronco của Singapore
Xe bọc thép Bronco của Singapore
Ngoài ra, trong năm trở lại đây, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chiếm thứ 3 thế giới.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu vũ khí không phải không có liên quan đến chiến lược quay lại châu Á của Mỹ, bởi Hoa Kỳ muốn thông qua việc xuất khẩu vũ khí để thắt chặt quan hệ với các đồng minh của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Ân Trác cho biết: “Mục tiêu đầu tiên trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh, điều này được thực hiện thông qua bán các vũ khí cho các nước này. Đây được coi là bước đi cực kỳ quan trọng”.
Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Trong thời gian gần đây, với những căng thẳng ngày căng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông. Để đảm bảo được an ninh quốc gia trước tình hình như vậy, các nước tại khu vưc châu Á-Thái Bình Dương không có cách lực chọn nào khác là phải tăng cường nhập khẩu vũ khí trang bị.
Với những diễn biến phức tạp tại khu vực, các chuyên gia cho rằng, một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc không đồng tình với quan điểm này. Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á tăng cường nhập khẩu vũ khí chủ yếu là do tình hình khu vực không ổn định.

Các nước châu Á đang muốn tăng cường phòng ngự chứ không có ý định tạo ra một cuộc xung đột nào.
Hiện nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc đã xuống vị trí thứ tư, giảm đáng kể so với trước đó. Nước này đang muốn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị thay vì nhập khẩu từ nước ngoài.
My Thái