Triều Tiên bắn tên lửa khiến Mỹ phải nhượng bộ?

26/03/2012 07:16
My Thái
(GDVN) -Triều Tiên đã chính thức tuyên bố sẽ phóng một tên lửa để đưa vệ tinh quan sát “Quang Minh Tinh-3” lên quỹ đạo trong khoảng từ ngày 12 tới 16/4 tới
Triều Tiên đã chính thức tuyên bố sẽ phóng một tên lửa để đưa vệ tinh quan sát “Quang Minh Tinh-3” (Unha-3) lên quỹ đạo trong khoảng từ ngày 12 tới 16/4 tới, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Triều Tiên cũng nhiều lần tuyên bố rằng, lần phóng tên lửa lần này là nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nhưng kế hoạch này đang làm dấy lên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Triều Tiên phóng tên lửa đẩy "Quang Minh Tinh-2" năm 2009
Triều Tiên phóng tên lửa đẩy "Quang Minh Tinh-2" năm 2009

Còn Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có phản ứng mạnh mẽ và tuyên bố sẽ bắn chặn tên lửa của Triều Tiên nếu nó bay qua không phận của các nước này.
Không khó để thấy, nếu kế hoạch phóng tên lửa Triều Tiên trở thành hiện thực, sẽ không chỉ thách thức các biện pháp cấm vận của Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á nhằm vào nước này, mà còn nhiều khả năng tác động trực tiếp đến cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, khi đó vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ lún sâu hơn.
Về phía Triều Tiên có thể thấy, Chính phủ Triều Tiên bắn tên lửa lần này là nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia, nắm thế chủ động trong ngoại giao.
Trên thực tế, từ năm 1998 đến 2009 Triều Tiên đã liên tục cho bắn vệ tinh “Quang Minh Tinh-1” và “Quang Minh Tinh-2”. Kết quả hai lần trước cho thấy, việc phóng vệ tinh đối với Triều Tiên hiện nay không còn là vấn đề lớn về mặt kỹ thuật, mà chủ yếu là để phán ánh những thành tựu trong ngoại giao của nước này.
Các nhà phân tích nêu ra một số lý do cho lần phóng tên lửa của Triều Tiên lần này như sau:
Trước tiên, nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong Un đang muốn tập hợp quyền lực để chuẩn bị cho các bước chuyển giao sắp tới.

Trên cơ sở này, Chính phủ Triều Tiên đang rất cần đến sự khích lệ tinh thần mới cho nhân dân và quân đội, tăng cường sự đoàn kệt nội bộ và sự thống nhất trong đảng cầm quyền.
Thứ hai là, các nhà lãnh đạo cấp cao trong chính phủ Triều Tiên lần này không có xu hướng hòa giải với Mỹ tại thời điểm này và không có ý định theo một trật tự mới mà Mỹ cùng các đồng minh tại khu vực Đông Bắc Á sẽ định ra.

Đặc biệt là sau hàng loạt các cuộc tập trận mới đây giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên tuyên bố, kế hoạch phóng tên lửa lần này là để trả đũa hành động hai nước.
Quan trọng hơn nữa là, trong năm, nước Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bầu cử Tổng thống mới, Tống thống Obama và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đều mong muốn có thể xử lý vấn đề hạt nhân trên bán bảo Triều Tiên một cách mền mỏng hơn.

Cả hai nhà lãnh đạo hai nước đều hiển  rằng, kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên là để ép các đối thủ trong các cuộc đàm phán sắp tới và lấy lại chủ động trong quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 để đối phó với Triều Tiên
Nhật Bản đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 để đối phó với Triều Tiên

Thứ ba là, các nhà phân tích của Cơ quan giám sát Mỹ cho thấy, lần phóng tên lửa mang vệ tinh thứ nhất và thứ hai Triều Tiên đã có những tiến bộ rõ ràng khi phạm vi bắn được nâng lên xa gấp đôi.
Chuyên gia hàng không vũ trụ Mỹ, Giáo sư John Sheldon cho hay, hai lần phóng tên lửa trước cho thấy công nghệ tên lửa của Triều Tiên đã đạt đến trình độ đáng nể.

Trong lịch sử phát triển của ngành hàng không vũ trụ, Mỹ và Nga đều sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới và phải tìm hiểu kinh nghiệm từ nhiều nước khác nữa mới có thể phóng được các vệ tinh của mình lên quỹ đạo.
Có thể thấy, kế hoạch phóng tên lửa lần này của Triều Tiên đã khiến chính trường Mỹ trở nên náo động. Một số thượng nghị sỹ đã đổi lỗi cho chính sách mềm mỏng của Tổng thống Obama, thậm chí có một số chuyên gia còn coi hành động này của Triều Tiên là “một cái tát vào mặt nước Mỹ”.
Trước tình hình đó, Chính quyền Obama đang phải đối mặt với một tình huống rất khó xử, nhưng cũng không thể vội vàng gây hấn với Triều Tiên được.
Trên thực tế, kể từ khi Mỹ tuyên bố chiến lược quốc phòng mới, ý đồ lập lại địa vị thống trị của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất rõ ràng. Khu vực Đông Bắc Á sẽ trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược mới này của Mỹ, Mỹ cơ bản chỉ muốn Triều Tiên không vượt qua “đường giới hạn” mà Mỹ đã định ra.
Hiện, Mỹ đang thực hiện một chính sách đôi (củ cà rốt và cây gậy) đối với Triều Tiên. Một mặt là, Mỹ sử dụng quân đội và các lợi thế về kỹ thuật để giám sát chặt chẽ tình hình Triều Tiên, đồng thời duy trì quan hệ đồng minh thân cận để tăng cường dự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực này.
Mặt khác, Mỹ sẽ thông qua đàm phán 6 bên để phát đi tín hiệu hòa giải trong mối quan hệ Liên Triều để tránh cho một cuộc xung đột quân sự tại khu vực, đảm bảo an ninh tại khu vực Đông Bắc Á luôn được kiểm soát bởi Mỹ.
Mỹ đang đặc biệt coi trong mối quan hệ đồng minh của mình tại đây. Với chiến lược này, Mỹ đang muốn “dụ” Triều Tiên phải theo một chiến lược thông minh “củ cà rốt và cây gây” của mình. Điều này nằm trong kế hoạch điều chỉnh chiến lược quân sự mới của Mỹ là thay đổi cục diện tại khu vực Đông Bắc Á.
Xét về mặt quân sự Mỹ, hai cuộc chiến tranh kéo dài của Mỹ tại Iraq và Afghanistan vừa qua và cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra đã khiến cho chính phủ Mỹ tại thời điểm này rõ ràng không có kế hoạch cho một cuộc chiến với quy mô lớn.
Tổng thống Obama liệu có tiếp tục nhượng bộ Triều Tiên?
Tổng thống Obama liệu có tiếp tục nhượng bộ Triều Tiên?

Cùng với đó là kế hoạch cắt giảm 500 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới của Mỹ, số lượng binh lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ được cắt giảm.
Còn xét về mặt ngoại giao, các bên tham gia vòng đàm phán sau bên sẽ có những phản ứng khác nhau, chính sách đôi của Mỹ đối với Triều Tiên có thể sẽ mất ưu thế.
Những năm gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn tăng cường khả năng chống lại các cuộc tấn công quân sự từ Triều Tiên, sức mạnh quân sự của hai nước này hiện đang vượt qua nhu cầu tự vệ.
Việc Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu nó đi vào không phận của nước này. Liệu điều này có phải là đang phát đi một tín hiệu cứng rắn của Mỹ nhằm vào Triều Tiên?
Ngoài ra, mới đây Mỹ cũng đã đưa ra một lời đề nghị đàm phám về việc giảm các biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng thời cung cấp lương thực và các thiết yếu phẩm khác để đổi lấy việc Triều Tiên phải tạm ngừng chương trình hạt nhân của nước này. Điều này thể hiện, Mỹ đang muốn thực hiện một chính sách “mềm” đối với Triều Tiên.
My Thái