Học sinh bị đầu độc chất gây nghiện: Lỗi này do ai?

27/03/2012 15:28
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - Nghi án: Hàng loạt học sinh sử dụng chất gây nghiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng đối với toàn xã hội
Trong quá trình phát triển về tâm lý của mỗi con người sẽ trải qua những giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt là vào lứa tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn chuyển giao từ “trẻ con” sang “người lớn” nên học sinh có tâm lý và cách hành xử rất phức tạp.

Học sinh trong giai đoạn này dễ mắc vào những suy nghĩ lệch lạc mà người khác khó kiểm soát được. Các em ưa khám phá những điều mới lạ, những trải nghiệm được coi là “thú vị”. Bên cạnh tác động tích cực giúp cho trẻ thông minh, sáng tạo cũng dễ dẫn các em đến con đường lạc lối. Bản thân chất gây nghiện khi vào cơ thể sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi như cảm giác “phê” với nhiều ảo giác. 

Hơn nữa, ở lứa tuổi của các em dễ bị áp lực học tập, tình cảm đè nặng. Sự thất bại trong cuộc sống khiến các em muốn chối bỏ hiện tại, tìm một thế giới khác. Vì vậy, học sinh dễ có tâm lý “bất cần” và “làm liều”. Việc sử dụng chất gây nghiện khiến các em có thêm động lực để đối phó với gia đình, thầy cô. Các em cũng tự coi đây là quá trình “trải nghiệm” những thú vị khi đối đầu với mạo hiểm.

Hơn nữa, học sinh trong giai đoạn này dễ bắt trước một cách mù quáng bởi tâm lý “bầy đàn” và thích thể hiện bản thân mình. Các em rất coi trọng tình “huynh đệ” ở chốn “giang hồ”. Khi được bạn bè lôi kéo, rủ rê, từ những học sinh ngoan cũng rất dễ bị hư hỏng.

Đây được coi là những hành vi mang tính “nguy hiểm” trong dấu hiệu tuổi dậy thì của học sinh. Tuy nhiên, người lớn hãy khoan phê phán, quy kết hành vi của trẻ mà cần nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của các em để có những điều chỉnh phù hợp. Đó là cách cư xử đầy vừa nghiêm khắc, vừa cảm thông, đưa ra định hướng cho trẻ.

Học sinh trong giai đoạn dậy thì dễ mắc vào những suy nghĩ lệch lạc mà người khác khó kiểm soát được
Học sinh trong giai đoạn dậy thì dễ mắc vào những suy nghĩ lệch lạc mà người khác khó kiểm soát được

Gia đình "bất ngờ" khi con sử dụng chất gây nghiện

Bản thân mỗi gia đình khi phát hiện ra con mình sử dụng chất gây nghiện đều rất bất ngờ. Bởi một mặt họ có nhiều thiếu sót trong cách dạy con. Bố mẹ thường buôn lỏng con mà mải mê kiếm sống. Tới khi con có những biểu hiện rõ rệt bất bình thường hay có người “phát giác” bố mẹ mới biết mình vô tình dẫn con đến con đường hư hỏng.

Mặt khác, những áp lực từ phía gia đình như: áp lực học hành hay những áp đặt về suy nghĩ, những cấm đoán khắt khe cũng đều dẫn đến ảnh hưởng không tốt trong đời sống vật chất, tinh thần của trẻ. Từ đây các em cũng dễ “phản ứng” lại bằng cách tìm đến chất gây nghiện.

Bên cạnh đó gia đình cũng nên quan tâm hơn đến môi trường quanh, bởi môi trường có tác động rất nhiều đến việc hình thành nhân cách của học sinh: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. 

Nhà trường "hời hợt" trong cách giáo dục

Trong môi trường Sư phạm, bên cạnh những kiến thức cơ bản học sinh còn được rèn luyện về đạo đức trong. Quá trình này xuyên suốt 12 năm học. Trong đó, bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là giáo dục đạo đức, bậc trung học là giáo dục công dân. Ở đây, các em được học về: tình yêu thương, lòng nhân ái, đức tính thật thà, tính trung thực...

Thế nhưng, những giá trị đạo đức này lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng trong đời sống học đường. Tiêu biểu là các hành vi: trộm cắp, đánh nhau, vô lễ với thầy cô, trong đó là việc sử dụng chất gây nghiện ngày càng gia tăng.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải cách giáo dục của nhà trường còn nhiều hạn chế? 

Thật vậy, phương pháp dạy truyền thống cũng là phổ biến hiện nay nghiêng về: “Nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” khiến các em chán ghét, không muốn tiếp thu. Tại đây, thầy cô chỉ giảng dạy lý thuyết sách vở mà không có những ví dụ thực tiễn cũng như chăm lo đến bản thân mỗi học sinh.

Tại mỗi trường học cũng cần chấm dứt những hiện tượng mua bán đồ ăn vặt không rõ xuất xứ, nguồn gốc gây rất nhiều độc hại cho trẻ. Không để cá em tụ tập đánh nhau, chơi game cũng, cờ bạc. Về lâu dài cần theo dõi những em có biểu hiện nghi vấn sử dụng chất gây nghiện để đưa ra phương án kịp thời.

Bên cạnh đó, nhà trường cần có có những hoạt động ngoại khóa bổ ích, những sân chơi thể thao, văn hóa văn nghệ lành mạnh. Đồng thời cần thắt chặt mối quan hệ với gia đình, lực lượng Công an để có thể dõi theo từng bước phát triển của các em.

Để chấm dứt hiện tượng học sinh bị đầu độc bởi chất gây nghiện không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. 
Để chấm dứt hiện tượng học sinh bị đầu độc bởi chất gây nghiện không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Để chấm dứt hiện tượng học sinh bị đầu độc bởi chất gây nghiện không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Đỗ Quyên Quyên