Thánh Gióng hay Thánh Dóng đến giờ vẫn chưa ngã ngũ

28/03/2012 06:00
Hồ Sỹ Anh
(GDVN) - Truyện Thánh Gióng là truyện của dân gian để lại, thuộc thể loại truyền thuyết. Vì vậy mà việc gọi “Thánh Gióng” hay “Thánh Dóng” đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên gia. 

Quan niệm của giáo sư Trần Quốc Vượng  

GS Trần Quốc Vượng sinh năm 1934, ông đã để lại cả một kho tư liệu lớn, quý giá cho thế hệ sau với chừng 30 đầu sách từ những giáo trình Sử học, Khảo cổ học,… đến những công trình nghiên cứu khác nhau.

Với suy luận và nghiên cứu của mình về truyện Thánh Gióng, ông cho rằng dùng “Thánh Gióng” mới đúng. Bởi trong văn hóa Việt Nam từ thời xưa, mỗi một con người đều gắn liền với làng, gắn liền với bụi tre. Vì vậy mà họ đã nghĩ ra cái tên Thánh Gióng. Gióng ở đây là “gióng tre” để thể hiện tình thần gắn kết, khăng khít của dân tộc như bụi tre. Lũy tre bảo vệ lấy làng, bảo vệ lấy mỗi ngườ con trong làng.

Gióng tre tạo nên cây tre, còn cây tre thì giúp đỡ con người bằng cách đan rổ, làm nhà,… và sau này Thánh Gióng lại dùng chính bụi tre để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Vì vậy mà ở đây GS Trần Quốc Vượng cho rằng nên dùng “Thánh Gióng” thì mới đúng.

Thánh Gióng hay Thánh Dóng đến giờ vẫn chưa ngã ngũ ảnh 1
Thánh Gióng hay Thánh Dóng đến giờ vẫn chưa ngã ngũ

Quan niệm của giáo sư Cao Huy Đỉnh

GS Cao Huy Đỉnh sinh năm 1927 mất năm 1975, ông là một nhà nghiên cứu xuất sắc văn hóa dân gian Việt Nam, với nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng. Ông được nhiều người biết đến việc chuyên nghiên cứu về người anh hùng áo vải làng Phù Đổng, và có người còn gọi ông là “Thánh Dóng đến”.

Ông cho rằng “Dóng” là con ông Đổng (ông Đùng bà Đà), nên GS viết là “Dóng”. GS Đỉnh cho rằng đó là một phát hiện (với công trình Người anh hùng làng Dóng - 1969). Và ông cũng lý giải rằng theo truyền thuyết “Dóng” được sinh ra bằng việc mẹ “Dóng” ướm chân vào dấu chân to tạo thành vũng nước, và sau đó mang bầu “Dóng”. Và vũng nước có bàn chân to đấy được tạo thành bởi dông tố, cho nên ở đây phải dùng Dóng.

Một vấn đề khó giải quyết

Hai ý kiến trái chiều xoay quanh việc gọi “Thánh Gióng” hay “Thánh Dóng” đã làm cho giới nghiên cứu “chao đảo” trong việc kết luận. Khi trình hội Phù Đổng lên Unesco, thì việc nhận định này vẫn không được làm rõ, và nhiều cuộc tranh luận, cuộc họp bàn diễn ra. Nhưng vẫn không phân định được,  và cho rằng cách viết nào cũng đúng, buộc nhiều nhà khoa học phải viết chú thích rằng “có hai cách viết Thánh Gióng hoặc Thánh Dóng” – GS Nguyễn Xuân Kính.

Theo TS Đặng Hoài Thu (trưởng khoa Văn hóa học – ĐH Văn hóa Hà Nội) cho rằng: “ở đây chúng ta không nói đến chính tả viết sai hay đúng, mà chúng ta phải nói đến quan niệm riêng của từng người. Có người theo GS Cao Huy Đỉnh nhưng có người lại theo GS Trần Quốc Vượng, vì vậy viết cách nào cũng đúng. Còn riêng đối với học sinh, sinh viên trong bài tập, bài kiểm tra hay bài luận của mình thì nếu dùng “Dóng” thì nên dùng cả bài, và ngược lại”.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Hồ Sỹ Anh