Ôn thi tốt nghiệp môn Địa: Kỹ năng phân tích bảng số liệu

30/03/2012 09:27
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) -Ở môn Địa sự phân tích là làm rõ hơn, khẳng định tính đúng đắn của dữ liệu khoa học.

Nếu nói đến môn Văn thì phân tích dựa trên xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, chủ đề của tác phẩm. Nhưng môn Địa có khác, khi phân tích là phân tích những “con số biết nói”, những thể hiện khoa học được cách điệu trên biểu đồ. Ở môn Địa sự phân tích là làm rõ hơn, khẳng định tính đúng đắn của dữ liệu khoa học.

Để giải quyết tốt yêu cầu đề ra các em cần chú ý
1.Nên phân tích từ các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết.
- Phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lý được trình bày trong bảng.
Ví dụ: Bảng số liệu thể hiện tình hình phát triển kinh tế của một ngành, hay khu vực kinh tế của một lãnh thổ. Trước hết, ta phân tích số liệu trung bình của toàn ngành đó hay của các khu vực kinh tế của cả nước; Tìm các giá trị cực đại, cực tiểu; Nhận xét về tính chất biến động của chuỗi số liệu; Gộp nhóm các đối tượng cần xét theo những cách nhất định; ví dụ gộp các đối tượng khảo sát theo các nhóm chỉ tiêu (cao, trung bình, thấp...).
2.Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu.
- Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; còn các số liệu theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian (năm, thời kỳ,…). Khi phân tích, ta tìm các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.
- Phân tích các số liệu theo cột là để biết mối quan hệ giữa các ngành, hay khu vực kinh tế nào đó; vị trí của ngành hay khu vực kinh tế trong nền kinh tế chung của cả nước; tình hình tăng/giảm của chúng theo thời gian.
- Phân tích các số liệu theo hàng ngang là để biết sự thay đổi của một thành phần nào đó theo chuỗi thời gian (tăng/giảm, tốc độ tăng/giảm,…).
3.Chú ý
- Nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối, thì cần tính toán ra một đại lượng tương đối (ví dụ, bảng số liệu cho trước là các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng hay số dân), thì cần phải tính thêm năng suất (tạ/ha), bình quân lương thực theo đầu người (kg/người), tốc độ tăng giảm về diện tích, số dân. Mục đích là để biết ngành nào chiếm ưu thế và sự thay đổi vị trí ở những thời điểm sau cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối…
Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đặt ra các câu hỏi để giải đáp?
- Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? Điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào? Trong tương lai nó sẽ phát triển như thế nào?.v.v.
- Như vậy, cách phân tích bảng số liệu thường rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của từng loại bài tập cụ thể, mà ta vận dụng các cách phân tích khác nhau, nhưng nên tuân thủ theo những qui tắc chung đã trình bày thì bài làm mới hoàn chỉnh theo yêu cầu.
Ví dụ tham khảo.
Dựa vào bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

Năm

Nhóm tuổi %

0 - 14

15 - 50

60 trở lên

1979

41,7

51,3

7,0

1989

38,7

54,4

7,2

1999

33,5

58,4

8,1

2005

27,1

63,9

9,0

a.Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta trong giai đoạn 1979 – 2005 ?
b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta ?
- Gợi ý nhận xét & phân tích:
- Để trực quan hơn ta nháp ngoài giấy dạng biểu đồ đường tăng giảm theo nhóm tuổi:
- Nhìn chung đang già hóa, sức lao động của xã hội hiện tại là quá đẹp đang tăng nhanh...
- Tuổi 0- 14, là tuổi chưa lao động- lực lượng hậu bị, yêu cầu chăm sóc, y tế, giáo dục ... giảm nhanh vì sao? (trong tương lai sẽ thiếu lực lượng thay thế).
- Tuổi 15 đến 50 là tuổi lao động-đang lao động, tạo ra của cải vật chất... tăng đột biến vì sao?(đang vàng, nhưng báo hiệu cho sự già cỗi).
- Tuổi trên 60-là tuổi đang nghỉ hưu, hết lao động, vẫn có nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe... Nhóm này tăng đều vì sao?(đời sống KT XH ngày một nâng lên).
Trên đây là những gợi ý để các em dựa vào đó mà rèn luyện thêm. Chúc các em thành công!

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Nguyễn Văn Phiên