Tại sao Nga, Trung Quốc lại muốn tập trận vào thời điểm này?

31/03/2012 14:22
My Thái
(GDVN) - Cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga sắp tới là để tăng cường hợp tác hữu nghị giữa hai nước, chứ không nhằm chống lại một nước thứ ba?

Về cuộc tập trận chung của Hải quân Nga và Trung Quốc sắp tới tại biển Hoảng Hải, hãng RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận lần này nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thể hiện tình hợp tác hữu nghị trong quan hệ đối tác chiến lược giữa quân đội hai nước, chứ không nhằm chống lại bất kỳ một nước thứ ba nào.

Song, cuộc tập trận sắp tới của Hải quân Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại sự cảnh giác cao độ của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Tàu khu trục 136 Hàng Châu của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2008
Tàu khu trục 136 Hàng Châu của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2008

Các nhà phân tích cho rằng, đây sẽ là cuộc tập trận trên biển với quy mô lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước. Trên thực tế, cuộc tập trận này là hành động đáp trả hàng loạt các cuộc tập trận mới đây giữa Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dự kiến trong lần tập trận này, quân đội Nga và Trung Quốc sẽ điều đến những tàu chiến và máy bay chiến đấu hiện đại nhất để thể hiện sức mạnh của mình tại khu vực phía đông Thái Bình Dương.
Đồng thời cuộc tập trận lần này cũng là lời cảnh báo cho chiến lược quay lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, đang cản trở lợi ích cốt lõi của Nga và Trung Quốc tại khu vực này. Khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ là hai nhân tố mang lại mối quan ngại lớn cho Mỹ.
Cho đến nay, mặc dù Nga và Trung Quốc đều đang kêu gọi một mối liên minh quân sự chặt chẽ giữa hai nước để đối phó với những áp lực ngày càng lớn từ các nước phương Tây. Song, lời kêu gọi này vẫn chưa đạt đến cấp độ quốc gia mà chỉ dừng lại trong lĩnh vực quốc phòng, bởi mối đe dọa về an ninh chung của hai nước vẫn chưa thật sự khẩn cấp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc sẽ được đẩy lên cao hơn nữa trong thời gian tới, đi sâu vào nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng lĩnh vực quốc phòng.
Tàu khu trục Varyag của Hải quân Nga dự kiến sẽ tham gia cuộc diễn tập lần sắp tới
Tàu khu trục Varyag của Hải quân Nga dự kiến sẽ tham gia cuộc diễn tập lần sắp tới

Từ Grudia đến quần đảo Điếu Ngư, từ quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc) đến vấn đề Đài Loan, từ cuộc khủng hoảng Syria đến vấn đề Iran, từ Liên Hợp Quốc đến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể nhìn thấy rõ sự nhất trí ngày càng cao giữa hai nước.
Về phía Mỹ, đương nhiên nước này sẽ không muốn nhìn thấy sự hợp tác quân sự hay chiến lược chặt chẽ giữa hai nước. Bất luận thế nào, Mỹ cũng không hề muốn Nga và Trung Quôc gần gũi với nhau.
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc lần này chắc chắn sẽ kích thích quan hệ Mỹ-Nhật, sẽ khiến cho Mỹ và Nhật Bản biết thế nào là một áp lực lớn đang đè nặng.
Trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước, cuộc tập trận chung lần này cũng là thể hiện sự hợp tác chặt chẽ của hai nước trong khối SCO, là hành động đầy thực tế.
Nhìn vào sự bố trí của các tàu chiến của Nga và Trung Quốc chuẩn bị tham gia diễn tập có thể thấy, sẽ có 10 chiếc lần đầu tiên được đưa vào hoạt động tham gia tập trận lần này; điều này cho thấy quân đội Nga coi trọng cuộc tập trận này thế nào.
Còn đối với Trung Quốc, trong các lần tập trận chung trước đây giữa Hải quân Trung Quốc với các nước khác, Trung Quốc chưa từng tham gia với một lưc lượng lớn như lần này.
Về cơ bản, sự hợp tác ở cấp chiến lược giữa Nga và Trung Quốc có thể phát triển như ngày nay là do chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ mới công bố.
Đối với Nga, tăng cường hợp tác quân sự chiến lược với Trung Quôc là có lợi cho an ninh chiến lược của Nga. Làm suy yếu khả năng của NATO trong việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau để đối phó với Mỹ?
Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau để đối phó với Mỹ?

Còn đối với Trung Quốc cũng vậy, Trung Quốc cũng rất lo ngại bởi chính mới mới của Mỹ cũng sẽ tác động không nhỏ đến lợi ích của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian tới.
Nội dung chủ yếu của lần tập trận này là kế hoạch chống lại tàu ngầm của đối phương khi tàu sân bay bị tấn công, đồng thời nắm quyền kiểm soát được vùng biển.
Hiện nay, Mỹ có đến 60% số lượng tàu sân bay, tàu ngầm và các loại tàu mặt nước đang hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Số tàu chiến này cũng vừa tham gia tập trận cùng Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tạo ra áp lực mạnh lên Nga và Trung Quốc trong khu vực này.
Theo phân tích, đến 10 năm nữa, bất kể là quân đội Nga hay quân đội Trung Quốc có mạnh thế nào nếu tách rời nhau ra, đều không phải là đối thủ của lực lượng hiện tại của Mỹ tại đây.
Mặc dù, Nga và Trung Quôc vẫn chưa thể đạt đến mức liên minh quân sự, những cuộc tập trận sắp tới sẽ duy trì sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên trong một khoảng thời gian nhất định.

My Thái