Mã số 19:

Nỗi đau tột cùng người mẹ già chăm con "Thực vật"

01/04/2012 06:00
Nguyễn Nhung – Thanh Tuyển
(GDVN) - Những đứa con sinh ra với hình hài "vô dạng" đứa còn, đứa mất đã trở thành nỗi đau câm nín trong lòng người phụ nữ khốn khổ ấy.
Người đàn bà mà chúng tôi nhắc đến đó là Bà Phạm Thị Viện ở xóm 3, thôn Trần Thương , xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Hà Nam. Bà đang sống một cuộc sống hết sức khổ cực.
Nói về Cuộc đời của bà nó như một bờ vực thẳm không đáy. Bà sinh 1952 lập gia đình ở độ tuổi đã đứng bóng với ông Nguyễn Văn Vắc sau khi đi bộ đội xuất ngũ về.
Năm 1981, ông bà mỉm cười hạnh phúc khi có với nhau một đứa con đầu lòng, nhưng niềm vui đó không được trọn vẹn bao lâu thì chị Nguyễn Thị Khuyên, người con gái bà mỗi lúc một lớn lên thân thể lại dần tong teo đi.
Bà Phạm Thị Viện bên người con trai của mình đang phải sống quãng đời thực vật
Bà Phạm Thị Viện bên người con trai của mình đang phải sống quãng đời thực vật

"Hai vợ chồng chúng tôi không hay biết đó là chứng chất độc màu da cam để lại, bởi cuộc sống nghèo nàn, cơm không đủ ăn thì lấy tiền đâu ra mà đi khám cho con" nói rồi bà khóc.

Và thế rồi điều gì đến cũng đã đến, người con gái đầu lòng tội nghiệp đáng thương ấy đã bỏ hai vợ chồng khốn khổ đi vào một buổi chiều mưa tầm mưa tã khi mới chưa đầy 5 tuổi lòng, đứa con đầu lòng mất đi nó như mũi dao hai lưỡi đâm vào trái tim bà .
Nén nỗi đau quặn thắt vào trong lòng, hai năm sau bà sinh thêm một người con trai. Cũng như người con gái đầu lòng, khi bà sinh anh Nguyễn Văn Quyết ra, lúc ban đầu anh cũng bụ bẫm, trắng trẻo như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng đến khi được nửa năm tuổi, chân tay anh lại trở dần nên co quắp, dị dạng.

Ít thời gian sau, hình hài tội ghiệp bé bỏng đó rồi cũng xa dần vòng tay âu yếm của bố mẹ mà đi, chưa một lần biết “bi bô”.
Cần lắm nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ
Cần lắm nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ
Nỗi đau mất con chưa dừng lại ở đó. Mặc dù đã biết về sự thật “oan nghiệp” của căn bệnh mà những đứa con mình mang phải. Nhưng hai vợ chồng ông bà vẫn nhen nhóm “chau chuốt” một niềm tin, hy vọng rằng “thần chết” sẽ buông thả, chỉ dừng lại tại đó. 
Rồi một ngày không xa, người con gái thứ 3 của bà là chị Nguyễn thị Gấm sinh năm 1986 cất lên tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc, phấn khởi ước vọng của bà. Và tất cả cũng chỉ là trò đùa của số phận, người con đó cuối cùng cũng phải mỏi mòn ra đi bởi chứng bệnh quái ác ấy.
Phận đau mất con không thốt lên lời bởi trái tim mềm của bà giờ đây vẫn đang từng giờ, từng phút chết lặng và nó trở thành nỗi ám ảnh khi người con thứ tư của bà bắt đầu chào đời là anh Nguyễn Văn Bão, kế tiếp đó là anh Nguyễn Văn Việt người con út của bà, khiến bà hằng ngày phải sống trong nỗi lo sợ. Sợ một ngày các con bà lại ra đi như các anh chị nó. 
Kể về hai đứa con trai sống sót còn lại bên cạnh bà, bà ngẹn ngào tâm sự: "Thằng Bão là đứa thứ tư của vợ chồng tôi khi sinh ra nó cũng mang trong mình căn bệnh như anh chị nó. Nhưng ông trời đã quên cướp nó đi. Em nó thì bị nhẹ hơn các anh chị của mình, vẫn còn có thể đi lại bình thường được, chỉ khi trái nắng trở trời em nó mới lại lên cơn co giật thôi". 
Vẫn biết bệnh tật hành hạ, anh Bão luôn gắng gượng, cố sức giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhỏ thường ngày. Ước nguyện bé nhỏ của anh trong lúc này là có thể học lấy được một nghề nào đó, để mai này không còn là gánh nặng đè lên đôi vai gầy của mẹ nữa.
Nhìn vào căn buồng nhỏ tối tăm trong góc nhà lúc này tôi thấy anh Việt vẫn "lặng nằm" co ro trên chiếc giường cũ nát, chân tay khèo khặp sống một cuộc sống "Thực vật". Đắng lòng quá!
Giọt nước mắt người mẹ cứ giàn giụa chảy ra khi nhắc đến người con trai này, người mẹ già nghẹn ngào nói: "Thằng Việt nhà tôi mắc bệnh từ lúc bẩm sinh. Hai mươi mốt năm trời em nó vẫn nằm liệt mọi sinh hoạt cá nhân đều phải do tôi lo toan cho cháu, bản thân bố nó cũng chả giúp được gì cả, cũng đau ốm triền miên suốt". 
Như bao đứa trẻ cùng trang lứa được cắp sách tới trường đi học, được vui chơi cùng bạn cùng bè thì những đứa con của bà hằng ngày vẫn luôn phải “gồng mình” chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.
Thương con, bà vay nóng 20 triệu đồng của người thân lối xóm đưa con đi viện chữa trị, hy vọng rằng mai này con mình sẽ mau khỏe. Bà long đong lận đận hết viện này đến viện khác rồi lại ra về trong nỗi tuyệt vọng. Của cải trong nhà cứ đội nón ra đi mà bệnh tật của người con thì vẫn không thuyên giảm. Tất cả để lại sau lưng bà một khoản nợ "khổng lồ", rồi đây biết lấy gì mà chả.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Phạm Tàn Thị Hoa, trưởng ban chấp hành hội phụ nữ xã cho biết: "Hoàn cảnh gia đình ba Phạm Thị Viện rất khó khăn, chồng và hai đứa con của bà đều mắc phải chứng bệnh chất độc mau da cam, một mình bà Viên chăm sóc cho cả nhà. Thật tội nghiệp! Ban chấp hành phụ nữ xã chúng tôi luôn luôn quan tâm động viên chia sẻ khó khăn với gia đình. Cầu mong ai đó giúp đỡ".
Để có được bữa cơm đạm bạc cho gia đình bà phải chạy vạy làm lụng mọi nơi miễn làm sao mà có được tô cháo, tô cơm cho chồng cho con thì bà mới cảm thấy thấy mãn nguyện.
Cuộc sống của cả nhà giờ đây chỉ còn biết trông cậy vào số tiền tiền trợ cấp hàng tháng dành cho anh Nguyễn Văn Bão là 400.000 nghìn đồng, anh Nguyễn Văn Việt là 600.000 nghìn đồng, cùng 4 sào ruộng bạc màu khô cằn. Tất cả chừng đó cũng chỉ đủ mua thuốc men điều trị cho bệnh tật chẳng thấm là bao cho cuộc sống nghèo nàn. 
Chia tay khi trời đã nhá nhem tối chúng tôi ra về, ánh mắt buồn rầu rĩ của bà như muốn níu kéo chúng tôi lại trong căn nhà nhỏ nơi xóm vắng. Niềm hy vọng trong bà cũng là suy nghĩ trong tâm trí chúng tôi, thầm mong mọi điều "an lành" sẽ đến với gia đình khốn khổ đó. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Bà Phạm Thị Viện ở xóm 3, thôn Trần Thương , xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Hà Nam.

Mã số 19 

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. S

- Swift Code: VBAAVNVX

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Nguyễn Nhung – Thanh Tuyển