Quả chuông kì bí "tự lăn xuống biển, tự ngoi lên bờ" khi có "biến"

10/04/2012 05:30
Hoàng Lâm
(GDVN) - Chuông Vân Bản có thể được coi là quả chuông có số phận kỳ lạ nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại với bao sóng gió của dân tộc.
Điểm kì lạ của quả chuông Vân Bản đó là mỗi lần chuông mất tích thường trùng với những lần người dân Đồ Sơn - Hải Phòng nói riêng, đất nước nói chung lâm vào cảnh suy tàn hoặc ngoại xâm, và chuông thường xuất hiện trở lại vào đúng lúc đất nước phục hưng, Phật giáo hưng thịnh. Suốt thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, biết bao đời người dân ở Đồ Sơn đã mò khắp đáy biển nơi này để tìm lại báu vật của tổ tiên nhưng không được. Tuy nhiên, chỉ sau khi hòa bình lập lại vài năm, chuông đột ngột "tự" lăn vào lưới vạn chài để tìm về với con người.
Điểm kì lạ của quả chuông Vân Bản đó là mỗi lần chuông mất tích thường trùng với những lần người dân Đồ Sơn - Hải Phòng nói riêng, đất nước nói chung lâm vào cảnh suy tàn hoặc ngoại xâm, và chuông thường xuất hiện trở lại vào đúng lúc đất nước phục hưng, Phật giáo hưng thịnh. Suốt thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, biết bao đời người dân ở Đồ Sơn đã mò khắp đáy biển nơi này để tìm lại báu vật của tổ tiên nhưng không được. Tuy nhiên, chỉ sau khi hòa bình lập lại vài năm, chuông đột ngột "tự" lăn vào lưới vạn chài để tìm về với con người.
Thời gian đầu, các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã xác định được đây là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn và nhận định: Chuông đúc thời Lý. Gần hai mươi năm sau, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chiến và Đỗ Đức Thọ đã tìm ra những chứng cứ thuyết phục để chứng minh chuông Vân Bản không phải ở thời Lý, mà có niên đại thế kỷ XIII, thời Trần.
Thời gian đầu, các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã xác định được đây là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn và nhận định: Chuông đúc thời Lý. Gần hai mươi năm sau, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chiến và Đỗ Đức Thọ đã tìm ra những chứng cứ thuyết phục để chứng minh chuông Vân Bản không phải ở thời Lý, mà có niên đại thế kỷ XIII, thời Trần.
Biểu tượng rồng trên đỉnh chuông.
Biểu tượng rồng trên đỉnh chuông. 
Vì biểu tượng rồng này mà niên đại của quả chuông Vân Bản kì bí đã bị hiểu nhầm.
Vì biểu tượng rồng này mà niên đại của quả chuông Vân Bản kì bí đã bị hiểu nhầm.
Từ khi ra đời đến nay, thời gian chuông Vân Bản "ngụ cư" dưới nước nhiều hơn thời gian được treo tại chùa. Ít nhất 3 lần chuông phải vùi mình dưới đáy biển suốt thời gian dài. Lần gần đây nhất bị ngâm dưới nước biển mấy trăm năm, thế nhưng vẫn không bị nước mặn làm oxy hóa.
Từ khi ra đời đến nay, thời gian chuông Vân Bản "ngụ cư" dưới nước nhiều hơn thời gian được treo tại chùa. Ít nhất 3 lần chuông phải vùi mình dưới đáy biển suốt thời gian dài. Lần gần đây nhất bị ngâm dưới nước biển mấy trăm năm, thế nhưng vẫn không bị nước mặn làm oxy hóa.
Người dân Đồ Sơn lý giải rằng, vì chuông được đúc với một tỷ lệ vàng quá cao, nên dù bị sóng biển vùi dập mấy trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, tiếng chuông vẫn vang xa trăm dặm.
Người dân Đồ Sơn lý giải rằng, vì chuông được đúc với một tỷ lệ vàng quá cao, nên dù bị sóng biển vùi dập mấy trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, tiếng chuông vẫn vang xa trăm dặm.
Thông tin về "nguồn gốc" của quả chuông bằng chữ Hán.
Thông tin về "nguồn gốc" của quả chuông bằng chữ Hán.
Hoàng Lâm