'Đừng học Lịch sử một mình'

13/04/2012 10:30
Theo tiin
Đó là lời tư vấn của PGS.TS Hà Minh Hồng - Chủ nhiệm khoa Lịch sử trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.

Để làm bài thi Sử "ngon ơ"


Thưa thầy, chỉ còn chưa đầy 2 tháng là đến kỳ thi tốt nghiệp. Với lượng bài vở môn Sử khá nhiều, xin thầy chia sẻ bí quyết để làm bài môn Sử được điểm cao?

Môn Sử từ trước tới nay đều được quan niệm là môn học thuộc nhưng nhớ là thuộc hiểu chứ không phải thuộc lòng. Nếu hiểu được vấn đề thì đến lúc vào thi sẽ làm được, chưa hiểu thì hỏi thêm thầy cô, bạn bè.

Các em nên học các buổi sáng, lúc đó tỉnh táo dễ hiểu, dễ nhớ và hãy viết điều mình hiểu ra giấy.

Với đề thi đại học đòi hỏi tư duy nhiều, các em hãy xác định đâu là vấn đề trọng điểm, học từ cái lớn đến cái nhỏ. Sắp xếp thời gian học xen kẽ 3 môn. Khó nhất Sử là sự kiện, Địa là con số, Văn là cảm thụ. Đừng bao giờ ngồi học một mình. Học nhóm sẽ hiệu quả hơn nhiều.

PGS.TS Hà Minh Hồng, trưởng khoa Lịch sử trường ĐH KHXH & NV TP.HCM
PGS.TS Hà Minh Hồng, trưởng khoa Lịch sử trường ĐH KHXH & NV TP.HCM


Môn Sử có nhiều ngày tháng sự kiện, thí sinh dễ nhầm lẫn dẫn đến “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Làm thế nào để khắc phục vấn đề này ạ?


Các em nên học những sự kiện quan trọng trước rồi mới đến sự kiện chi tiết. Không chỉ học trong sách, có thể xem ti vi, đọc báo để nhớ sự kiện đó. Các em cũng có thể trao đổi với bạn, hỏi nhau ngày tháng này gắn với sự kiện nào. Mục đích là để nhắc đi nhắc lại sự kiện, không bị nhầm lẫn.

Vậy những lỗi mà thí sinh hay gặp phải khi làm bài là gì thưa thầy?


Rất nhiều em không chịu làm dàn bài chi tiết, không biết diễn đạt vấn đề như thế nào, trình bày lộn xộn không theo thứ tự.

Các em chú ý viết ra nháp trước câu này gồm có những ý nào? Khi làm bài triển khai ra để không bị quên ý. Câu dễ phải làm trước để có đủ thời gian giải quyết câu khó. Môn Sử phải nhớ chính xác nhé, chỗ nào nghi ngờ thì đánh dấu lại để làm sau chứ đừng viết ẩu, viết bậy.

Sự chính xác là điều vô cùng quan trọng khi học Sử
Sự chính xác là điều vô cùng quan trọng khi học Sử


Ngoài lượng kiến thức đã học thì điều gì là quan trọng nhất để đạt kết quả cao trong môn Sử ạ?

Các em phải thể hiện sự cố gắng của mình trong bài thi. Không được viết lan man, cũng không nên bỏ giấy trắng vì nó thể hiện các em không chịu khó. Và nhất là phải hiểu vấn đề.

Hãy yên tâm là các câu hỏi và nội dung của đáp án đều nằm trong khuôn khổ sách giáo khoa. Vì thế nên học trong sách rồi diễn đạt theo cách hiểu của các em. Các câu hỏi khó không hề đánh đố mà để xem thí sinh hiểu vấn đề đến đâu thôi.

Năm ngoái xảy ra tình trạng điểm thi Đại học môn Sử cực thấp, liệu năm nay có lặp lại tình trạng này không thưa thầy?


Tôi cho rằng tình trạng như vậy là do sự chủ quan của thầy và trò. Không thể đổ lỗi cho phần ra đề, vì người ta có quy trình chung chứ không phải của riêng cá nhân nào.

Tôi nghĩ năm nay không đến mức nhiều điểm “0” môn Sử như năm vừa rồi. Vì thi tốt nghiệp có môn Sử và rút kinh nghiệm từ năm trước nên năm nay sẽ không chủ quan như vậy.

Cảm ơn thầy về buổi trò chuyện hôm nay và xin chúc các bạn có được những kinh nghiệm thật bổ ích để "chinh chiến" trong mùa thi này nhé!

Năm nay, điểm Sử sẽ nhân đôi khi thí sinh dự thi vào khoa Sử trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Các môn Địa, Văn ở mỗi khoa tương ứng cũng như vậy.

Thầy Hồng cho biết: "Khoa Sử có nhiều ngành: Lịch sử VN, Lịch sử thế giới, Khảo cổ học, Tư tưởng HCM, Lịch sử Đảng. Do đó việc đào tạo các ngành liên quan đến Sử khá rộng và khả năng có việc làm rất lớn.

Nếu chỉ hiểu môn Sử như ở phổ thông thì thật sự không có nhiều thí sinh chọn ngành Khoa học Lịch sử. Nhưng có rất nhiều ngành đợi cán bộ ngành Sử ra để nhận vào làm. Học Sử còn có thể làm công an, nghiên cứu, báo chí, giảng dạy…

Nhiều cơ quan doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngoài cần người am hiểu Lịch sử Việt Nam để hợp tác với họ. Đây giống như ngành đất nước học chứ không phải Sử học nữa".


Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng





Theo tiin