Học sinh cần có chuyên viên tư vấn tâm lý trong trường

22/04/2012 05:54
Theo Thanh Niên
Theo TS Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) các hoạt động tư vấn đối với học sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, dựa trên tình cảm thân thiết thầy trò.
Theo TS Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) không nên quá đặt nặng tính chuyên nghiệp của tư vấn tâm lý trong trường học. Các hoạt động tư vấn đối với học sinh (HS) nên diễn ra nhẹ nhàng, dựa trên tình cảm thân thiết giữa thầy và trò.

Một buổi tư vấn tâm lý tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng
Một buổi tư vấn tâm lý tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng


- Hiện nay nhu cầu tư vấn tâm lý trong các trường học diễn ra tự phát, rời rạc, không chuyên nghiệp. Bộ GD-ĐT có quan tâm đến vấn đề này không và đã có chỉ đạo hoặc hỗ trợ địa phương về việc này?


Bộ GD-ĐT luôn xác định công tác tư vấn trong đó có tư vấn tâm lý cho HSSV là một công việc rất cần thiết trong nhà trường có tác dụng định hướng tư tưởng, giáo dục lối sống, giúp các em biết cách vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập. Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, theo đó Bộ chỉ đạo trường thành lập tổ tư vấn trong nhà trường để giúp HS thỏa mãn nhu cầu về một số vấn đề cảm thấy ray rứt, không hài lòng trong học tập, với bạn bè... Hiệu trưởng nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức, phân công giáo viên (GV) tư vấn tâm lý hoặc GV kiêm nhiệm công việc tư vấn. Ngoài ra, GV chủ nhiệm trong quá trình tổ chức hoạt động của lớp có nhiệm vụ tư vấn cho HS vượt qua khó khăn, vượt lên trong cuộc sống học tập và sinh hoạt.

- Trên thực tế, GV không có nhiều thời gian gần gũi với HS do số tiết đứng lớp quá nhiều. Trong khi đó GV được phân công kiêm nhiệm thì đa phần không được đào tạo chuyên môn tâm lý học nên xảy ra nhiều tình huống khó gỡ do không giải quyết được nhu cầu của HS?

Tuyển sinh trường chuyên: Hà Nội vẫn phải “lách” quy chế của Bộ

Tuyển sinh trường chuyên: Hà Nội vẫn phải “lách” quy chế của Bộ

Đáp án đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 (Môn Hóa)

Đáp án đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 (Môn Hóa)

Chúng ta không nên đặt yêu cầu quá cao về việc tâm lý chuyên nghiệp trong nhà trường bởi vì yêu cầu giải quyết các tình huống cũng chỉ dừng lại ở mức độ lời khuyên chứ không phải chữa bệnh. Bản thân mỗi thầy cô giáo khi được đào tạo trong trường ĐH sư phạm đã học về tâm lý học và trong cuộc sống họ cũng có nhiều trải nghiệm. Trong quá trình thực tế gần gũi học trò, họ phải biết được mình cần phải dạy học trò những gì để trở thành người lương thiện và là con người có ích cho xã hội.

Thực tế, một số trường có tổ chức phòng tư vấn nhưng số lượng HS tự nguyện tham vấn không nhiều mà chủ yếu là qua kênh GV chủ nhiệm. Do vậy, chúng tôi cũng chỉ yêu cầu GV bằng kinh nghiệm sống của mình để tư vấn cho các em, chứ nói lý thuyết cao siêu các em sẽ không hiểu. Tâm lý học đường chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn kinh nghiệm sống, hướng dẫn vượt qua khó khăn trong các mối quan hệ. Trong một tình huống cụ thể nếu chúng ta không sâu sát với học trò, từ một sự việc đơn giản có thể diễn biến phức tạp. nếu nhà trường thực hiện nghiêm túc và GV dành nhiều thời gian quan tâm đến từng HS một có thể giúp các em giải quyết những vấn đề mâu thuẫn tránh những trường hợp đột biến xảy ra.

- Một số trường ở TP.HCM có biên chế cho nhân viên tâm lý. Liệu việc này có được thực hiện rộng rãi trong cả nước hay không?

Bộ luôn khuyến khích và mong muốn lãnh đạo các địa phương, hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm hơn nữa để có một GV chuyên trách tâm lý cho HS. Về phía Bộ GD - ĐT, trong thời gian tới sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ để xem xét bổ sung thêm biên chế chuyên viên tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, việc này cần phải có một quá trình thông qua báo cáo tổng kết và đề xuất về hoạt động tổ chức thực hiện tư vấn học đường của các địa phương dựa trên chỉ thị hoạt động năm học từng năm.


Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Theo Thanh Niên