PGS. Văn Như Cương: "Cãi nhau tay đôi với thầy là vô giáo dục"

24/04/2012 06:37
Thu Hòe
(GDVN) - “Dù sự việc này xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, đây cũng là chuyện không thể chấp nhận được. Nó vi phạm truyền thống tôn sư trọng đạo, những kỹ năng giao tiếp, ứng xử tối thiểu của mối quan hệ thầy trò…”.
Hành động vô giáo dục không thể chấp nhận được Liên quan đến đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh cuộc "khẩu chiến" của một học viên cao học Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với một giảng viên, trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh đã tỏ rõ sự bất bình về hành động thiếu văn hóa, cư xử không có sự tôn trọng, vượt quá ranh giới và những quy tắc ứng xử cơ bản nhất của mối quan hệ thầy trò.

Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội:

Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội: "Sẽ đình chỉ học tập đối với học viên Công"

TS. Đỗ Văn Khang:

TS. Đỗ Văn Khang: "Ai ủng hộ đề thi của ĐH FPT là người... buông thả"

PGS. Văn Như Cương gọi đó là những hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do nào, hoàn cảnh nào. PGS. Văn Như Cương nhấn mạnh rằng: “Dù sự việc này xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, đây cũng là chuyện không thể chấp nhận được. Dẫu rằng, người đi học phải nộp tiền để được đi học và có những quyền lợi dân chủ như nhau trong việc học tập, nghiên cứu, phản biện những vấn đề liên quan đến chương trình học tập… Tuy nhiên, lớp học phải có trật tự của nó, kỷ cương của nó. Nếu học viên không tuân thủ và chấp nhận được những quy chế của lớp học thì đừng học. Trong lớp đã không nghe giảng lại lớn tiếng nói chuyện điện thoại, khi bị nhắc nhở thì học viên phải lấy đó là điều xấu hổ, rút kinh nghiệm và tiếp tục nghiêm chỉnh học tập. Với trường hợp của học viên Trần Lê Công đã không biết nhận sai, nhận khuyết điểm lại còn thô lỗ vùng vằng, cãi nhau tay đôi với thầy trước mặt tất cả các học viên. Đó là hành động không thể chấp nhận được, hành động vô giáo dục và đáng lên án…”.Còn đâu truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc? Cũng theo PGS. Văn Như Cương, sự việc này xét về mặt mối quan hệ thầy trò đã vượt qua những chuẩn mực cho phép và phi phạm truyền thống đạo đức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Ông phân tích: “Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ thầy trò là quan hệ bình đẳng về mặt con người và pháp luật. Tuy nhiên, khi đã vào lớp học thì phải có trật tự nào của nó. Quan hệ của người học và người dạy nhất nhất và hiển nhiên là quan hệ thầy trò. Người giảng bài phải là người lãnh đạo tuyệt đối lớp học, làm chủ giờ học của mình. Học viên nào muốn phát biểu, muốn có ý kiến gì thì phải giơ tay. Lớp học chứ không phải là cái chợ, ai muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm…”.
PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) (Ảnh Thu Hòe)
PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) (Ảnh Thu Hòe)
PGS. Văn Như Cương nhấn mạnh rằng, chúng ta phải phân biệt rõ ràng mối quan hệ giữa thầy và trò trong xã hội hiện đại, dân chủ, tự do ngày nay. “Không chỉ ở trong lớp học mà khi ra ngoài lớp học, mối quan hệ thầy trò vẫn luôn luôn phải giữ ở những chừng mức nhất định. Tuy là dân chủ, tuy là bình đẳng nhưng trò nên và cần phải giữ sự tôn trọng với người thầy của chính mình”, PGS Văn Như Cương chia sẻ. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Trước đây, thầy và trò có sự cách biệt rất lớn. Thầy được coi như một ông thánh mà trò không thể với đến, không có quyền phản biện, làm trái lời thầy. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, tự do dân chủ được phát huy, khoảng cách thầy trò đã được rút ngắn. Khoảng cách thầy trò mà như xưa thì rất khó để giáo dục. Trò sợ thầy. Thầy nói gì trò cũng phải nghe. Khoảng cách ấy không có lợi cho sự giáo dục. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được những mối quan hệ thầy trò gần gũi hơn, thân thiện với nhau hơn, hiểu biết nhau nhiều hơn, thông cảm cho nhau hơn… Điều này giúp ích cho quá trình dạy và học rất nhiều".
Xây dựng những mối quan hệ thầy trò dân chủ, tích cực, thân thiện là điều cần hướng đến. Tuy nhiên, dân chủ cũng ở những chừng mực nhất định. Dân chủ, tự do quá mức là không được phải có giới hạn nhất định. Thầy vẫn phải là thầy và trò vẫn cứ chỉ là trò. Một số hiện tượng như thầy đánh trò, trò đánh thầy hiện nay. Tôi không biết nó là con số nhiều như thế nào nhưng gần như liên tiếp, liên tục có những sự việc như thế trên mạng internet. Đó là điều thật đáng lo lắng và báo động. "Hiện tượng học viên bật lại thầy, đứng lên cãi nhau tay đôi cùng thầy như học viên Công là một hiện tượng xấu, vi phạm chuẩn mực đạo đức thầy trò và vi phạm những quy chế của lớp học… Điều đáng nói hơn là học viên này cũng là một giảng viên của một trường CĐ nghề, cũng là “thầy” của rất nhiều học sinh, sinh viên. Lẽ ra, hơn ai hết, học viên Trần Lê Công phải là người hiểu rõ những quy chuẩn trong mối quan hệ này”, PGS. Văn Như Cương bày tỏ.Cần xem xét hình thức kỷ luật với học viên Trần Lê Công PGS. Văn Như Cương coi đó là những hành động quá ngưỡng, vượt qua những chuẩn mực đạo đức tối thiểu, truyền thống “tôn sư trọng đạo” vốn có của dân tộc nhưng việc kỷ luật cũng phải nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng. “Đình chỉ học với học viên Trần Lê Công là giải pháp có thể chấp nhận được và coi đó là một cách để răn đe, giáo dục. Còn việc đình chỉ công tác như ý kiến của nhiều cá nhân tôi đã được nghe áp dụng cho học viên Công là điều không nên và cần phải xem xét, nghiên cứu để có hình thức khiển trách, kỷ luật phù hợp hơn. Vì trên thực tế, học viên Trần Lê Công đã có lời xin lỗi chính thức và thầy giáo cũng đã chấp nhận tha lỗi…”, PGS Văn Như Cương cho biết thêm.
Thu Hòe