Đề thi "trinh tiết" của ĐH FPT có “giết chết” sự sáng tạo?

25/04/2012 06:52
Đỗ Quyên Quyên (Thực hiện)
(GDVN) - Qua đề thi của ĐH FPT, Báo Giáo dục Việt Nam có dịp trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Thị Bình - Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam Hiện đại, khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội về phương pháp dạy và học hiện nay, cũng như câu chuyện xung quanh đề thi.

Thưa PGS.TS Nguyễn Thị Bình, theo thống kê nhanh của Báo giáo dục Việt Nam, đa số độc giả bày tỏ quan niệm ủng hộ đề thi trinh tiết của ĐH FPT. Bà nghĩ sao về điều này?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Ý đồ của người ra đề thi ĐH FPT muốn tạo ra một đề thi mới, có tính sáng tạo. Theo tôi, đề thi này sẽ nhận được sự hào hứng của học trò, khi đề cập đến một vấn đề tương đối nhạy cảm, tuổi mới lớn tò mò, quan tâm, cái gì càng bị cấm kỵ thì càng kích thich sự tò mò Đây cũng là vấn đề thiết thân của tuổi trẻ, học sinh được dịp tự do bày tỏ chủ kiến của mình.
Quan niệm của người ra đề thi là đúng, nhưng bản chất đề thi lại sai. Bởi đề thi ĐH FPT không đáp ứng được chuẩn mực về ngôn từ khoa học, thẩm mỹ. 
Thêm nữa, cách đặt câu hỏi trong đề thi vô hình chung đã đồng nhất chuyện trinh tiết với...“cái màng trinh”. Người ra đề thi đã không thực sự hiểu “Truyện Kiều”. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du nói “trinh tiết” là phẩm giá con người. Nhưng đề thi ĐH FPT chỉ giới hạn nói chuyện “trinh tiết” theo nghĩa sinh lý.

PGS. TS Nguyễn Thị Bình
PGS. TS Nguyễn Thị Bình

- Sau khi đăng tải đề thi của Đại học FPT, Báo Giáo dục Việt Nam đã tạo nên làn sóng dư luận bằng một loạt ý kiến trái chiều thể hiện ở cả phe ủng hộ và phe phản đối đề thi. Nếu được đối thoại với những người ra đề thi tại ĐH FPT, bà sẽ nói gì?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Nếu được đối thoại với đề thi của ĐH FPT tôi sẽ nói vui rằng: Cái thời ấy là thời "đạo tòng phu", nên chữ trinh quyết định hạnh phúc phụ nữ, thời nay có khi là  "tòng thê". Nếu người phụ nữ đòi hỏi trinh tiết của người đàn ông thì sao nhỉ?

TS. Đỗ Văn Khang:

TS. Đỗ Văn Khang: "Ai ủng hộ đề thi của ĐH FPT là người... buông thả"

ĐH FPT “chơi nổi” ép thí sinh có “tư tưởng tân tiến” về cái màng trinh

ĐH FPT “chơi nổi” ép thí sinh có “tư tưởng tân tiến” về cái màng trinh

Lãnh đạo Trường ĐH FPT lý giải về đề thi “trinh tiết”

Lãnh đạo Trường ĐH FPT lý giải về đề thi “trinh tiết”

Và để bàn luận về trinh tiết theo định hướng của đề thi này, tôi sẽ đề nghị Trường ĐH FPT mời các bác sỹ phụ sản, các thầy thuốc chữa vô sinh cùng đối thoại. Họ sẽ nói cho chúng ta biết mỗi năm có bao nhiêu thiếu nữ chưa đến tuổi vị thành niên đã phải đi nạo phá thai? Bao nhiêu trong số đó về sau sẽ bị mắc bệnh vô sinh thứ phát?

Hãy lấy cái nhìn nhân văn ra để giảng dạy cho các em, rằng mỗi người đều có quyền sở hữu thân thể mình. Nếu các em là những con người tự trọng, yêu quý bản thân thì hãy đối xử với thân thể mình như với một báu vật, sao cho mình được sống với niềm vui sướng chính đáng mà không gây nhiều hệ lụy, để rồi mình tự coi thường chính mình.
- Bà có giải pháp nào cho đề thi của Đại học FPT để vừa mang được tính nhân văn, vừa mang tính thẩm mỹ?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Đối với Nguyễn Du, quan niệm về “trinh tiết” trong “Truyện Kiều” gắn với quan niệm về con người ở thời đại của ông. Quan niệm về con người thời nay chắc có nhiều biến đổi. Đại học FPT có thể cho học sinh bình luận về quan niệm “chữ trinh” của Kim Trọng:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh
Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay”

Học trò sẽ bày tỏ ý kiến về nhân phẩm nàng Kiều, về tấm lòng chàng Kim và liên hệ đến quan niệm về trinh tiết thời nay. Như thế, đề không gò ép theo công thức, học sinh rộng chỗ phát biểu chính kiến mà vẫn bảo đảm tính văn chương.
- Có ý kiến cho rằng, từ cách ra đề thi của ĐH FPT có thể mở ra hướng ra đề mới cho giáo dục Việt Nam qua các kỳ thi tuyển sinh cấp III, CĐ- ĐH, TS thấy thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Tôi luôn ủng hộ những đề thi có độ mở để gợi sáng tạo, suy nghĩ độc lập, chủ kiến riêng của mỗi người. Kinh nghiệm sống khác nhau, quan niệm sống và thẩm mĩ khác nhau mới đúng với bản chất của một Xã hội- Dân chủ khi ý thức cá nhân phát triển cao.

Thời gian gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT, Thi tuyển sinh ĐH, CĐ, nhất là thi học sinh giỏi, thi vào trường Chuyên đang có dấu hiệu chuyển biến tương đối rõ rệt, nhiều đề có độ mở nhằm kiểm tra tri thức rộng, đòi hỏi năng lực khái quát, kích thích sự sáng tạo của học sinh. Cơ cấu đề thi thường có ba câu bao gồm: nghị luận xã hội, nghị luận văn học, lý luận. 
- TS quan niệm thế nào là đề thi hay?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Để có một đề thi hay trước hết phụ thuộc vào trình độ của người ra đề. Thực sự, ai cũng muốn có một đề thi hay, nhưng “hay” thường đi đôi với “khó”. Đó là cái khó cho những người vốn học thụ động, học cho qua. Hơn nữa, áp lực chọn nghề vào xã hội đối với học sinh rất lớn. Có đến khoảng ¾ học sinh là hướng vào khối ngành kinh tế, kỹ thuật. Điều đó tạo nên tính thực dụng của giáo dục và áp lực về điểm số.

Đa số học trò chỉ học các môn ngoài khối thi sao cho không bị điểm liệt, không ánh hưởng đến kết quả chung. Tâm lí phụ huynh nếu con đi thi về khen đề năm nay dễ làm thì hài lòng, nếu con kêu khó, họ sẽ phàn nàn nào là ¨đánh đố¨, nào là không sát chương trình vv...Nhưng thế nào là ¨sát chương trình¨ với một môn như môn văn? Có phải ai cũng hiểu đâu! Sự xôn xao của dư luận là cái gì đó rất đáng sợ nếu ngành GD không có chủ kiến và bản lĩnh. 

Cho nên để ra một đề thi hay không phải chuyện đơn giản. Người ra đề ít phải chịu áp lực hơn là các quan chức của Cục khảo thí hay Bộ Giáo dục. 

Sinh viên tham gia tuyển sinh ĐH FPT
Sinh viên tham gia tuyển sinh ĐH FPT

- Theo TS, đề thi có góp phần định hướng cách dạy và học trong giáo dục nhà trường?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Một tình trạng hết sức phổ biến ở cấp Tiểu học, THCS là học trò luôn học theo công thức khô cứng. Nếu học sinh viết những gì trái với bài mẫu cô dạy thì sẽ bị điểm thấp. Tại sao lại thế? Năng lực giáo viên hạn chế chỉ là một phần, cái chính vẫn là bệnh thành tích. 

Tình trạng này “giết chết” sự sáng tạo, “giết chết” nghệ thuật. Không biết đến bao giờ chúng ta mới khắc phục được điều đó, khi cứ hô khẩu hiệu chống bệnh thành tích nhưng thực ra chống hay không chống chúng ta vẫn đang bị áp lực của thành tích.

- Có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tuyển sinh Đại học, chỉ có một kỳ thi chất lượng cao ở cuối bậc Phổ thông. Kết quả kỳ thi này sẽ dùng để xét tốt nghiệp Phổ thông và xét tuyển Đại học. TS có đồng tình với quan điểm này không?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Người ta đề nghị bỏ kỳ thi ĐH đi thì tôi không biết chất lượng giáo dục cuối cùng sẽ đi tới đâu. Trong khi chất lượng giáo dục của ta từ trước đến nay đã là một điều đáng phàn nàn, bằng cấp của ta đâu đã được thế giới tôn trọng. Bao lâu rồi làm gì có học sinh lưu ban!(thành tích năm nào chả cao chót vót). Học vớ vẩn cũng lên lớp thì chăm chỉ làm gì? Tôi tán thành với ý kiến của nhiều người là cho đến nay chỉ có kỳ thi Đại học còn phản ánh chất lượng thật, những kỳ thi khác chỉ “đẹp” thôi.
Bỏ kỳ thi ĐH là ý tưởng lấy từ nền giáo dục nước ngoài. Thế nhưng tại sao họ chỉ nghĩ đến việc cắt lấy cái “ngọn” để so sánh mà không so sánh toàn bộ hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng vv...của nền giáo dục nước ta với các nền giáo dục ở các nước phát triển? Nói thật, chúng ta bắt con em học quá nhiều thứ cao siêu mà vô bổ, rất ít hữu dụng cho nghề nghiệp tương lai của chúng, trong khi hầu như bỏ quên dạy cho chúng những kĩ năng sống. 

Trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Bình!

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

PGS. Văn Như Cương: "Cãi nhau tay đôi với thầy là vô giáo dục"


ĐH FPT “chơi nổi” ép thí sinh có “tư tưởng tân tiến” về cái màng trinh


Học sinh đánh nhau, lột quần áo một phần là để thỏa mãn tính dục

Đại học, Cao đẳng ngoài công lập đang lách qua “khe cửa hẹp”

Đạo nghĩa thầy trò nay còn không?

Tham khảo Đề thi- Đáp án môn Anh văn (Khối D) năm 2011

                                                                     ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Đỗ Quyên Quyên (Thực hiện)