Sử dụng Facebook để tiếp cận học sinh: Tại sao không?

26/04/2012 06:35
Châu Long
(GDVN) - Học sinh ngày nay có xu hướng viết tất cả những suy nghĩ của mình lên mạng. Từ câu chuyện tình bạn, tình yêu đến những khó khăn, chán nản trong học hành hay cuộc sống hàng ngày… 
Facebook đã và đang chen chân sang mảng giáo dục với kỳ vọng thu hút sự quan tâm từ các nhà giáo và trở thành công cụ hữu ích trong công tác giảng dạy.

Mới đây, Facebook hợp tác với Hiệp hội Cố vấn Giáo dục Mỹ (ASCA) và Hãng an ninh mạng iKeepSafe cho ra mắt ứng dụng “Facebook for School Counselors” (Facebook dành cho các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường) với mục đích hướng dẫn các giáo viên tâm lý sử dụng Facebook để tiếp cận với các đối tượng học sinh, tìm hiểu và đưa ra những định hướng hay tác động cần thiết.

Có thể thấy rằng, tư vấn tâm lý giành cho lứa tuổi học đường đang trở thành một phần không thể thiếu đối với giáo dục và ứng dụng kể trên quả là một sản phẩm công nghệ hết sực thiết thực của trang mạng xã hội toàn cầu lớn nhất hiện nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
“Facebook for Counselors” tập trung vào 4 vấn đề chính: hỗ trợ các chiến lược phát triển tại trường học, tư vấn trực tuyến cho học sinh, phát hiện các hành vi tiêu cực của học sinh và quan sát hình thức thể hiện mình của các em.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa bàn về vụ

Người đương thời Đỗ Việt Khoa bàn về vụ "học trò cãi thầy"

Phát huy văn hóa bản địa trong giáo dục Đại học thời kỳ đổi mới

Phát huy văn hóa bản địa trong giáo dục Đại học thời kỳ đổi mới

PGS. Văn Như Cương:

PGS. Văn Như Cương: "Cãi nhau tay đôi với thầy là vô giáo dục"

Hiện nay, đa số trường học đều trang bị đầy đủ máy tính và mạng internet. Việc phổ biến phương pháp giáo dục dựa trên những tiến bộ của mạng xã hội được đánh giá là phương pháp hiện đại, thiết thực và rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa nhà trường và các em học sinh ở độ tuổi tâm lý khá phức tạp và khó nắm bắt.

Thông qua quan sát hành vi trong cộng đồng mạng của các em, nhà trường không khó nhận ra những nguy cơ tiềm tàng như bạo lực học đường, gian lận trong thi cử hay truyền bá văn hoá phẩm không lành mạnh. Giúp các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường phát hiện và ứng phó với những trường hợp đó là cái đích mà Facebook nhắm tới.

Không chỉ là nơi để học sinh, phụ huynh chia sẻ các khúc mắc cần được hỗ trợ giải đáp, ứng dụng này còn đào tạo chính đội ngũ giáo viên, hướng dẫn họ nên dạy học sinh của mình như thế nào, làm thế nào để các em có cảm giác thoải mái, cởi mở nói ra tâm tư, suy nghĩ của mình. Một số phụ huynh đôi khi ngại đề cập đến các vấn đề mà học sinh mắc phải bởi tâm lý e ngại việc báo cáo với nhà trường sẽ biến con em họ thành những đối tượng cá biệt và bị bạn bè xa lánh. Song “Facebook for Counselors” đã trở thành cầu nối để con đường từ nhà đến trường không còn quá xa xôi.

Trên thực tế, học sinh ngày nay có xu hướng viết tất cả những suy nghĩ của mình lên mạng. Từ câu chuyện tình bạn, tình yêu đến những khó khăn, chán nản trong học hành hay cuộc sống hàng ngày.

Tại Việt Nam, Facebook có số lượng thành viên lớn hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác. Dạo một vòng trên Facebook, thật không khó để tìm hiểu xem các em nói gì, nghĩ gì và muốn làm gì. Đặc biệt, nhiều nhóm học sinh cùng trường, lớp, chung sở thích, suy nghĩ đã kết bạn và trò chuyện khá cởi mở với nhau.

Nếu đội ngũ giáo viên tâm lý cũng như nhà trường nói chung biết cách tận dụng Facebook như một phương tiện cầu nối, thì không ít câu chuyện đáng tiếc như hội đồng đánh bạn, lối sống “bầy đàn”, quan hệ tình dục trước tuổi vị thành niên, thậm chí hành xác hay tự tử do áp lực cuộc sống đều có thể được ngăn chặn kịp thời.

Trước đây, các trường học tại Việt Nam còn hạn chế tiếp cận với các mạng xã hội, nhiều nơi có cái nhìn thành kiến khi nhắc tới Facebook, Yahoo hay Skype. Phụ huynh thì cứ nghe đến Internet là nghĩ con em mình “chit chát” đua đòi, còn trường học lại không đánh giá cao các mạng xã hội ấy với vai trò hỗ trợ giáo dục đào tạo. Song trong thời đại công nghệ thông tin nở rộ và các trào lưu quốc tế lan rộng trong lực lượng học sinh sinh viên hiện nay, những thành kiến ấy cần chấm dứt.

Gia đình, nhà trường cần chủ động tận dụng mạng xã hội để rút ngắn khoảng cách với lứa tuổi non trẻ và nông nổi này. Đừng đợi các em chia sẻ, hãy quan sát các em nói gì với nhau, thể hiện tâm tư, tình cảm như thế nào trên mạng.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sinh viên ĐH Ngoại thương bị đi đẩy xe lăn tại Singapore?

Nữ sinh đánh bạn tại công viên Tuổi trẻ vì... xích mích tình cảm

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục: “Tôn sư trọng đạo” luôn phải được coi trọng

Người đương thời Đỗ Việt Khoa bàn về vụ "học trò cãi thầy"

Đề thi "trinh tiết" của ĐH FPT có “giết chết” sự sáng tạo?

Miss Travel xúc động đến với trẻ em làng Chài


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng




Châu Long