Nga vẫn sẽ đứng đầu về xuất khẩu tên lửa tầm xa?

24/06/2011 00:25
(GDVN) – Theo đánh giá của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới (TSAMTO) cho biết, từ nay đến năm 2014 Nga vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu tên lửa tầm xa.

(GDVN) – Theo đánh giá của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới (TSAMTO) cho biết, từ nay đến năm 2014 Nga vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu tên lửa tầm xa.

alt
Đến năm 2014 Nga vẫn tiếp tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu hệ
thống tên lửa phòng không tầm xa.

Theo các số liệu thống kê của TSAMTO, mặc dù bị mất hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trong tương lai trên thị trường các nước như: Bắc Phi, Trung và Cận Đông, song Nga vẫn có một tương lai xuất khẩu tốt ở hàng loạt các quốc gia của các khu vực khác.

Trong cuộc chạy đua cung cấp thiết bị phóng mới mang tên lửa phòng không có điều khiển tầm xa giai đoạn 2011-2014 Nga vẫn tiếp tục nắm giữ vị trí đầu tiên với số lượng 72 đơn vị (chủ yếu là tổ hợp tên lửa phòng không S-300/S-400) trị giá 950 triệu USD.

Trước đó, trong giai đoạn 2007-2010, số lượng hệ thống phòng không mà Nga cung cấp ra thị trường vũ khí thế giới là 136 hệ thống với tổng trị giá 2,13 tỷ USD. Như vậy, trong suốt 14 năm liên tục Nga vẫn duy trì và giữ vững được vị trí này trên thị trường xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa.

alt
Trong giai đoạn 2011-2014, Mỹ và Nga vẫn là hai quốc gia đứng
đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hệ thống phòng không tầm xa.

Xếp ở vị trí thứ hai trong phân khúc thị trường xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa là Mỹ với số lượng xuất khẩu 103 đơn vị trong giai đoạn 2007-2014 (chủ yếu là hệ thống Patriot và THAAD) có trị giá 6,516 tỷ USD, trong đó năm 2007-2010 là 76 chiếc trị giá 2 tỷ USD, giai đoạn 2011-2014 là 27 đơn vị với trị giá 4,516 tỷ USD.

Như vậy, trong tương lai gần, trên thị trường vũ khí thế giới sẽ chỉ có hai nhà sản xuất lớn có khả năng cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa phiên bản trên bộ có khả năng sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa khi cần thiết là Nga và Mỹ.

Ngoài ra, thời gian gần đây còn nổi lên cả Trung Quốc và châu Âu. Đặc biệt là Trung Quốc với tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 (tên xuất khẩu là FD-2000) và Tập đoàn châu Âu “Evrosam” với tổ hợp SAMP/T phát triển dựa trên tên lửa phòng không có điều khiển Aster-30.

Trong tương lai trung hạn, trên thị trường vũ khí thế giới có thể sẽ xuất hiện thêm hai tổ hợp tên lửa đánh chặn mới có sự tham gia nghiên cứu và đầu tư của Mỹ. Đó là tổ hợp tên lửa Arrow của Israel và MEADS của châu Âu.

Tuy nhiên, hai tổ hợp này hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện. Do vậy, đự đoán về xuất khẩu hai tổ hợp này ra thị trường vũ khí thế giới trong tương lai là quá sớm.

{iarelatednews articleid='4971,4941,4869,4848,4831,4873,4872,4700,4513,4618'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Armstrade)