Giáo dục giới tính cho trẻ: Vẽ đường cho hươu chạy?

26/04/2012 06:12
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - Giáo dục giới tính không phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà là cách chỉ đường cho “hươu” khoa học nhất.
"Mẹ ơi, con được sinh ra từ đâu?"

Trong suy nghĩ của trẻ, luôn chứa đựng rất nhiều những câu hỏi về sự tò mò của bản thân. Những câu hỏi trẻ thường đặt ra cho bố mẹ là: “Con được sinh ra từ đâu?”. Trước những câu hỏi này, các bậc phụ huynh thường lúng túng, khó xử nên trả lời bằng cách “né tránh” như: “Sau này lớn lên con sẽ biết” hoặc sáng tạo như: “Con được tách ra từ một hạt đậu”, “Có một bà tiên đã mang con đến với mẹ”.

Người lớn chỉ nghĩ trả lời cho qua sự tò mò nhất thời của trẻ. Nhưng bản thân các em lại dễ đặt ra những câu hỏi khác mang ý nghĩa tiêu cực: “Như thế mình không phải là con của mẹ?”

Một số bà mẹ khác lại giải thích với con rằng: “Con lớn lên trong bụng mẹ, đến lúc đủ lớn thì bác sỹ sẽ mổ bụng mẹ để con ra ngoài”. Cách giải thích này sẽ gây ám ảnh cho trẻ, đặc biệt là các bé gái. Bởi các em thường liên hệ việc sinh con của mẹ đến tương lai của mình.

"Mẹ ơi con được sinh ra từ đâu" là câu hỏi thường gặp nhất của trẻ
"Mẹ ơi con được sinh ra từ đâu" là câu hỏi thường gặp nhất của trẻ


Giáo dục giới tính cho trẻ: không bao giờ là sớm

Khi trẻ bắt đầu đề cập đến vấn đề giới tính, bố mẹ nên trả lời một cách thoải mái, tự nhiên. Bởi theo tâm lý chung của lứa tuổi, càng cấm đoán sẽ càng kích thích tính tò mò, tự tìm hiểu của trẻ. Điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro và hệ lụy.

Câu chuyện giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình lâu dài và nên được bắt đầu từ ngay khi còn nhỏ. Để trẻ dễ dàng tiếp nhận, cha mẹ nên chỉ dẫn cho con trước về quá trình sinh sản. Đó có thể là cách giải thích đi từ việc nở hoa, sinh trái ở thực vật, sau đó là việc sinh con của các động vật để con có được một số khái niệm tương đối về quá trình sinh sản.

Như vậy, mỗi bố mẹ nên có một “lộ trình” chỉ dẫn cho trẻ hợp lý dựa vào các yếu tố như lứa tuổi, tâm lý. Ngoài ra bố mẹ cũng nên tham khảo sách giáo dục giới tính để hướng dẫn cho con về tuổi dậy thì. Bố mẹ có thể dùng sách tranh để giải thích về cấu tạo cơ thể người, trả lời câu hỏi của trẻ và sau đó đặt lại câu hỏi cho trẻ. Cũng giống như một giờ học trên lớp, cách hiểu của bé sẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi.

Người phụ nữ có nick name Mẹ Tôm trên diễn đàn lamchame.vn có chia sẻ: Tôi đã từng giải thích cho con mình: “Con sinh ra từ một cái túi trong bụng mẹ”. Nhưng con tôi lại tiếp tục hỏi “Tại sao lại có cái túi trong bụng mẹ?”. Tôi thành thật kể câu chuyện về bài học giới tính đầu tiên cho con: “Đó là do bố mẹ âu yếm nhau và tinh trùng của bố sẽ kết hợp với trứng của mẹ để quả trứng lớn dần lên thành em bé, con ạ”. 

Người mẹ khác có nick name Gấu mẹ vĩ đại kể câu chuyện để tâm sự cùng mọi người: Con tôi đã có lần hỏi:Con trai, con gái khác nhau thế nào hả mẹ?. Tôi hơi bất ngờ vì câu hỏi rồi cũng trả lời con: Con biết đấy, bố và mẹ khác nhau, đàn ông là bố, phụ nữ là mẹ và con trai lớn lên thành đàn ông, con gái lớn lên thành phụ nữ. Rồi khi con xem phim cùng vợ chồng tôi, có những cảnh nhạy cảm con hỏi: Cô chú ấy đang làm gì vậy mẹ?. Tôi bối rối: Cô chú ấy đang yêu nhau con ạ.

Giáo dục giới tính cho trẻ không bao giờ là sớm,
Giáo dục giới tính cho trẻ không bao giờ là sớm,

Thế giới ngày càng hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ thì việc bố mẹ trả lời cho con một cách thành thực nhất về giới tính ngay từ khi còn nhỏ là cách không ngoan nhất để con có thể tự làm chủ chính mình. 

Nhiều bậc cha mẹ vì ngần ngại hoặc cho rằng “không nên vẽ đường cho hươu chạy” nên đã không dạy cho con biết những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình. Bởi vậy, từ việc thiếu kiến thức về giới tính hoặc hiểu biết một cách mơ hồ, nhiều em gái đã phải trả giá đau khổ.

Đây không phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà là cách chỉ đường cho “hươu” khoa học nhất. Nếu không, giáo dục giới tính mơ hồ sẽ khiến trẻ dễ gặp rủi ro khi tự đi tìm câu trả lời cho mình. Ngược lại, khi đã hiểu vấn đề vững chắc, các em sẽ làm chủ được cơ thể, hành động của chính mình. Từ đó "hươu" có thể chạy một mình trên cánh rừng mà không sợ "cạm bẫy" hay rủi ro bởi "sói" ăn thịt. 
                                                                   ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đỗ Quyên Quyên