Cận cảnh các chiến hạm "khủng" của Hoa Kỳ từng cập cảng Đà Nẵng

28/04/2012 10:47
Theo infonet
Trước chuyến thăm kéo dài 5 ngày của 3 chiến hạm USS Blue Ridge, USNS Safeguard và USS Chafee thuộc Hạm đội 7 từ 23 - 27/4 vừa qua, trong 6 năm trở lại đây cũng đã có nhiều chiến hạm "khủng" của Hải quân Hoa Kỳ từng cập cảng Đà Nẵng trong các chuyến thăm hữu nghị và trao đổi các hoạt động phi tác chiến với Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tháng 7/2007, sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tàu USS Peleliu lần đầu tiên đã đến thăm Đà Nẵng theo lời mời của Chính phủ Việt Nam, với sứ mạng triển khai các hoạt động y tế, nhân đạo từ thiện trong Chương trình đối tác Thái Bình Dương - vốn được khởi xướng từ các hoạt động cứu trợ nhân đạo sau thảm hoạ sóng thần trên vùng biển Thái Bình Dương năm 2004. Ảnh: Tàu "há mồm" USS Peleliu neo ngoài khơi Đà Nẵng tháng 7/2007 - Ảnh: HC
Tháng 7/2007, sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tàu USS Peleliu lần đầu tiên đã đến thăm Đà Nẵng theo lời mời của Chính phủ Việt Nam, với sứ mạng triển khai các hoạt động y tế, nhân đạo từ thiện trong Chương trình đối tác Thái Bình Dương - vốn được khởi xướng từ các hoạt động cứu trợ nhân đạo sau thảm hoạ sóng thần trên vùng biển Thái Bình Dương năm 2004. Ảnh: Tàu "há mồm" USS Peleliu neo ngoài khơi Đà Nẵng tháng 7/2007 - Ảnh: HC
Ông Bruce Stewart, Giám đốc Chương trình đối tác Thái Bình Dương cho biết, Hải quân Mỹ cùng các lực lượng quân sự, dân sự khác trên thế giới chủ trương xây dựng chương trình này nhằm đem lại lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và sự chăm sóc về y tế… cho các khu vực xảy ra thảm hoạ. Chương trình đối tác Thái Bình Dương hướng đến mục tiêu hình thành lực lượng hỗn hợp để tham gia đối phó với các thảm hoạ trong khu vực.
Ông Bruce Stewart, Giám đốc Chương trình đối tác Thái Bình Dương cho biết, Hải quân Mỹ cùng các lực lượng quân sự, dân sự khác trên thế giới chủ trương xây dựng chương trình này nhằm đem lại lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và sự chăm sóc về y tế… cho các khu vực xảy ra thảm hoạ. Chương trình đối tác Thái Bình Dương hướng đến mục tiêu hình thành lực lượng hỗn hợp để tham gia đối phó với các thảm hoạ trong khu vực.
Thực ra, USS Peleliu là loại tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa của Hải quân Hoa Kỳ, được chuyển đổi một phần để trở thành tàu bệnh viện "dã chiến" Trong vai trò mới của nó, người ta vẫn dễ dàng nhận ra vóc dáng của một "siêu hạm" với sân đỗ máy bay và đường băng có thể cho cùng lúc 20 chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp hàng lần lượt cất cánh hoặc xuất kích các loại máy bay tiêm kích.
Thực ra, USS Peleliu là loại tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa của Hải quân Hoa Kỳ, được chuyển đổi một phần để trở thành tàu bệnh viện "dã chiến" Trong vai trò mới của nó, người ta vẫn dễ dàng nhận ra vóc dáng của một "siêu hạm" với sân đỗ máy bay và đường băng có thể cho cùng lúc 20 chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp hàng lần lượt cất cánh hoặc xuất kích các loại máy bay tiêm kích.
Đặc biệt, đây còn là tàu "há mồm" cỡ lớn mang theo các tàu đổ bộ loại nhỏ. Khi đến Đà Nẵng, Peleliu thả neo ngoài khơi và dùng tàu đổ bộ đưa sĩ quan, thuỷ thủ của tàu vào bờ thăm TP, thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đón các vị khách ra thăm tàu. Trong "lòng" Peleliu còn có tàu đệm khí, xe lội nước, xe truyền tin, xe chiến đấu, xe dọn đường, xe chở cầu phao... Khoang đuôi tàu trông khô ráo song khi cần thiết sẽ được bơm ngập nước 3 - 4m để các tàu đổ bộ có thể chui hẳn vào trong lòng tàu. Ảnh:Tàu USS Peleliu sử dụng tàu đổ bộ đưa sĩ quan, thuỷ thủ vào thăm Đà Nẵng - Ảnh: HC
Đặc biệt, đây còn là tàu "há mồm" cỡ lớn mang theo các tàu đổ bộ loại nhỏ. Khi đến Đà Nẵng, Peleliu thả neo ngoài khơi và dùng tàu đổ bộ đưa sĩ quan, thuỷ thủ của tàu vào bờ thăm TP, thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đón các vị khách ra thăm tàu. Trong "lòng" Peleliu còn có tàu đệm khí, xe lội nước, xe truyền tin, xe chiến đấu, xe dọn đường, xe chở cầu phao... Khoang đuôi tàu trông khô ráo song khi cần thiết sẽ được bơm ngập nước 3 - 4m để các tàu đổ bộ có thể chui hẳn vào trong lòng tàu. Ảnh:Tàu USS Peleliu sử dụng tàu đổ bộ đưa sĩ quan, thuỷ thủ vào thăm Đà Nẵng - Ảnh: HC
Và đón các vị khách lên thăm tàu - Ảnh: HC
Và đón các vị khách lên thăm tàu - Ảnh: HC
Giàn anten trên tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Giàn anten trên tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
PV từng lên thăm tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
PV từng lên thăm tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Và tác nghiệp từ buồng lái của tàu - Ảnh: HC
Và tác nghiệp từ buồng lái của tàu - Ảnh: HC
Các chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp cạnh gọn gàng ở sân đỗ máy bay của tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Các chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp cạnh gọn gàng ở sân đỗ máy bay của tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Đường băng rất dài có thể cho cùng lúc 20 chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp hàng lần lượt cất cánh hoặc xuất kích các loại máy bay tiêm kích - Ảnh: HC
Đường băng rất dài có thể cho cùng lúc 20 chiếc trực thăng MH-53 Pave Low xếp hàng lần lượt cất cánh hoặc xuất kích các loại máy bay tiêm kích - Ảnh: HC
Tuy chỉ là bệnh viện dã chiến nhưng các trang thiết bị y tế trên tàu USS Peleliu rất hiện đại. Trong ảnh là phòng điều trị nội trú trên tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Tuy chỉ là bệnh viện dã chiến nhưng các trang thiết bị y tế trên tàu USS Peleliu rất hiện đại. Trong ảnh là phòng điều trị nội trú trên tàu USS Peleliu - Ảnh: HC
Tháng 8/2010, trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, tàu USS John S. McCain do Chuẩn đô đốc Ranald Horton chỉ huy đã cập cảng Tiên Sa, chính thức bắt đầu chuyến thăm TP Đà Nẵng trong 4 ngày và triển khai các hoạt động tập huấn phi tác chiến như kiểm soát tổn thất, thiệt hại trên tàu, tìm kiếm cứu nạn trên biển... Ảnh: Tàu khu trục USS John S. McCain cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) tháng 8/2010 - Ảnh: HC
Tháng 8/2010, trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, tàu USS John S. McCain do Chuẩn đô đốc Ranald Horton chỉ huy đã cập cảng Tiên Sa, chính thức bắt đầu chuyến thăm TP Đà Nẵng trong 4 ngày và triển khai các hoạt động tập huấn phi tác chiến như kiểm soát tổn thất, thiệt hại trên tàu, tìm kiếm cứu nạn trên biển... Ảnh: Tàu khu trục USS John S. McCain cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) tháng 8/2010 - Ảnh: HC
Trung tá thuyền trưởng Jeffrey J. Kim cho hay, tàu USS John S. McCain được triển khai ở tiền phương, thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Tàu này có vinh dự lớn là được đặt tên theo dòng họ của Thượng nghị sĩ nổi tiếng John McCain. Đây là chiếc tàu thứ 3 được mang tên dòng họ này nên trên tàu có một chiếc chuông ghi lại điều đó và khi có những vị khách đặc biệt lên thăm tàu thì chiếc chuông này sẽ được gióng lên. Ảnh: Chiếc chuông mang tên Thượng nghị sĩ nổi tiếng John McCain sẽ được gióng lên mỗi khi có khách quý lên thăm tàu - Ảnh: HC
Trung tá thuyền trưởng Jeffrey J. Kim cho hay, tàu USS John S. McCain được triển khai ở tiền phương, thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Tàu này có vinh dự lớn là được đặt tên theo dòng họ của Thượng nghị sĩ nổi tiếng John McCain. Đây là chiếc tàu thứ 3 được mang tên dòng họ này nên trên tàu có một chiếc chuông ghi lại điều đó và khi có những vị khách đặc biệt lên thăm tàu thì chiếc chuông này sẽ được gióng lên. Ảnh: Chiếc chuông mang tên Thượng nghị sĩ nổi tiếng John McCain sẽ được gióng lên mỗi khi có khách quý lên thăm tàu - Ảnh: HC
Tàu USS John S. McCain đóng quân tại cảng Yokosuka (Nhật Bản), trên tàu có 23 sĩ quan, 24 trung sĩ và 291 quân nhân. Đây là một trong 7 tàu khu trục thuộc Hạm đội 7, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Tàu dài 154m, rộng 20,4m; trên tàu không có máy bay nhưng có thiết bị điện tử LAMPS 3 trên boong hạ cánh nhằm phục vụ các chiến dịch chống tàu ngầm phối hợp giữa tàu khu trục DDG và trực thăng. Ảnh: Hệ thống rada và anten parabol trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Tàu USS John S. McCain đóng quân tại cảng Yokosuka (Nhật Bản), trên tàu có 23 sĩ quan, 24 trung sĩ và 291 quân nhân. Đây là một trong 7 tàu khu trục thuộc Hạm đội 7, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Tàu dài 154m, rộng 20,4m; trên tàu không có máy bay nhưng có thiết bị điện tử LAMPS 3 trên boong hạ cánh nhằm phục vụ các chiến dịch chống tàu ngầm phối hợp giữa tàu khu trục DDG và trực thăng. Ảnh: Hệ thống rada và anten parabol trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Vũ khí nổi bật nhất trên tàu USS John S. McCain là hai hoả tiễn tiêu chuẩn MK 41 VLS, Tomahawk, máy phóng hoả tiễn Harpoon, một súng Mk 45 5-inch-54 hạng nhẹ, hai hệ thống phòng thủ tên lửa đối tàu Palanx CIWS, ngư lôi Mk 46 (từ hai giá phóng cấu tạo 3 ống)... Hệ thống đẩy của tàu là 4 động cơ tua-bin chạy bằng gas General Eletric LM 2.500, tốc độ 30 hải lý/h…
Vũ khí nổi bật nhất trên tàu USS John S. McCain là hai hoả tiễn tiêu chuẩn MK 41 VLS, Tomahawk, máy phóng hoả tiễn Harpoon, một súng Mk 45 5-inch-54 hạng nhẹ, hai hệ thống phòng thủ tên lửa đối tàu Palanx CIWS, ngư lôi Mk 46 (từ hai giá phóng cấu tạo 3 ống)... Hệ thống đẩy của tàu là 4 động cơ tua-bin chạy bằng gas General Eletric LM 2.500, tốc độ 30 hải lý/h…
Giàn phóng tên lửa các loại được bố trí tại nhiều vị trí trên tàu USS John S. McCain - Ảnh:HC
Giàn phóng tên lửa các loại được bố trí tại nhiều vị trí trên tàu USS John S. McCain - Ảnh:HC
Pháo hạng nặng...
Pháo hạng nặng...
Và súng máy trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Và súng máy trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Đài quan sát từ xa trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Đài quan sát từ xa trên tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Trung tâm chỉ huy, điều hành tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Trung tâm chỉ huy, điều hành tàu USS John S. McCain - Ảnh: HC
Từ cabin nhìn ra boong tàu USS John S. McCain và sân đỗ máy bay - Ảnh: HC
Từ cabin nhìn ra boong tàu USS John S. McCain và sân đỗ máy bay - Ảnh: HC
Tháng 7/2011, tiếp tục có tàu khu trục USS Chung-Hoon cùng tàu USS Preble và tàu giải cứu, cứu hộ USNS Safeguard (vừa đến thăm Đà Nẵng hôm 23 - 27/4) cùng gần 600 sĩ quan, thuỷ thủ của Lực lượng đặc nhiệm 73, Lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương cập cảng (Đà Nẵng) thực hiện các hoạt động trao đổi với Hải quân nhân dân VN nhân kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ Việt – Mỹ. Ảnh: Tàu USS Chung-Hoon đến thăm Đà Nẵng tháng 7/2011 - Ảnh: HC (Theo Infonet)
Tháng 7/2011, tiếp tục có tàu khu trục USS Chung-Hoon cùng tàu USS Preble và tàu giải cứu, cứu hộ USNS Safeguard (vừa đến thăm Đà Nẵng hôm 23 - 27/4) cùng gần 600 sĩ quan, thuỷ thủ của Lực lượng đặc nhiệm 73, Lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương cập cảng (Đà Nẵng) thực hiện các hoạt động trao đổi với Hải quân nhân dân VN nhân kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ Việt – Mỹ. Ảnh: Tàu USS Chung-Hoon đến thăm Đà Nẵng tháng 7/2011 - Ảnh: HC (Theo Infonet)
Theo infonet