Sau 24/6: Sở sẽ giải thích đề văn vào lớp 10 Hà Nội gây tranh cãi

24/06/2011 05:06
(GDVN) - “Sở GD-ĐT đã tuân thủ đúng theo các bước của quy trình làm đề thi, trong đó có việc phản biện đề thi và lãnh đạo duyệt nội dung.

(GDVN) - Về những tranh luận xung quanh đề thi môn văn vào lớp 10 tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Đoàn Hoài Vĩnh khẳng định:“Sở GD-ĐT đã tuân thủ đúng theo các bước của quy trình làm đề thi, trong đó có việc phản biện đề thi và lãnh đạo duyệt nội dung. Phương án trả lời chính thức sẽ được công bố sau ngày 24-6”.

{iarelatednews articleid='5457,5397,5368'}

Trước đó, câu 2 của phần II trong đề văn có hỏi: Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

… “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…

 


Câu hỏi này đã gây nhiều tranh cãi ngay cả với các giáo viên dạy văn, cũng như phụ huynh, thí sinh tham dự kỳ thi.

Đáp án được cô giáo Mai Anh đưa ra là: “Đó là lời độc thoại. Vì nhân vật than thân. Tuy ngửa mặt lên trời nhưng không có lời đáp đối thoại từ trời. Về dấu hiệu thì có một gạch đầu dòng, và trước đó là cuộc đối thoại với nhân vật Trương Sinh.”

Tuy nhiên, một số phụ huynh đứng ở chờ con ở trường Phổ thông Trung học Việt Đức, bàn bạc với nhau: “tâm linh người Việt luôn coi trời là một nhân vật, khi than, khi nguyện cầu đều nghĩ trời sẽ thấu. Mình đang cầu xin  trời, đối thoại với trời. Đối thoại không phải là cứ có nói có đáp, một người nói, một người lắng nghe cũng là đối thoại.”

Còn có những ý kiến thêm rằng: theo câu chuyện thì cuối cùng “Trời cũng có mắt” vì Trương Sinh đã biết vợ mình bị oan ức mà quyên sinh…Chị Vân, một phụ huynh đi đón con thi ở trường Nguyễn Trãi về cho biết: "Nhiều học sinh đã chọn là đối thoại."

Một cô giáo dạy trung học phổ thông khi mới "liếc qua" đề cũng cho rằng: Đây không phải là nhân vật tâm tình với ngọn đèn hay đóa hoa mà là Trời nên dễ coi là đối thoại. Bởi chúng ta khi than trời luôn nghĩ  trời chính là nhân vật để sẻ chia.

PV