Phóng sự ảnh: Xây “nhà mới” cho người chết

30/04/2012 07:36
Lê Phượng, Báo ảnh 29
(GDVN) - Người xưa thường nói, chết là hết nhưng sự thật thì sau lễ cải táng, người chết thực sự mới an nghỉ.
Ánh sáng le lói phản chiếu qua các ngôi mộ, những cơn gió se lạnh mang theo làn khói nhang thổi từng đợt qua nghĩa địa Rãy Kênh tạo nên không gian mờ ảo. Tiếng côn trùng kêu vang vọng từ những cánh đồng xa cộng với tiếng khóc như van lơn của gia chủ khiến tôi bất giác rùng mình. Như có cái gì đó ớn lạnh vừa chạy dọc sống lưng. Thường thì việc cải táng hay còn gọi là xây nhà mới cho người đã khuất được tiến hành vào Rằm tháng 7 âm lịch hoặc những ngày giáp Tết Nguyên Đán và khi mặt trời đã xuống núi.
Sau thời gian dài chuẩn bị, ngày 23 tháng Chạp gia đình ông Lê Văn Nhất (xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) làm lễ cải táng cho cha mình.
Ở những vùng quê người ta gọi cải táng là sang cát hay còn gọi là bốc mộ. Cũng có người cho rằng việc cải táng là thay nhà mới cho người đã khuất. Nhưng dù gọi như thế nào đi chăng nữa thì việc cải táng cũng là cách người sống tỏ lòng thành kính với những người thân đã khuất. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà việc cải táng được tiến hành ở quy mô khác nhau. Tuy vậy, dù quy mô bé thì việc cải táng vẫn mang ý nghĩa linh thiêng. 
Dưới đây mà một số hình ảnh ghi lại quá trình xây "nhà mới" cho người đã khuất:

Gia đình, con cháu của người đã khuất làm lễ cúng xin được đào huyệt mộ.
Gia đình, con cháu của người đã khuất làm lễ cúng xin được đào huyệt mộ.
Sau khi kết thúc lễ cúng việc đào huyệt mộ lập tức được tiến hành. Theo phong tục của người dân nơi đây, con cháu và anh em thân thiết không được phép đào mộ,

Sau khi kết thúc lễ cúng việc đào huyệt mộ lập tức được tiến hành. Theo phong tục của người dân nơi đây, con cháu và anh em thân thiết không được phép đào mộ,

Người nhặt xương đeo khẩu trang và gang tay bảo hộ. Việc bị thương trong quá trình nhặt xương, mở nắp quan tài có thể dẫn đến nhiễm trùng, uốn ván, …

Người nhặt xương đeo khẩu trang và gang tay  bảo hộ. Việc bị thương trong quá trình nhặt xương, mở nắp quan tài có thể dẫn đến nhiễm trùng, uốn ván, …


Người thợ nhặt xương đốt chổi sau khi mở nắp quan tài. Theo quan niệm dân gian, thì việc đốt chổi nhằm xua đuổi tà khí. Còn theo khoa học, việc này nhằm để xua đi những chất trong cơ thể đã phân hủy và không khí ngột ngạt.

Người thợ nhặt xương đốt chổi sau khi mở nắp quan tài. Theo quan niệm dân gian, thì việc đốt chổi nhằm xua đuổi tà khí. Còn theo khoa học, việc này nhằm để xua đi những chất trong cơ thể đã phân hủy và không khí ngột ngạt.

Những chiếc xương được nhặt, rửa qua nước ngũ vị hương và lau khô rất tỉ mỉ.

Những chiếc xương được nhặt, rửa qua nước ngũ vị hương và lau khô rất tỉ mỉ.

Cô Nhì – con gái cụ Hạnh khóc nức nở khi nhìn thi hài cha.
Cô Nhì – con gái cụ Hạnh khóc nức nở khi nhìn thi hài cha.

Việc cho cát vào quách được xem như một sự tri ân của người sống với người đã khuất.

Việc cho cát vào quách được xem như một sự tri ân của người sống với người đã khuất. 


Những người thợ hồ làm việc trong đêm để kịp giờ đẹp làm lễ hoàn thành việc cải táng.

Những người thợ hồ làm việc trong đêm để kịp giờ đẹp làm lễ hoàn thành việc cải táng.


9h 15 phút, đại gia đình ông Nhất làm lễ hoàn thành việc cải táng cho cụ Hạnh.

9h 15 phút, đại gia đình ông Nhất làm lễ hoàn thành việc cải táng cho cụ Hạnh.

Lê Phượng, Báo ảnh 29