Nhiều sinh viên "ngã ngửa" vì mức phạt 100 USD của Đại học FPT

11/05/2012 06:05
Kim Ngân
(GDVN) - Chuyện này là vô lý, không thể chấp nhận được. Nộp học phí mà cũng gần như vay, phạt như kiểu lãi. Nếu trường làm thế thì hơn cả vay nặng lãi…
Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết về vụ việc Trường ĐH FPT thu của sinh viên 100 USD vì nộp chậm học phí, nhiều sinh viên tỏ ra khá bất bình trước quy định này và coi đó là quá nặng nề, quá khiêm khắc. Nếu như ở các trường ĐH, CĐ khác sinh viên chưa nộp học phí thì nhà trường sẽ gửi giấy thông báo về lớp, về nhà hoặc đình chỉ thi học kỳ. Tuy nhiên, tại ĐH FPT – một trong những trường được coi là trường của “con nhà giàu” lại có hình thức phạt sinh viên mức tiền hơn 2 triệu đồng để…được đi học trở lại. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc này, có sinh viên ủng hộ, có người thì phản đối kịch liệt và coi đó là cách "kiếm tiền" của trường.

Nộp chậm là cảnh cáo, nếu cảnh cáo 3 lần thì đuổi học

Nguyễn Xuân Trường (SV năm 3, ĐH Bách Khoa) sững sờ khi biết thông tin sinh viên bị phạt 100 USD nếu nộp chậm học phí dù chỉ là 1, 2 ngày.

Nguyễn Xuân Trường (SV ĐH Bách Khoa): Trường FPT phạt như thế là quá nặng.
Nguyễn Xuân Trường (SV ĐH Bách Khoa): Trường FPT phạt như thế là quá nặng.

Xuân Trường cho hay: “Bởi ở trường mình có quy định rằng trường hợp sinh viên đóng học phí trễ hạn thì sẽ bị một lần cảnh cáo kỷ luật sau đó nhà trường gửi email cho cá nhân sinh viên và đăng tải trên trang website của trường, chứ không phạt tiền như vậy. Trừ trường hợp sinh viên tái phạm, cảnh cáo lần 3 mới bị đình chỉ học".

Cũng theo bạn Nguyễn Xuân Trường, ĐH Bách Khoa có quy định nếu sinh viên bị cảnh cáo 3 lần (bao gồm cảnh cáo kỷ luật và học tập) thì bị chuyển xuống hệ cao đẳng hoặc buộc thôi học. Nhà trường thông báo mức thu học phí trước khoảng 1 tháng và được chia làm 3 đợt đóng bằng việc quét thẻ ngân hàng.

"Mỗi lượt tổng hợp các sinh viên bị cảnh cáo phải đến vài trăm trường hợp là ít đều được đăng tải trên website của trường để thông báo cho các sinh viên. Còn theo mình, việc sinh viên nộp chậm học phí chỉ 10 phút thôi mà phạt như thế kia là quá nặng, bởi học phí của trường ĐH FPT khoảng…1100 USD/ kỳ không phải là số tiền nhỏ”, Trường bày tỏ.

Khá bức xúc với quy định của Trường ĐH FPT, bạn Hoàng Minh Huyền (SV năm 2, ĐH Ngoại Thương) nói: “Đây là cách để thúc sinh viên nộp học phí đúng hạn. Nhưng chuyện này thật vô lý, không thể chấp nhận được. Nộp học phí mà cũng gần như vay ấy. Phạt là như kiểu lãi, nếu trường làm thế còn hơn cả vay nặng lãi ấy chứ”.

Hoàng Minh Huyền (SV ĐH Ngoại Thương): FPT chẳng khác nào hơn cả vay nặng lãi.
Hoàng Minh Huyền (SV ĐH Ngoại Thương): FPT chẳng khác nào hơn cả vay nặng lãi.

Minh Huyền cho hay, theo quy chế của trường ĐH Ngoại Thương thì sinh viên sẽ phải chịu một khoản tiền phạt là 0,1% số tiền nộp chậm/ngày nộp chậm và đồng thời không được học và dự thi các môn học của kỳ đó nếu nộp sau thời hạn. Tuy nhiên trên thực tế, mình thấy hầu hết sinh viên không bị trừ % nộp phạt đó. Còn nếu không nộp thì sinh viên đó sẽ không được thi cuối kỳ và bị âm tín chỉ. Và nếu không nộp học phí, lệ phí đúng hạn của học kỳ cuối cùng thì không được thi tốt nghiệp.

"Nhà trường quy định khoảng thời gian đóng học phí của trường ở học kỳ 1 là 5 tháng, còn học kỳ 2 là 3 tháng. Trường có thông báo trên phòng công tác sinh viên và vào tín chỉ cá nhân, trang web của trường để sinh viên được nắm rõ", Minh Huyền chia sẻ.

Tiền phạt bằng 2 tháng sinh sống của sinh viên


Nguyễn Minh Bình (SV năm thứ 3, ĐH Xây dựng) bày tỏ: “Trường ĐH FPT khắt khe quá, phạt nặng quá, thể hiện màu sắc cá nhân nhiều quá. Mức 2 triệu tương tương với số tiền một tháng của sinh viên. Cũng có thể phạt nhẹ hơn để răn sinh viên lần sau nộp đúng hạn, ví dụ khoảng 100 – 200 nghìn”.

Nguyễn Minh Bình (SV ĐH Xây dựng): Số tiền phạt đó bằng mức sống 2 tháng của một sinh viên bình thường.
Nguyễn Minh Bình (SV ĐH Xây dựng): Số tiền phạt đó bằng mức sống 2 tháng của một sinh viên bình thường.

Bình nói thêm rằng, Trường ĐH Xây dựng quy định đóng học phí không khắt khe lắm. Nhà trường kiểm tra số lượng sinh viên nộp chậm học phí thì sẽ gửi giấy thông báo về lớp, về nhà chứ không có hình thức kỷ luật nặng hay phạt tiền.

Cũng tương tự như Trường ĐH Xây Dựng, Học viện Báo chí Tuyên truyền và trường ĐH Luật Hà Nội có quy định nếu không nộp học phí thì không được phép thi cuối kỳ. Phòng Đào tạo có gửi thông báo về lớp để thúc giục sinh viên hoàn thành học phí và trước khi thi thầy cô giáo có thông báo ai chưa đóng học phí thì lên phòng tài vụ để nộp.

“Trường mình không có hạn chót cho việc đóng học phí, nếu không nộp thì không được thi cuối kỳ. Thậm chí, có trường hợp bắt đầu thi rồi mới đi đóng và vẫn được thi những môn sau, mà không bị phạt”, sinh viên Minh Trang chia sẻ.

Phạt nặng để răn đe

Trương Thị Thu Hiền (SV Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ): Đó cũng là một cách răn đe sinh viên để không tái phạm.
Trương Thị Thu Hiền (SV  Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ): Đó cũng là một cách răn đe sinh viên để không tái phạm.

Đánh giá khách quan, Trương Thị Thu Hiền (SV khóa 14, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ) chia sẻ: “Nếu trường có thông báo, quy định rõ ràng cho sinh viên, mà sinh viên không tuân theo thì nộp phạt là đúng đắn. Mình nghĩ rằng, trường đưa ra để răn đe cho những trường hợp sau để sinh viên không tái phạm nữa. Mình đồng tình với cách làm này, đôi khi phải phạt như thế mới có hiệu quả”.

“Trường mình không nhắc nhở, hối thúc sinh viên nộp phạt, chỉ đến lúc thi bị ghi là KĐT (không được thi) là hiểu ngay chưa nộp học phí kỳ và bắt buộc bị thi lại. Trước một ngày thi nộp là được và không bị nộp phạt”, Hiền nói thêm.

Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa: "Tố cáo NCS 9 năm do thù hằn cá nhân"

Vụ Giáo sư Vật lý bị nghi "đạo văn": Vợ của tác giả bài báo nói gì?

"Đại học FPT phạt 100 USD là quá nặng tay với sinh viên"

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (Phần cuối)

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (Phần cuối)

Tham nhũng trong giáo dục: Ai là thủ phạm?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Kim Ngân