Bán sức lao động, bán nghệ thuật, bán cơ thể để đóng học phí

13/05/2012 06:12
Độc giả Minh Ngọc
(GDVN) - "Đã theo dõi vụ việc Đại học FPT phạt 100 USD sinh viên nộp học phí muộn, quy vào tội tự ý bỏ học, tôi cho rằng, đây là một cách hành xử thiếu nhân văn".
Quãng đời sinh viên là những ngày cơ cực khi tôi phải "vắt kiệt" sức mình ra để kiếm tiền, từ việc bán sức lao động, bán nghệ thuật, bán cơ thể của chính mình. Chuyện tôi kể ra đây với các bạn xuất phát từ số tiền 100 USD mà sinh viên ĐH FPT phải nộp phạt, nói cách khác nó là "phí" vì bị đưa vào diện tự ý bỏ học.

Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm cuối Trường CĐ múa Việt Nam. Nhiều người nhận xét tôi là người con gái “có sắc”, mang nét đẹp hoang sơ của vùng núi Tây Bắc. Tôi đam mê múa và ước mơ trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp. Thế nhưng có quá xa vời hay không khi tôi nhận thấy ánh mắt bố trùng xuống, lưng mẹ còng thêm từ ngày biết tôi thi đỗ.
Ngày nhận tin mình đỗ, chưa kịp trọn niềm vui thì bố mẹ tôi đã phải bán vội sào ruộng, vét nốt lu thóc, bán cả con lợn, con gà, tranh thủ mót ruộng thuê để có tiền làm hành trang tôi nhập học. Hành trang tôi mang lên Hà Nội chỉ vỏn vẹn mấy bộ quần áo cũ, nặng trĩu nhiều nỗi niềm lo lắng.

Buổi học đầu tiên trên giảng đường Đại học, thầy giáo chủ nhiệm của tôi có nói: “Nghệ thuật là nơi có nhiều cạm bẫy. Đánh đổi hay không cũng là một trong những vấn đề muôn thuở mà ai ai làm nghệ thuật cũng biết”.


Sinh viên chúng tôi miệt mài tìm kiếm việc làm thêm
Sinh viên chúng tôi miệt mài tìm kiếm việc làm thêm

Năm thứ nhất vào Đại học, tôi đi làm thêm công việc bán hàng được biết tới qua việc phát tời rơi. Khi nhìn thấy mức thu nhập hấp dẫn, chỉ 2-3 tiếng/1 ca, đã có từ 200.000 -300.000 đồng tôi đã xin đi làm thêm. Nhưng sau đó tôi đã bị sập bẫy, mất trắng 500.000 và ba buổi học bỏ dở để đi lang thang kiếm việc làm. 

Sau một thời gian làm thêm từ công việc gõ máy cho quán photocoppy, tôi giành giụm tiết kiệm để mua một chiếc xe đạp, thế nhưng nó đã “bốc hơi” chỉ trong nháy mắt. Rơi vào hoàn cảnh "Chó cắn áo rách" tôi lầm rầm rủa: "Hà Nội 1m2 thì có tới 100 thằng ăn trộm". 

Tiền ăn còn chưa đủ nữa là đóng học phí, nỗi lo muôn thuở tôi phải gánh trên vai. Đã nhiều lúc tôi rơi vào cùng quẫn, cảnh sinh viên đói khổ không hiếm nên KTX luôn vang lên lời bài hát chế nhạc não nề: “Hàng ngày đi ăn cơm 8 đứa ngồi 1 bàn, nồi cơm có được đàng hoàng, cơm nứt cơm khê canh chua thì toàn là nước mẹ ơi con đói lắm mẹ gửi cho con ít tiền”.

TS.Đỗ Văn Khang:

TS.Đỗ Văn Khang: "Nếu chỉ có tiền, người với người sẽ là loài chó sói"

Hoa khôi các trường ĐH nói gì về mức phạt 100 USD của ĐH FPT?

Hoa khôi các trường ĐH nói gì về mức phạt 100 USD của ĐH FPT?

PGS. Văn Như Cương bức xúc vì mức phạt 100 USD của Đại học FPT

PGS. Văn Như Cương bức xúc vì mức phạt 100 USD của Đại học FPT

Nhiều khi quá mệt mỏi, tôi trở về nhà với mẹ, đúng mùa nước lũ, giọng mẹ sũng ướt: “Lấy thân cây về đun cũng không cháy, chứ gì lấy hạt”. Lại một mùa nữa, nếp nhăn lan dài như cỏ dại trên khuôn mặt hóp hép của mẹ. Áo mẹ mặc thêm rộng. Lưng mẹ thêm còng. Những đứa em của tôi lần lượt phải bỏ học vì không có tiền ăn học. Cả gia đình nuôi hi vọng vào một mình tôi, có thể thay đổi được cuộc sống. Tôi xót xa khoác ba lô lên thành phố, lại dằn nỗi đau xuống sâu.

Nghe các anh chị khóa trên thì thầm nhau, có nhiều địa điểm để sinh viên múa như chúng tôi làm thêm như đi diễn sự kiện, hội thảo, hội nghị hay đi lưu diễn theo chương trình của các đoàn… Thế nhưng tôi không phải là một người may mắn để có được những công việc đó, nghe theo một người bạn rủ rê, tôi bước chân vào quán bar.
Công việc của tôi tại đây là múa tại sàn nhảy, thường làm ca đêm. Tôi bắt đầu làm quen với những bộ trang phục sexy, chiều chuộng khách bằng những bài múa mới, trang phục đẹp, động tác đẹp, thái độ thân nhiện. 

Giá cả thị trường ngày càng leo thang khiến cho đời sống sinh viên đã khó khăn lại càng khó khăn. Thêm vào đó, trường tôi lại tăng học phí làm sinh viên nghèo như tôi thêm chới với. Ngay cả mì tôm, món ăn của sinh viên, cũng lên giá thì nói chi đến những thứ khác. 

Những buổi đi làm ca đêm, những trận thác loạn điên cuồng cùng rượu và bia đã làm hủy hoại về nhan sắc cũng như thể chất của tôi. Việc học hành trên lớp của tôi sa sút. 

Mặc dù đã được các anh chị trước làm quán với tôi đã nói từ trước, ranh giới giữa sexy và nude được mô tả là “vô cùng mong manh” thế nhưng tôi vẫn thấy “phát nôn” khi chứng kiến cảnh đó.

Sau khi làm tại bar một thời gian, chủ quán đề nghị tôi múa nude để phục phụ khách VIP, với giá cả cao hơn. Còn đang phân vân khi nghĩ về gánh nặng cho cả gia đình thì một cánh tay chắc nịch đã kéo tôi ra khỏi quán. Khi chưa kịp định hình lại rằng có chuyện gì đã xảy ra thì một giọng nói làm tôi đau nhói: “Sự đánh đổi của em có quá rẻ mạt?”. Thì ra đó là thầy chủ nhiệm, người luôn quan tâm tới từng bước đi, chặng đường của tôi. Tôi khóc nức nở trên vai thầy như một đứa trẻ.

Sau đó, thầy giới thiệu tôi dạy múa trong một trường mầm non. Tuy số tiền không nhiều nhưng khiến tôi vui, thanh thản, nếu tằn tiện thì cũng đủ để trang trải.

Cuộc sống của tôi bây giờ tuy không khá giả nhưng tôi hài lòng vì nó, khi mỗi ngày tôi có thể sống đàng hoàng bằng niềm đam mê của mình. Nhìn vào ánh mắt mỗi đứa trẻ thơ, tôi thấy mình càng phải sống tốt hơn sao cho xứng đáng.
Tôi kể ra câu chuyện của mình, những điều giấu kín trong cõi lòng bấy lâu nay là bởi không thể nén được cảm xúc khi đọc được thông tin sinh viên của Đại học FPT nộp trễ học phí thì bị quy vào bỏ học và phải nộp 100 USD. Thật không tin vào mắt mình nữa, 100 USD - nghĩa là hơn 2 triệu đồng, một số tiền khá lớn mà chẳng bao giờ tôi có sẵn. Chắc có lẽ nhiều bạn sinh viên khác cũng ở hoàn cảnh giống tôi, mà sinh viên của ĐH FPT thì phần nhiều cũng vậy. Nơi đó, người ta gọi là trường của nhà giàu, có lẽ đúng, bởi ngay từ cái cách hành xử vơ cả sinh viên nộp trễ học phí vào với sinh viên có quyết định nghỉ học, cũng đã... "coi thường đồng tiền". Luật lệ thật hà khắc, nhưng vẫn có nhiều sinh viên theo học, đó là bởi họ đam mê công nghệ (tôi đoán vậy), nhưng để theo được thì gia đình phải có tiền nộp học phí và có tiền để sẵn sằng với những khoản "phí" cả trăm đô la như vậy. Áp lực có được tiền học phí, chi phí sinh hoạt luôn là gánh nặng cho những sinh viên dân tộc thiểu số như tôi, mà chắc là với nhiều bạn ở miền xuôi sinh ra trong gia đình nghèo khó cũng vậy. Đó là tôi còn học một trường công lập, chứ một ngôi trường như ĐH FPT thì tôi không đủ sức trang trải học phí, chỉ có nước về quê làm nương, làm rẫy, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Đối với Trường ĐH FPT, liệu họ có muốn đẩy những sinh viên nghèo ra khỏi giảng đường vì nỗi lo học phí cao, những hình phạt không chính đáng? Tôi tin rằng không, những lãnh đạo của ĐH FPT không hề muốn điều đó xảy ra. Thế nhưng, sự thật là đã có sinh viên phản ánh như vậy, và có lẽ ĐH FPT nên xem lại cách hành xử của một số cán bộ trong trường - những người trực tiếp thực thi quy định, hình như họ đã quên mất cái tình rồi chăng? Mà điều đó thì lại rất quan trọng, với người Việt, muôn đời vẫn vậy.

Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Phó Vụ trưởng khẳng định: "Phạm Xuân Khánh NCS 9 năm là sai quy chế"

Xuất hiện clip nữ sinh bị đánh tóe máu mồm

Hotgirl Bích Thủy khiến sao Hàn Quốc cũng phải ghen tị

Con đường học vấn của tân Tổng thống Pháp Flancois Hollande

Chết ngất vì đôi mắt của nữ sinh ĐH Kinh tế Quốc dân

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (Phần cuối)

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả: Minh Ngọc
Độc giả Minh Ngọc