Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa từng làm luận án quá thời gian quy định?

14/05/2012 06:05
Bích Thảo
(GDVN) - Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học khẳng định, Trường ĐH Bách Khoa làm sai quy chế, NCS quá thời hạn. Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa đã lên tiếng phản pháo Vụ phó là "không có tư duy quản lí".
Trường làm đúng quy chế?

Như thông tin Báo Giáo Dục Việt Nam đã đưa: ngày 27/04/2012, ban biên tập Báo giáo dục Việt Nam nhận được đơn thư của một độc giả xin được giấu tên có email là: bandoc2012@yahoo.com.vn, trình bày về vấn đề ông Phạm Xuân Khánh (hiện đang là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (HHT) vẫn được cấp bằng Tiến sĩ vào năm thứ 9.

NCS Phạm Xuân Khánh bị tố làm luận án quá thời hạn
NCS Phạm Xuân Khánh bị tố làm luận án quá thời hạn

Ông Khánh chính thức được nhận làm nghiên cứu sinh (NCS) Khoa Kĩ thuật điện tử khóa 2003 – KTT ngày 10/9/2003. Ông Khánh bảo vệ đề tài mã số 62.52.70.01 mang tên “Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển thông minh trên cơ sở lý thuyết điều khiển thích nghi và lý thuyết điều khiển mở ứng dụng trong công nghiệp”, thuộc hệ đào tạo không tập trung với thời gian 4 năm.

Trong quá trình làm Luận án phức tạp, NCS đã nộp đơn, hồ sơ xin bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Bộ môn vào ngày 15/08/2010. Theo như Phó viện trưởng Viện Đào tạo sau Đại Học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) - ông Nguyễn Đắc Trung: “Thời gian từ khi có quyết định công nhận NCS đến khi làm hồ sơ Luận án lên cấp cơ sở của đồng chí Khánh trong vòng 84 tháng là đúng quy chế".


Phó Vụ trưởng khẳng định:

Phó Vụ trưởng khẳng định: "Phạm Xuân Khánh NCS 9 năm là sai quy chế"

Vụ Nghiên cứu sinh kéo dài 9 năm: Quy định của Bộ đang bị

Vụ Nghiên cứu sinh kéo dài 9 năm: Quy định của Bộ đang bị "bóp méo"?

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa:

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa: "Tố cáo NCS 9 năm do thù hằn cá nhân"

Ngoài ra, GS. Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa cũng tái khẳng định: “Chúng tôi làm hoàn toàn theo nguyên tắc, không hề sai quy chế. Làm gì có chuyện NCS trong vòng 9 năm. Việc NCS Phạm Xuân Khánh xin bảo vệ Luận án Tiến sĩ hoàn toàn đúng theo quy định hiện hành trong vòng 7 năm”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Trường làm sai quy chế

Tuy nhiên, trái ngược với thông tin mà Trường ĐH Bách Khoa khẳng định, bà Hoàng Thị Lan Phương - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), người trực tiếp kiểm tra Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã cho biết: “Theo quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2009/TT-BGDĐT ngày 07 / 5 /2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại khoản 4 điều 23 ghi rõ: Nghiên cứu sinh được xác định là hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn nếu trong thời hạn quy định, luận án đã được thông qua ở Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở. Nghĩa là luận án đã được bảo vệ thành công cấp cơ sở (Bộ môn). Do vậy, nếu ai nói là chỉ cần nộp hồ sơ trước thời hạn 7 năm là hoàn toàn sai quy chế, chưa hiểu quy chế”.

Phó Vụ trưởng đã chỉ ra rằng: Chính xác từ tháng 8 – 2003, đến tháng 8 – 2010 NCS phải bảo vệ cấp Bộ môn, nhưng trường lại quyết định đến 30 – 11 – 2010 NCS mới bảo vệ luận án cấp Bộ môn. Như vậy, tính từ khi công nhận là NCS đến khi thông qua cấp cơ sở, NCS Phạm Xuân Khánh đã vượt so với thời gian quy định từ 3 đến 5 tháng. Bởi vậy, Phó vụ trưởng Vụ Đại học Hoàng Thị Lan Phương mới khẳng định: “Trường ĐH Bách Khoa làm đã không cẩn thận, chưa nghiêm túc, chưa làm theo đúng như quy chế của Bộ”.

Để làm rõ hơn về việc nhà trường có làm sai quy chế hay không, Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ ngược lại với GS. Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa thì nhận được thái độ rất gay gắt: “Tôi không có thời gian để trả lời báo chí với những cái rất nhỏ nhặt, tiểu tiết như thế... Với thông tin bài báo về vụ NCS vừa rồi tôi đọc tôi thờ ơ hoàn toàn”.


Quyết định NCS vào 9 - 2003, thời gian hết hạn tối đa là 9 - 2007
Quyết định NCS vào 9 - 2003, thời gian hết hạn tối đa là 9 - 2007

“Ai nói Trường Bách Khoa vi phạm là không có tư duy quản lí”

Cũng tại cuộc trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Giảng đã phản bác lại lời của bà Phó vụ trưởng khi cho rằng: “Ai ở Bộ nói NCS quá 3 tháng là vi phạm quy chế thì tôi nghĩ cũng không phải tư duy của người quản lí. Quá 1 đến 3 tháng là chuyện bình thường với NCS không phải chỉ riêng Việt Nam mà nó còn khá phổ biến trên thế giới”.

Như vậy, phải chăng Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội “nghi ngờ” tư duy quản lý của Vụ Phó vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục Đào tạo? Với việc NCS được bảo vệ Luận án Tiến sĩ quá thời gian quy định, liệu rằng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đang bị bóp méo? Trường tự ý thay đổi, tự ý quyết định, có phải quy chế của Bộ đã không còn giá trị với những trường lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội?
Mặc dù, Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định: “Đối với trường hợp vượt quy định của quy chế thì các trường phải báo cáo lãnh đạo Bộ, xin phép Bộ. Bộ sẽ tùy vào từng trường hợp để xem xét, nếu chậm trễ không nhiều, và có lí do chính đáng thì có thể Bộ vẫn cho phép làm Luận án”.

Tuy nhiên, ông Giảng lại cho rằng: “Đối với chúng tôi quy định thời gian cũng chỉ là tương đối, chất lượng nghiên cứu của đề tài luận án mới là quan trọng. Vì cái đó rất tương đối, cả thế giới đều như thế”.

Có lẽ vì thế mà Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tự ý quyết định cho NCS bảo vệ Luận án khi quá thời gian quy định mà không cần xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo? Như vậy liệu có phải là trường Bách Khoa đã cố ý “phớt lờ” quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa từng làm luận án quá thời gian quy định

Để minh chứng cho việc quá thời gian cũng vẫn được bảo vệ Luận án, ông Giảng đã đưa chính mình ra làm bằng chứng. “Tôi làm NCS ở Pháp cũng quá 4 tháng trời, chuyện đó là bình thường. Chất lượng đảm bảo hay không mới là quan trọng chứ không phải là thời gian. Thời gian hoàn toàn là tương đối”, ông Giảng nói.

Vị Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa cho rằng, quy chế quản lí về tự chủ của mỗi trường chúng ta chưa thực sự đáp ứng được điều đó. Quy chế quản lí của chúng ta đầy những tồn tại, bất cập cần phải thảo luận rất nhiều, và nêu quan điểm: “Trong quy chế tự chủ sau đại học thì nên để từng trường đưa ra những quy định cụ thể cho trường họ chứ không phải đưa ra một quy định chung chung áp dụng cho tất cả các trường”.
Tuy nhiên, nói gì đi chăng nữa, ở thời điểm hiện tại và với trường hợp này thì lãnh đạo Vụ Đại học đã khẳng định ĐH Bách Khoa làm sai quy chế. Vậy hình thức xử lí tiếp theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với trường Bách Khoa và NCS Phạm Xuân Khánh như thế nào? Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Phó Vụ trưởng khẳng định: "Phạm Xuân Khánh NCS 9 năm là sai quy chế"

Chùm ảnh độc: Phờ phạc trắng đêm mua hồ sơ cho con vào lớp 1

Hoa khôi THPT Hà Nội "sốc" vì mức phạt 100 USD của Đại học FPT

Bán sức lao động, bán nghệ thuật, bán cơ thể để đóng học phí

Tin nóng: Học sinh tiểu học bị cô đánh tím tái vì... viết chữ xấu

Chùm ảnh: Học sinh Trường THPT Đống Đa đi xe xịn, "quên" mũ bảo hiểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Bích Thảo