Khám phá 10 trường Đại học sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới (P3)

12/05/2012 18:39
Thegioidep
(GDVN) - Hãy cùng khám phá các ngôi trường Đại học đã đào tạo ra nhiều tỷ phú và người nổi tiếng nhất thế giới nhé.
5. Đại học Yale Cùng nằm tại nước Mỹ, và đào tạo ra những tỷ phú, nhưng Yale và Harvard là hai trường đại học hoàn toàn khác biệt, thậm chí đối lập và là đối thủ của nhau trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là thể thao. Xem thêm Vẻ đẹp cổ kính của Đại học quốc tế Bond

5. Đại học Yale

Cùng nằm tại nước Mỹ, và đào tạo ra những tỷ phú, nhưng Yale và Harvard là hai trường đại học hoàn toàn khác biệt, thậm chí đối lập và là đối thủ của nhau trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là thể thao. Xem thêm Vẻ đẹp cổ kính của Đại học quốc tế Bond

Theo thống kế vừa qua, tại Yale đã có 16 tỷ phú tốt nghiệp tại đây. Trong đó có những tỷ phú nổi tiếng như Forrest Mars Jr và John Mars (nhà sáng lập hãng socola Mars), Cargill MacMillan Jr và Whitney MacMillan (chủ tập đoàn về nông nghiệp và thực phẩm Cargill), Eddie Lampert và Stephen Schwarzman (nhà đồng sáng lập tập đoàn đầu tư Mỹ Blackstone)

Theo thống kế vừa qua, tại Yale đã có 16 tỷ phú tốt nghiệp tại đây. Trong đó có những tỷ phú nổi tiếng như Forrest Mars Jr và John Mars (nhà sáng lập hãng socola Mars), Cargill MacMillan Jr và Whitney MacMillan (chủ tập đoàn về nông nghiệp và thực phẩm Cargill), Eddie Lampert và Stephen Schwarzman (nhà đồng sáng lập tập đoàn đầu tư Mỹ Blackstone)

Viện Đại học Yale là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Hoa Kỳ và là một thành viên của Ivy League. Yale cũng là viện đại học đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng tiến sỹ vào năm 1861.

Viện Đại học Yale là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Hoa Kỳ và là một thành viên của Ivy League. Yale cũng là viện đại học đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng tiến sỹ vào năm 1861.

Cotton Mather năm 1718 liên hệ với Elihu Yale, một thương gia người Anh làm giàu nhờ làm đại diện cho công ty Đông Ấn, để nhờ hỗ trợ về tài chính mà trường lúc đó thiếu thốn trong việc giảng dạy. Yale đáp lại, đóng góp 9 kiện hàng được bán với giá 560 đô-la, một khoản tiền khá lớn thời bấy giờ. Thêm vào đó, Yale còn tặng thư viện trường 417 quyển sách và một tấm chân dung của Đức vua George đệ Nhất. "Collegiate School" cảm ơn lòng hào phóng của Elihu Yale, đổi tên trường thành Trường Đại học Yale (Yale College).

Cotton Mather năm 1718 liên hệ với Elihu Yale, một thương gia người Anh làm giàu nhờ làm đại diện cho công ty Đông Ấn, để nhờ hỗ trợ về tài chính mà trường lúc đó thiếu thốn trong việc giảng dạy. Yale đáp lại, đóng góp 9 kiện hàng được bán với giá 560 đô-la, một khoản tiền khá lớn thời bấy giờ. Thêm vào đó, Yale còn tặng thư viện trường 417 quyển sách và một tấm chân dung của Đức vua George đệ Nhất. "Collegiate School" cảm ơn lòng hào phóng của Elihu Yale, đổi tên trường thành Trường Đại học Yale (Yale College).

Trường Đại học Yale mở rộng dần dần, với khoa Y học Yale năm 1810, khoa Thần học Yale năm 1822, khoa Luật Yale năm 1843, khoa Nghệ Thuật và Khoa Học Yale sau tốt nghiệp năm 1847, trường khoa học Sheffield năm 1861 và khoa Mỹ thuật tạo hình Yale năm 1867.(Ảnh: Triển lãm nghệ thuật tại Yale)

Trường Đại học Yale mở rộng dần dần, với khoa Y học Yale năm 1810, khoa Thần học Yale năm 1822, khoa Luật Yale năm 1843, khoa Nghệ Thuật và Khoa Học Yale sau tốt nghiệp năm 1847, trường khoa học Sheffield năm 1861 và khoa Mỹ thuật tạo hình Yale năm 1867.(Ảnh: Triển lãm nghệ thuật tại Yale)

Năm 1887, Trường Đại học Yale chính thức được đổi tên thành Viện Đại học Yale như ngày nay. Sau đó, Viện Đại học Yale tiếp tục thêm vào chương trình giảng dạy trường Âm Nhạc (1894), trường Y tá (1923), trường Kịch (1955), Hội thầy thuốc (1973) và trường Quản lý (1976).

Năm 1887, Trường Đại học Yale chính thức được đổi tên thành Viện Đại học Yale như ngày nay. Sau đó, Viện Đại học Yale tiếp tục thêm vào chương trình giảng dạy trường Âm Nhạc (1894), trường Y tá (1923), trường Kịch (1955), Hội thầy thuốc (1973) và trường Quản lý (1976).

Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale”. Các tổng thống được Yale đào tạo từ cuối Chiến tranh Việt Nam bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush, và các ứng cử viên của các đảng chính trong giai đoạn hiện nay bao gồm John Kerry (2004), Dick Cheney (2000, 2004), Joseph Lieberman (2000) và Sargent Shriver (1972). Các cựu sinh viên Yale khác đã tham gia tranh cử tổng thống bao gồm Howard Dean (2004) và Gary Hart (1988), cả hai đều được xem như những người dẫn đầu trong quá trình ứng cử cho đảng Dân chủ trong một giai đoạn dài trong suốt quá trình trước ứng cử (primary season).

Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale”. Các tổng thống được Yale đào tạo từ cuối Chiến tranh Việt Nam bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill ClintonGeorge W. Bush, và các ứng cử viên của các đảng chính trong giai đoạn hiện nay bao gồm John Kerry (2004), Dick Cheney (2000, 2004), Joseph Lieberman (2000) và Sargent Shriver (1972). Các cựu sinh viên Yale khác đã tham gia tranh cử tổng thống bao gồm Howard Dean (2004) và Gary Hart (1988), cả hai đều được xem như những người dẫn đầu trong quá trình ứng cử cho đảng Dân chủ trong một giai đoạn dài trong suốt quá trình trước ứng cử (primary season).

Yale có thành phần sinh viên bậc đại học khá đa dạng: nữ giới chiếm một nửa, sinh viên không thuộc gốc Âu chiếm hơn 30% và sinh viên quốc tế chiếm 8%. Yale cung cấp hỗ trợ tài chính cho tất cả các thí sinh nộp đơn nhập học, kể cả các sinh viên quốc tế. 40% sinh viên của Yale nhận được hỗ trợ tài chính, phần lớn dưới dạng học bổng không hoàn lại

Yale có thành phần sinh viên bậc đại học khá đa dạng: nữ giới chiếm một nửa, sinh viên không thuộc gốc Âu chiếm hơn 30% và sinh viên quốc tế chiếm 8%.
Yale cung cấp hỗ trợ tài chính cho tất cả các thí sinh nộp đơn nhập học, kể cả các sinh viên quốc tế. 40% sinh viên của Yale nhận được hỗ trợ tài chính, phần lớn dưới dạng học bổng không hoàn lại

6. Đại học Chicago Vừa qua, đã có thống kê về số lượng tỷ phú đã học và tốt nghiệp ở đây là 13 người, và vì thế, vị trí của Đại học Chicago tăng 3 bậc so với trước đây, trong số những tỷ phú tốt nghiệp tại Đại học Chicago có những nhân vật nổi tiếng sau: Joseph Mansueto (chủ tịch tập đoàn Morningstar), David Rubenstein và William Conway (CEO của tập đoàn Carlyle)

6. Đại học Chicago

Vừa qua, đã có thống kê về số lượng tỷ phú đã học và tốt nghiệp ở đây là 13 người, và vì thế, vị trí của Đại học Chicago tăng 3 bậc so với trước đây, trong số những tỷ phú tốt nghiệp tại Đại học Chicago có những nhân vật nổi tiếng sau: Joseph Mansueto (chủ tịch tập đoàn Morningstar), David Rubenstein và William Conway (CEO của tập đoàn Carlyle)

ÐH Chicago là đại học tư nằm ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, tiểu bang Illinois, được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890. Ðây là một trong những đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng nghệ thuật tự do đa ngành Mỹ và đại học nghiên cứu của Ðức.

ÐH Chicago là đại học tư nằm ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, tiểu bang Illinois, được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890. Ðây là một trong những đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng nghệ thuật tự do đa ngành Mỹ và đại học nghiên cứu của Ðức.

Các cơ sở học thuật của ÐH Chicago bao gồm các trường ÐH, 4 cơ sở nghiên cứu sau đại học, 6 trường chuyên nghiệp, hệ thống trường trung học… Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã có 12 năm dạy Luật Hiến pháp tại Trường Luật của ÐH Chicago, 4 năm đầu (1992-1996) ông là giảng viên, 8 năm sau (1996-2004) là giảng viên trưởng.

Các cơ sở học thuật của ÐH Chicago bao gồm các trường ÐH, 4 cơ sở nghiên cứu sau đại học, 6 trường chuyên nghiệp, hệ thống trường trung học… Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã có 12 năm dạy Luật Hiến pháp tại Trường Luật của ÐH Chicago, 4 năm đầu (1992-1996) ông là giảng viên, 8 năm sau (1996-2004) là giảng viên trưởng.

ÐH Chicago nổi tiếng với các phong trào học thuật gây ảnh hưởng lớn thế giới như trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, trường phái phê bình văn học Chicago và phong trào luật, kinh tế học trong phân tích pháp lý.

ÐH Chicago nổi tiếng với các phong trào học thuật gây ảnh hưởng lớn thế giới như trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, trường phái phê bình văn học Chicago và phong trào luật, kinh tế học trong phân tích pháp lý.

Những sinh viên theo học tại ÐH Chicago được ở trong một khu ký túc xá. Hiện có 36 tòa nhà, với trung bình 70 sinh viên trong mỗi nhà. Khoảng 60% sinh viên đại học sống trong các ký túc xá trong khuôn viên trường.

Những sinh viên theo học tại ÐH Chicago được ở trong một khu ký túc xá. Hiện có 36 tòa nhà, với trung bình 70 sinh viên trong mỗi nhà. Khoảng 60% sinh viên đại học sống trong các ký túc xá trong khuôn viên trường.

Hệ thống thư viện của ÐH Chicago bao gồm 6 thư viện thành phần, có chứa tổng cộng 8,5 triệu cuốn sách về khoa học sinh học, y tế, vật lý, triết học, lịch sử y học, và công nghệ... Thư viện này đứng thứ 12 trong số các thư viện ở Mỹ. Thư viện lớn nhất của trường là thư viện Regenstein. Việc mở rộng của thư viện hoàn thành vào năm 2010.

Hệ thống thư viện của ÐH Chicago bao gồm 6 thư viện thành phần, có chứa tổng cộng 8,5 triệu cuốn sách về khoa học sinh học, y tế, vật lý, triết học, lịch sử y học, và công nghệ... Thư viện này đứng thứ 12 trong số các thư viện ở Mỹ. Thư viện lớn nhất của trường là thư viện Regenstein. Việc mở rộng của thư viện hoàn thành vào năm 2010.

Ðã có 85 người đoạt giải Nobel từng có mối quan hệ trực tiếp với ÐH Chicago, 17 người trong số họ đã nghiên cứu hoặc trực tiếp giảng dạy tại ÐH Chicago ngay khi họ nhận được giải Nobel.

Ðã có 85 người đoạt giải Nobel từng có mối quan hệ trực tiếp với ÐH Chicago, 17 người trong số họ đã nghiên cứu hoặc trực tiếp giảng dạy tại ÐH Chicago ngay khi họ nhận được giải Nobel.

Từ năm 1892 đến năm 1910, chỉ có 39 sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại ÐH Chicago. Từ 1910 đến 1927 việc đào tạo toán học được phát triển mạnh mẽ hơn, trong giai đoạn này có 115 bằng tiến sỹ toán học được cấp. Cuối thời kỳ này, ÐH Chicago trở thành nơi đào tạo chủ yếu những tiến sỹ toán học ở Mỹ.

Từ năm 1892 đến năm 1910, chỉ có 39 sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại ÐH Chicago. Từ 1910 đến 1927 việc đào tạo toán học được phát triển mạnh mẽ hơn, trong giai đoạn này có 115 bằng tiến sỹ toán học được cấp. Cuối thời kỳ này, ÐH Chicago trở thành nơi đào tạo chủ yếu những tiến sỹ toán học ở Mỹ.

Từ 1/9/2010, GS. Ngô Bảo Châu (từng là cựu học sinh của Đại học quốc gia Hà Nội), được Đại hội Toán học thế giới trao giải thưởng Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học, đã chính thức giảng dạy tại khoa toán ÐH Chicago.

Từ 1/9/2010, GS. Ngô Bảo Châu (từng là cựu học sinh của Đại học quốc gia Hà Nội),  được Đại hội Toán học thế giới trao giải thưởng Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học, đã chính thức giảng dạy tại khoa toán ÐH Chicago. 

Thegioidep