Trung Quốc lại ra lệnh "cấm đánh bắt cá" ở Scarborough ép Philippines

14/05/2012 07:00
Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)
(GDVN) - Điều này có nghĩa Bắc Kinh khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa. Trong bản tin này Tân Hoa Xã cũng tuyên bố, các chủ tàu Trung Quốc được cấp cái gọi là "giấy phép đánh bắt cá trên quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Tân Hoa Xã ngày 15/5 đưa tin, cục Ngư chính thuộc bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa ban hành cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông" trong vòng 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ 12/5/2012.

Đáng chú ý là lệnh cấm này từ phía Bắc Kinh quy định khu vực cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc trở lên phía Hải Nam, Trung Quốc nên đại bộ phận khu vực quần đảo Trường Sa không nằm trong vùng ảnh hưởng của lệnh cấm.

Ngư chính 310 và 2 tàu Hải giám đang trực ban tại bãi Scarborough sẵn sàng bắt bớ bất cứ tàu cá nào (Philippines) nếu họ "vi phạm" lệnh cấm này
Ngư chính 310 và 2 tàu Hải giám đang trực ban tại bãi Scarborough sẵn sàng bắt bớ bất cứ tàu cá nào (Philippines) nếu họ "vi phạm" lệnh cấm này

Điều này có nghĩa Bắc Kinh khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong bản tin này Tân Hoa Xã cũng nói rõ, các chủ tàu Trung Quốc được cấp cái gọi là "giấy phép đánh bắt cá trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).

Những tàu cá có giấy phép (trái luật pháp quốc tế, vô hiệu - PV) "có thể" đánh bắt trên vùng biển quần đảo Trường Sa nhưng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của cơ quan chủ quản Trung Quốc.

Trong khi ra lệnh cấm (nhằm vào nước khác, trực tiếp là Philippines - PV), Trung Quốc lại vừa đưa 1 tàu cá khổng lồ ra biển Đông
Trong khi ra lệnh cấm (nhằm vào nước khác, trực tiếp là Philippines - PV), Trung Quốc lại vừa đưa 1 tàu cá khổng lồ ra biển Đông

Vùng cấm do Bắc Kinh tự "nghĩ ra" bao gồm cả bãi cạn Scarboroug vốn đang căng thẳng vì tranh chấp với Philippines và có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang ở đó, tuy nhiên Bắc Kinh lại "nới lỏng lệnh cấm" với nhóm tàu cá này.

Theo đó nếu các tàu cá (Trung Quốc - PV) câu cá hoặc đánh bắt riêng lẻ từng tầu (không theo đội) tại bãi cạn Scarborough và đầm phá thì "vẫn được". Đồng thời một quan chức thuộc chi cục Ngư chính Nam Hải cho hay, lực lượng tàu Ngư chính của họ sẽ tuần tra liên tục và phạt nặng những tàu cá nào "cố tình câu trộm".

Tàu cá Trung Quốc bị Philippines bắt giữ ngày trước, bây giờ sẽ là các tàu Philippines nếu họ quay trở lại bãi cạn Scarborough, thực chất lệnh cấm này là một chiêu hiểm tiếp theo Bắc Kinh tung ra với Manila (PV)
Tàu cá Trung Quốc bị Philippines bắt giữ ngày trước, bây giờ sẽ là các tàu Philippines nếu họ quay trở lại bãi cạn Scarborough, thực chất lệnh cấm này là một chiêu hiểm tiếp theo Bắc Kinh tung ra với Manila (PV)

Lệnh cấm đánh cá trên biển Đông tập trung vào bãi Scarborough thực sự là một mũi tên bắn trúng 2 đích. Một mặt nó tạo điều kiện và giục tàu cá Trung Quốc tăng cường xuống phía nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt, mặt khác tạo cớ cho các tàu "công vụ" Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines trên bãi Scarborough, từng bước khẳng định sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp này (với Philippines).

Đây có thể là cái cớ để Trung Quốc bắt bớ tàu cá các nước hoạt động đánh bắt trên vùng biển có tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần xuất hiện diện sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với khu vực này, về lâu dài rất có lợi cho Bắc Kinh khi đàm phán giải quyết tranh chấp.

Ngày 15/5/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”. - Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam


Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)