Bước đầu tìm ra cơ chế nghiên cứu vác-xin chống vi rút HIV

22/05/2012 16:38
Ngọc Huyền (Nguồn BBC)
(GDVN) - Mặc dù đã có 28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin hiệu quả chống lại HIV và trong thời gian đó, khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV.
Trong khoảng 30 năm qua, chúng ta đã sống dưới bóng ma ghê sợ của HIV. Trong đầu những năm 1980, sự xuất hiện bí ẩn của triệu chứng suy giảm miễn dịch mà sau này được gọi là AIDS dẫn đến những nỗ lực chưa từng có để vạch trần nguyên nhân.

28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin bảo vệ hiệu quả chống lại HIV.
28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin bảo vệ hiệu quả chống lại HIV.

Cuộc đấu tranh khó khăn

Ngày 23/4/1984, Margaret Heckler, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nói với thế giới rằng các nhà khoa học đã xác định virus có thể nguyên nhân có thể của AIDS. Bà tự tin tuyên bố vắc-xin phòng chống HIV "sẵn sàng để thử nghiệm trong khoảng 2 năm nữa". Nhưng điều đó đã không hề xuất hiện.
Mặc dù đã có 28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin bảo vệ hiệu quả chống lại HIV và trong thời gian đó, khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV. Để hiểu lý do tại sao việc tạo ra một loại vắc xin lại khó khăn như vậy, chúng ta cần phải hiểu HIV. Nó không phải virus bình thường. Các nhà khoa học nghiên cứu nói về nó với tâm trạng của sự thất vọng mệt mỏi.
Virus này là loại đa dạng nhất mà chúng ta biết. Nó biến thể nhanh chóng đến nỗi mọi người có thể mang theo hàng triệu phiên bản khác nhau của những virus HIV thuộc những dòng khác nhau cùng một lúc, chỉ vài tháng sau khi bị nhiễm.

Vắc-xin tạo ra hệ thống miễn dịch để nhận ra một phần của virus, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm sản xuất kháng thể chống lại căn bệnh, tìm kiếm và tiêu diệt những virus. Đối với HIV, mục tiêu rõ ràng nhất là gp120, một protein có tên là gp120 - phần tử nằm trên bề mặt của HIV mà nó dùng để thâm nhập vào các tế bào của con người. 

Nhưng gp120 cũng liên tục thay đổi hình dạng, làm cho việc phát hiện ra rất khó khăn. Virus HIV có thể ẩn trong nhiều năm bằng cách giấu DNA của chúng vào DNA của tế bào. Tế bào tạo ra protein mới cũng ngẫu nhiên tạo ra các virus mới.
Khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV.
Khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV.
Cho đến nay, tạo hoá đã tạo ra con người người có thể phục hồi tự nhiên sau khi bị lây nhiễm nhiều vi khuẩn khác. "Cơ thể vốn có thể làm điều này" - ông Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm Mỹ (NIAID) cho biết.

Theo ông, có thực tế đáng kinh ngạc, với hơn 30 triệu người sống chung với virus, không có một trường hợp nào được ghi lại rằng ai đó có phản ứng miễn dịch để loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể của họ. Một số người có những phẩm chất di truyền để kìm hãm các virus nhưng không loại bỏ được nó.
Vắc-xin HIV hiệu quả trên khỉ

Một vắc-xin mới có thể bảo vệ khỉ chống lại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở khỉ nhiễm HIV – tương đương virus HIV ở người. và có thể cung cấp một phương pháp tiếp cận mới đối với một loại vắc-xin HIV mới, một nghiên cứu cho thấy. 
Một thí nghiệm khác được tiến hành vào năm 2009 trên 16.000 tình nguyện viên ở Thái Lan với một sự kết hợp của hai loại vắc-xin: Vaccin ALVAC sử dụng loại virut được tái tổ hợp từ virut ở chim, được cấy 3 loại gen đặc biệt của HIV, để kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch và vắc-xin AIDSVAX.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, kết quả cuộc thử nghiệm loại vaccine cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở bệnh nhân đã giảm tới hơn 31%.

Đây là một tác động đáng kể, sự kiện mang tính đột phá trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS kéo dài 1/4 thế kỷ qua, mặc dù tỷ lệ quá thấp đối với một loại vắc-xin được sử dụng (Trong khi so sánh với bệnh sởi và vắc-xin bại liệt là khoảng 95% hiệu quả). Do đó, nhiều nhà phê bình lập luận rằng cuộc thử nghiệm là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc. 

Một số nhà khoa học đã hoài nghi về kết quả, cũng lưu ý rằng khả năng bảo vệ ngắn ngủi và hạn chế với những người có nguy cơ lây nhiễm thấp. Những người khác thì hy vọng sau nhiều năm thất bại, một dấu hiệu tìm ra vắc-xin về nguyên tắc là điều có thể xảy ra. 

Virus HIV quan sát dưới kính hiển vi.
Virus HIV quan sát dưới kính hiển vi.

Tiếp tục hy vọng
Nhưng bất chấp sự im hơi lặng tiếng từ các thử nghiệm hiện có, các nhà khoa học trong lĩnh vực này vẫn không bị bối rối. Lý do theo Wayne Koff từ tổ chức Sáng kiến vắc-xin AIDS quốc tế (IAVI) là, kể từ khi kết quả thử nghiệm của Thái Lan được công bố, "lĩnh vực này đã bắt đầu trải qua một thời kỳ phục hưng."
Các phát hiện đã chứng minh rằng sự phức tạp của HIV không phải là rào cản đối với vắc-xin mà nhiều nhà khoa học lo ngại.

Theo họ, nếu chúng ta "dạy" được hệ miễn nhiễm nhận ra một loại mầm bệnh đặc biệt và triển khai kháng thể chống lại chúng, chúng ta có thể tiêu diệt virus trước khi nó bám trụ trong cơ thể.
Tiến sĩ Gary Nabel, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vắc-xin tại NIAID, đã tìm hiểu trên máu của các bệnh nhân để tìm kháng thể và các tế bào tạo ra các kháng thể. Các nhà khoa học khác, chẳng hạn như Dennis Burton của Viện nghiên cứu Scripps, cũng đã có những phát hiện tương tự cũng bằng cách sử dụng phương pháp này. 

Các nhà khoa học đã phát hiện 2 kháng thể mà họ cho rằng, chúng có thể xâm nhập vào bề mặt protein bất biến và ngăn chặn hơn 90% biến thể HIV gây lây nhiễm tế bào. Gary Nabel hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thế hệ kháng thể đầu tiên vào đầu năm 2013.
Các nhà nghiên cứu vắc-xin cũng tiến hành nghiên cứu cách kích hoạt tế bào T để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu. 
Nhu cầu bắt buộc
Khó có thể nói liệu các kế hoạch này sẽ mang lại kết quả hay không, nhưng sự cần thiết tìm ra vắc-xin sẽ không thể suy giảm đi. Có nhiều cách ngăn ngừa lây nhiễm HIV, bao gồm cả bao cao su, diệt vi khuẩn và sử dụng các phương pháp điều trị ngay sau khi bị nhiễm.

"Chúng ta muốn đi đúng hướng với các công cụ mà chúng ta đã có" - Fauci nói - "Nhưng nếu chúng ta thêm một loại vắc xin vào các thiết bị này, thậm chí nếu nó không đạt được 90% hiệu quả, ta có thể có một hiệu quả phụ khá lớn."

Nhiều thập kỷ nghiên cứu mà không mang lại điều gì đáp ứng nhu cầu này có vẻ là điều khiến nhiều người không hài lòng. Nhưng phải mất 47 năm để tạo ra một loại vắc-xin bại liệt sau khi vi khuẩn được xác định. Vắc-xin ngừa bệnh sởi thì mất 42 năm và vắc-xin viêm gan B thì trong 16 năm. "28 năm không phải là thời gian quá dài" - Fauci nói.
Ngọc Huyền (Nguồn BBC)