Malaysia hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc, ủng hộ thành viên Philippines

31/05/2012 07:44
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trước sự thua thiệt từ tranh chấp bãi cạn Scarborough hiện nay với Trung Quốc, Philippines tiếp tục kiên trì tìm mọi cách để đòi lại.
Ngày 30/5, tờ “Philippines Daily Inquirer” Philippines cho biết, về sự kiện đối đầu bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, Phó Tổng thống Philippines ra tuyên bố cho biết, Malaysia ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình của Philippines, kêu gọi căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đưa vấn đề này trình lên trọng tài Tòa án Luật biển Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần khăng khăng khẳng định bãi cạn Scarborough mà họ gọi “đảo Hoàng Nham” là “lãnh thổ vốn có” của Trung Quốc, “từ trước đến nay không tồn tại tranh chấp”; rồi thúc giục Philippines “thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chấm dứt mọi khiêu khích”.

Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia. Trong hội đàm, tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham) là của Trung Quốc (!?).
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia. Trong hội đàm, tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham) là của Trung Quốc (!?).

Theo tuyên bố của Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay, ngày 29/5, khi hội kiến với Phó Tổng thống Philippines, Thủ tướng Malaysia Najib đã đưa ra quan điểm nêu trên. Binay nói, ông đã nói với Najib về lập trường xử lý tranh chấp biển Đông của Chính phủ Philippines, hai bên đều đồng ý giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, Binay còn cho biết, Najib mong muốn tất cả những nước Đông Nam Á có liên quan đến chủ quyền trên biển Đông bao gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei tổ chức hội nghị thảo luận cách thức, biện pháp giải quyết vấn đề biển Đông.

Sự kiện bãi cạn Scarborough đã kéo dài hơn 1 tháng. Trung Quốc bằng nhiều cách thức khác nhau, nhất là dùng thế mạnh về sức mạnh (quân sự, Hải giám, Ngư chính, tàu cá…) đã áp đảo Philippines ở vùng biển bãi cạn Scarborough, giành lấy quyền kiểm soát thực tế khu vực này từ tay Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, họ đã 7 lần đưa ra phản đối ngoại giao đối với Trung Quốc, yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc rút khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.

Ngày 28/5, trong cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt cũng lớn tiếng nói rằng: “Bãi cạn Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Philippines thiết thực tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, giữ bình tĩnh, kiềm chế, thận trọng trong lời nói và hành động, bằng hành động thiết thực bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực” (!).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra rả nói rằng, Trung Quốc luôn nỗ lực thông qua “hiệp thương ngoại giao” song phương để giải quyết tình hình hiện nay, yêu cầu Philippines “chấm dứt mọi hành động gây hấn, thực sự có thiện chí, tiến hành đối thoại nghiêm túc với Trung Quốc” (!).

Một số nhà bình luận cho rằng việc gây hấn và đe đoạ Philippines của Trung Quốc cũng giống như hành động của một kẻ gây sự, xông thẳng vào tát vào mặt người ta sau đó bắt họ kiềm chế!

Tàu chiến Trung Quốc.
Tàu chiến Trung Quốc.
Trong một động thái khác có liên quan, dường như đã nhìn rất rõ ý đồ của Trung Quốc khống chế ASEAN về vấn đề biển Đông thông qua các nước không có tranh chấp trực tiếp như Campuchia, hôm nay 30/5 Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Tổng thống Philippines, Jejomar Binay thống nhất kêu gọi 4 quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei nên nhóm họp riêng với nhau để bàn bạc làm thế nào giải quyết bế tắc sau sự kiện căng thẳng trên bãi Scarborough bắt đầu từ hôm 10/4. - Hồng Thuỷ/GDVN
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)