Nhà cõi âm bạc tỷ của đại gia

31/05/2012 10:21
Những lăng mộ đồ sộ, được thiết kế tinh xảo đến từng chi tiết với đồ trang trí đặc biệt khiến chúng tôi tưởng đang lạc vào chốn lăng tẩm, cung điện vua chúa ngày xưa.

Lăng mộ như cung vua phủ chúa

Dù sống cạnh Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng nhiều năm nay nhưng người dân 2 xã Phú Sơn và Vật Lại (Ba Vì – Hà Nội) vẫn chưa hết choáng ngợp trước sự hoành tráng và cầu kỳ của "dinh thự" dành cho người chết. Với quan niệm “sống cái nhà, già cái mồ”, nhiều đại gia đang sống trẻ khỏe, yêu đời là thế vẫn không ngần ngại bỏ ra hàng chục tỉ đồng xây trước cho mình một ngôi nhà ở cõi âm. Có nhìn tận mắt, sờ tận tay mới thấy hết sự xa hoa của giới nhà giàu kể cả lúc còn sống cho đến khi chết.
Dù sống cạnh Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng nhiều năm nay nhưng người dân 2 xã Phú Sơn và Vật Lại (Ba Vì – Hà Nội) vẫn chưa hết choáng ngợp trước sự hoành tráng và cầu kỳ của "dinh thự" dành cho người chết. Với quan niệm “sống cái nhà, già cái mồ”, nhiều đại gia đang sống trẻ khỏe, yêu đời là thế vẫn không ngần ngại bỏ ra hàng chục tỉ đồng xây trước cho mình một ngôi nhà ở cõi âm. Có nhìn tận mắt, sờ tận tay mới thấy hết sự xa hoa của giới nhà giàu kể cả lúc còn sống cho đến khi chết.
Những ngôi mộ được thiết kế như cung đình của vua chúa (Ảnh: Hồng Phú)
Những ngôi mộ được thiết kế như cung đình của vua chúa (Ảnh: Hồng Phú)
Người giàu hay chữ còn đặt những cái tên hoa mỹ cho khu lăng mộ tiền tỉ của dòng họ mình. Nổi tiếng nhất là khu mộ “Tiên cảnh nhàn du”. Đây được coi là ngôi mộ đắt nhất ở Công viên Vĩnh Hằng, được thiết kế kiên cố bằng đá, chạm khắc tinh xảo. Đá được chở từ Ninh Bình ra. Những phiến đá trắng, đá đen nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc.
Người giàu hay chữ còn đặt những cái tên hoa mỹ cho khu lăng mộ tiền tỉ của dòng họ mình. Nổi tiếng nhất là khu mộ “Tiên cảnh nhàn du”. Đây được coi là ngôi mộ đắt nhất ở Công viên Vĩnh Hằng, được thiết kế kiên cố bằng đá, chạm khắc tinh xảo. Đá được chở từ Ninh Bình ra. Những phiến đá trắng, đá đen nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc.
Một khu mộ được xây theo lối kiến trúc cổ Á Đông. Người và ngựa đá giống như lăng tẩm vua chúa ở Huế (Ảnh: Hồng Phú)
Một khu mộ được xây theo lối kiến trúc cổ Á Đông. Người và ngựa đá giống như lăng tẩm vua chúa ở Huế (Ảnh: Hồng Phú)
Lăng mộ này được làm bằng những khối đá trắng lớn, mài giũa, chạm trổ rất cầu kì. Hầm mộ sâu trong lòng đất được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ. Đôi nghê đứng chầu hai bên đầy uy nghiêm (Ảnh: Hồng Phú)
Lăng mộ này được làm bằng những khối đá trắng lớn, mài giũa, chạm trổ rất cầu kì. Hầm mộ sâu trong lòng đất được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ. Đôi nghê đứng chầu hai bên đầy uy nghiêm (Ảnh: Hồng Phú)
Bên trái “Tiên cảnh nhàn du” là một khu mộ với kiến trúc rất mát mẻ, hiện đại. Nhìn qua chẳng khác nào một công viên, nếu không có tấm bia mộ ghi dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn đấng sinh thành...”. Ngôi mộ thể hiện sự kết hợp hài hòa của cảnh quan thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ. Từ hàng rào, lối đi, thảm cỏ, đến cổng ra vào, tường bao, xích đu, ghế đá…, tất cả đều khiến người ta nghĩ đây là căn biệt thự hay nhà vườn dành cho người sống. Một người quản trang cho biết: “Ngôi mộ này được con cháu, người thân viếng thăm thường xuyên. Mỗi lần lên, họ ở đây cả ngày, nấu nướng, ăn uống và vui chơi cả ngày trong khu mộ. Đến đêm, họ thắp điện sáng rực, con cháu trò chuyện vui vẻ xua đi sự u tịch của vùng đất dành cho người chết".
Bên trái “Tiên cảnh nhàn du” là một khu mộ với kiến trúc rất mát mẻ, hiện đại. Nhìn qua chẳng khác nào một công viên, nếu không có tấm bia mộ ghi dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn đấng sinh thành...”. Ngôi mộ thể hiện sự kết hợp hài hòa của cảnh quan thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ. Từ hàng rào, lối đi, thảm cỏ, đến cổng ra vào, tường bao, xích đu, ghế đá…, tất cả đều khiến người ta nghĩ đây là căn biệt thự hay nhà vườn dành cho người sống. Một người quản trang cho biết: “Ngôi mộ này được con cháu, người thân viếng thăm thường xuyên. Mỗi lần lên, họ ở đây cả ngày, nấu nướng, ăn uống và vui chơi cả ngày trong khu mộ. Đến đêm, họ thắp điện sáng rực, con cháu trò chuyện vui vẻ xua đi sự u tịch của vùng đất dành cho người chết".
Xu hướng hiện nay của khách hàng đến với Công viên Vĩnh Hằng là mua đất làm khu mộ cho cả gia đình và dòng họ, vì theo họ những người đã khuất cũng có nhu cầu đoàn tụ với ông bà tổ tiên, đồng thời tiện cho việc thăm viếng và tu sửa của con cháu. Ngôi mộ giống như một khu biệt thự nhà vườn (Ảnh: Hồng Phú)
Xu hướng hiện nay của khách hàng đến với Công viên Vĩnh Hằng là mua đất làm khu mộ cho cả gia đình và dòng họ, vì theo họ những người đã khuất cũng có nhu cầu đoàn tụ với ông bà tổ tiên, đồng thời tiện cho việc thăm viếng và tu sửa của con cháu. Ngôi mộ giống như một khu biệt thự nhà vườn (Ảnh: Hồng Phú)
Với diện tích hơn 36 ha, có sức chứa hàng vạn ngôi mộ sau cải táng và an táng vĩnh viễn, nghĩa trang Vĩnh Hằng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003, sau khi đóng cửa nghĩa trang Văn Điển. Nghĩa trang Vĩnh Hằng được thiết kế thành nhiều cấp, chênh lệch độ cao từ 1-2m và được bố trí làm nhiều khu; mỗi khu lại chia thành nhiều lô. Mỗi ngôi mộ cách nhau gần 1m. Các ngôi mộ được đặt so le với các kiểu thiết kế độc đáo. Gia chủ có thể đặt mua mộ phần hoặc sinh phần theo gia tộc.
Với diện tích hơn 36 ha, có sức chứa hàng vạn ngôi mộ sau cải táng và an táng vĩnh viễn, nghĩa trang Vĩnh Hằng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003, sau khi đóng cửa nghĩa trang Văn Điển. Nghĩa trang Vĩnh Hằng được thiết kế thành nhiều cấp, chênh lệch độ cao từ 1-2m và được bố trí làm nhiều khu; mỗi khu lại chia thành nhiều lô. Mỗi ngôi mộ cách nhau gần 1m. Các ngôi mộ được đặt so le với các kiểu thiết kế độc đáo. Gia chủ có thể đặt mua mộ phần hoặc sinh phần theo gia tộc.
Ông Chu Văn Tuấn – Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Ao Vua (Doanh nghiệp xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng) cho biết: “Giá đất ở đây thay đổi theo từng năm. Thời điểm đầu, giá bán 1m2 là 800.000 đồng; còn giá bán ở thời điểm hiện tại là 5,5 triệu đồng/ 1m². Giá bán cao hơn là do nhu cầu ngày một tăng. Mỗi mộ phần rộng từ 5 - 6 m². Có khách mua 5 – 6 m², nhưng cũng có những khách mua cả vài trăm m² để dành lo hậu sự cho cả gia đình”. Theo thông tin từ ban quản lý, đến nay, hầu hết diện tích của khu nghĩa trang đã được bán hết. Công viên Vĩnh Hằng có chùa Báo ân để cầu siêu cho những linh hồn ở nơi này. Cán bộ nhân viên ở Công viên Vĩnh Hằng gồm 50 người. Công nhân sửa chữa, xây dựng công viên và làm nhiệm vụ chôn cất người chết có tới vài trăm người. Công tác an ninh và vệ sinh môi trường ở đây luôn được đảm bảo. Theo lời một người dân địa phương, đa số người mua đất ở đây là các đại gia từ Hà Nội. Họ cho rằng, nghĩa tử là nghĩa tận. Khi con cháu ở trần thế có được cuộc sống đầy đủ thì mong muốn ở dưới suối vàng, cha ông mình cũng được sung túc. Chính vì thế mà nhiều người đã không tiếc tiền bỏ ra hàng tỉ đồng để sở hữu khuôn viên rộng hàng trăm mét vuông và xây những “biệt thự” cho người quá cố. Ông Chu Văn Tuấn cho biết, các nghĩa trang trên địa bàn Hà Nội đều nằm trong tình trạng mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường; nhiều nghĩa trang đang trong tình trạng quá tải. Do vậy, một nghĩa trang công viên như Vĩnh Hằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân về cảnh quan môi trường và phong thủy khi chôn cất người thân.
Ông Chu Văn Tuấn – Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Ao Vua (Doanh nghiệp xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng) cho biết: “Giá đất ở đây thay đổi theo từng năm. Thời điểm đầu, giá bán 1m2 là 800.000 đồng; còn giá bán ở thời điểm hiện tại là 5,5 triệu đồng/ 1m². Giá bán cao hơn là do nhu cầu ngày một tăng. Mỗi mộ phần rộng từ 5 - 6 m². Có khách mua 5 – 6 m², nhưng cũng có những khách mua cả vài trăm m² để dành lo hậu sự cho cả gia đình”. Theo thông tin từ ban quản lý, đến nay, hầu hết diện tích của khu nghĩa trang đã được bán hết. Công viên Vĩnh Hằng có chùa Báo ân để cầu siêu cho những linh hồn ở nơi này. Cán bộ nhân viên ở Công viên Vĩnh Hằng gồm 50 người. Công nhân sửa chữa, xây dựng công viên và làm nhiệm vụ chôn cất người chết có tới vài trăm người. Công tác an ninh và vệ sinh môi trường ở đây luôn được đảm bảo. Theo lời một người dân địa phương, đa số người mua đất ở đây là các đại gia từ Hà Nội. Họ cho rằng, nghĩa tử là nghĩa tận. Khi con cháu ở trần thế có được cuộc sống đầy đủ thì mong muốn ở dưới suối vàng, cha ông mình cũng được sung túc. Chính vì thế mà nhiều người đã không tiếc tiền bỏ ra hàng tỉ đồng để sở hữu khuôn viên rộng hàng trăm mét vuông và xây những “biệt thự” cho người quá cố. Ông Chu Văn Tuấn cho biết, các nghĩa trang trên địa bàn Hà Nội đều nằm trong tình trạng mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường; nhiều nghĩa trang đang trong tình trạng quá tải. Do vậy, một nghĩa trang công viên như Vĩnh Hằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân về cảnh quan môi trường và phong thủy khi chôn cất người thân.

Dù sống cạnh Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng nhiều năm nay nhưng người dân 2 xã Phú Sơn và Vật Lại (Ba Vì – Hà Nội) vẫn chưa hết choáng ngợp trước sự hoành tráng và cầu kỳ của "dinh thự" dành cho người chết.

Với quan niệm “sống cái nhà, già cái mồ”, nhiều đại gia đang sống trẻ khỏe, yêu đời là thế vẫn không ngần ngại bỏ ra hàng chục tỉ đồng xây trước cho mình một ngôi nhà ở cõi âm. Có nhìn tận mắt, sờ tận tay mới thấy hết sự xa hoa của giới nhà giàu kể cả lúc còn sống cho đến khi chết.