Trung Quốc bỏ 500 triệu USD mua động cơ của Nga

05/07/2011 23:40
(GDVN) – Tập đoàn Rosoboronexport của Nga và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ký hợp đồng cung cấp 123 động cơ AL-31FN với tổng trị giá lên tới 500 triệu USD.

(GDVN) – Tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ký hợp đồng cung cấp 123 động cơ AL-31FN với tổng trị giá lên tới 500 triệu USD.

alt
Động cơ AL-31FN của Nga cung cấp cho Trung Quốc.

Theo điều kiện hợp đồng, 13 động cơ đầu tiên loại này sẽ được cung cấp cho Trung Quốc vào trước cuối năm nay, số còn lại sẽ chuyển giao nốt vào năm 2013. Bên thực hiện hợp đồng cung cấp động cơ cho Trung Quốc sẽ do nhà máy Salute của Nga gần thủ đô Moscow đảm trách.

Động cơ AL-31FN hiện nay vẫn đang được ứng dụng rộng rãi trên các dòng máy bay tiêm kích hiện đại của Trung Quốc như J-10 và J-11 (phiên bản copy có sửa đổi của dòng máy bay tiêm kích Su-27 của Nga).

Trung Quốc là một trong những bạn hàng truyền thống của Nga trong lĩnh vực cung cấp động cơ máy bay chiến đấu bởi vì các động cơ sản xuất trong nước hiện nay của Trung Quốc vẫn chưa đủ độ tin cậy và đáp ứng được yêu cầu của bên sử dụng.

Năm 2003 Trung Quốc đã mua của Nga 54 động cơ, năm 2007 100 động cơ và năm 2009 là 122 động cơ. Theo ước tính, đa số các động cơ này đều được trang bị trên các phiên bản máy bay chiến đấu xuất khẩu của Trung Quốc theo yêu cầu của bên đặt hàng.

alt
Động cơ WS-10 của Trung Quốc phát triển từ động cơ AL-31 của
Nga.

Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất động cơ WS-10 và các biến thể của nó để trang bị cho máy bay tiêm kích J-10 và J-11. Động cơ này chính là bản copy từ động cơ AL-31 của Nga.

Tuy nhiên, so với động cơ AL-31 của Nga thì WS-10 có phần vượt trội hơn ở một số đặc tính như: lực kéo nhỏ hơn, tin cậy hơn và tuổi thọ giữa các lần sửa chữa cũng ngắn hơn.

Đặc biệt là động cơ WS-10A trang bị trên biến thể máy bay tiêm kích trên boong J-15 (copy từ Su-33 của Nga) và động cơ WS-10G trang bị trên máy bay tiêm kích ném bom thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc đã thể hiện rất rõ tính ưu việt này so với AL-31 của Nga.

Ngoài động cơ AL-31FN, Trung Quốc cũng thường xuyên mua động cơ RD-93 (RD-93 cho máy bay tiêm kích FC-1 của Trung Quốc và JF-17 cho Pakistan) của Nga.

alt
Động cơ AL-31FN đang được ứng dụng rộng rãi trên máy bay tiêm
kích J-10 và J-11.

Năm 2010, các Hãng sản xuất máy bay chiến đấu lớn của Nga là Sukhoi và Mig đã yêu cầu Tập đoàn Rosoboronexport ngừng cung cấp động cơ RD-93 cho phía Trung Quốc.

Lý do của yêu cầu này là do phía Trung Quốc dự định sẽ bán máy bay tiêm kích FC-1 có trang bị dòng động cơ RD-93 cho phía Ai Cập. Đây cũng là thị trường mà Sukhoi và Mig đang hướng tới.

Tuy nhiên, sau đó phía Nga vẫn quyết định tiếp tục bán và cung cấp động cơ RD-93 cho Trung Quốc bởi vì họ cho rằng, xét về tính năng kỹ-chiến thuật thì FC-1 của Trung Quốc không phải là đối thủ của máy bay tiêm kích của Nga trên thị trường Ai Cập.

{iarelatednews articleid='532,376,6015,2696,3032,3230'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)