Có người sẵn sàng đầu tư cùng Phạm Đình Nguyên ở thị trấn Buford

05/06/2012 07:13
Hân Ni
(GDVN) - “Nếu dân số tăng, tôi sẵn sàng làm cố vấn giáo dục cho thị trấn, sẵn sàng mua một suất ở đó và cho phép tôi được làm công nhân danh dự vì ông là thị trưởng, thưa ông Phạm Đình Nguyên”.
Đó là những lời rất tâm huyết của Tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Tâm Việt group, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm khi chúng tôi hỏi anh về câu chuyện mua lại thị trấn Buford (Mỹ) của một doanh nhân Việt mang tên Phạm Đình Nguyên.

Đã hơn một tháng kể từ sau vụ đấu giá mua lại thị trấn một cư dân trên đất Mỹ và thông tin về một doanh nhân trẻ gốc Việt – chủ nhân của mảnh đất này đã lan truyền khắp thế giới.


Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, Tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Tâm Việt group cho rằng: Ông sẵn sàng bắt tay đầu tư cùng Phạm Đình Nguyên nếu có cơ hội.
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, Tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Tâm Việt group cho rằng: Ông sẵn sàng bắt tay đầu tư cùng Phạm Đình Nguyên nếu có cơ hội.

>> Toàn cảnh thương vụ mua lại thị trấn Mỹ của doanh nhân Việt

Cho tới thời điểm này, khi Phạm Đình Nguyên chính thức được trao nhận chìa khóa và công khai chia sẻ kế hoạch kinh doanh của mình, nhiều người dân Việt vẫn thầm chúc mừng anh và không ít người đã ngỏ lời sẵn sàng hợp tác với anh nếu có cơ hội.

“Đây là một cơ hội kinh doanh rất lớn, cái lợi lớn nhất đó là quảng bá được thương hiệu Việt. Ở đây phải thấy rằng giá trị vật lý không nhiều, nhưng giá trị vô hình thì rất lớn, do đó phải kinh doanh theo giá trị vô hình”, mà “vô hình” theo TS. Phan Quốc Việt thì vô cùng, vô lượng, vô tận, vô biên.

Như Phạm Đình Nguyên đã từng chia sẻ với báo giới: Cơ hội liên quan đến thị trấn Buford thì nhiều nhưng không hẳn là phải “bằng da bằng thịt” theo kiểu mở một nhà hàng, xây một nhà nghỉ qua đêm dạng model, hoặc kinh doanh một trạm dừng chân cho xe tải (truck stop) mà một vài người đã từng nói khi thấy tôi thắng đấu giá… Nó nằm ở việc khai thác thương hiệu Buford và những giá trị vô hình của thị trấn này.

“Điều tưởng bất lợi nhất cho Buford như thị trấn chỉ có một người, chỉ bằng cái lỗ mũi (4 hecta), nằm ở “chỗ khỉ ho cò gáy” - lại là điều làm nên danh tiếng của Buford. Tất cả những tờ báo lớn, truyền hình đều đưa tin về sự kiện đấu giá này. Nếu không vì “nhỏ nhất nước Mỹ’ thì truyền thông của Mỹ và quốc tế chẳng tốn chi giấy mực” – ông chủ Phạm Đình Nguyên thích thú.

Cho tới thời điểm này, dù mọi thứ với Phạm Đình Nguyên vẫn còn đang là thử thách ở phía trước nhưng theo vị chủ tịch Hội đồng quản trị Tâm Việt group đánh giá, việc mua lại thị trấn Buford vẫn là một ý tưởng tuyệt vời, vô cùng độc đáo và đáng tự hào bởi Phạm Đình Nguyên đã ghi được danh của mình trên đất nước Mỹ, biến cái không tưởng thành cái có thật.

“Chỗ khỉ ho cò gáy” này lại là "điểm khởi đầu" tuyệt vời của doanh nhân Việt Phạm Đình Nguyên trên đất Mỹ.
“Chỗ khỉ ho cò gáy” này lại là "điểm khởi đầu" tuyệt vời của doanh nhân Việt Phạm Đình Nguyên trên đất Mỹ.

Trong suy nghĩ của TS. Phan Quốc Việt, quyết định của Phạm Đình Nguyên còn đáng nể hơn cả việc một phi hành gia nào đó bỏ cả triệu đô chỉ nhằm mục đích thăm quan vũ trụ. Bởi lẽ, “để lên được vũ trụ, bạn phải bỏ ra một đống tiền, phải tập luyện hết hơi nhưng lên được một lúc xong rồi về, chỉ để thỏa cái danh với thiên hạ. Còn ở đây, 4ha đất còn đó, trong thương vụ này, Phạm Đình Nguyên được nhiều hơn mất” – TS. Việt nói.

Cũng giống như Phạm Đình Nguyên, trước khi quyết định bỏ tiền ra mua mảnh đất này, ông đã từng thú thật “lúc đó tôi cũng chưa có suy nghĩ nhiều kế hoạch mua để cụ thể làm gì. Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản, công ty IDS của mình làm phân phối, nếu có những “bàn đạp tinh thần” như thế này ở Mỹ thì cũng sẽ dễ vào hơn. Hoặc ngược lại, nếu chúng tôi tung ra sản phẩm mới ở Mỹ chắc cũng tạo được tiếng vang hơn”.

Còn theo TS. Việt, nếu không kinh doanh, rất đơn giản, Phạm Đình Nguyên chỉ cần làm một bức tường hay một cái bảng to đùng ghi logo, tên công ty mình kèo theo lá cờ Tổ quốc sao vàng 5 cánh kề bên, treo lên cao để hàng ngày có hàng trăm xe tải đi qua, trước khi vào thành phố, họ đều nhìn thấy – Điều đó cũng đáng giá lắm rồi!

Thậm chí, nếu ông Nguyên không muốn kinh doanh nữa, bán miếng đất đó thành 1.000 suất hoặc cổ phần thị trấn này thì sẽ rất nhiều người thích. “Bản thân tôi cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua lại 1 suất này” – TS. Việt thành thật tâm sự.

“Nếu dân số tăng, tôi sẵn sàng làm cố vấn giáo dục cho thị trấn, sẵn sàng mua một suất ở đó và cho phép tôi được làm công nhân danh dự vì ông là thị trưởng, thưa ông Phạm Đình Nguyên”.


Có thể bạn quan tâm
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày



Hân Ni