Làm nhân sự chưa kỹ, cán bộ chủ chốt không trúng cử

06/07/2011 14:15
“Do công tác chỉ đạo thực hiện một số nơi thiếu quyết liệt, sâu sát, công tác chuẩn bị nhân sự có nơi còn làm chưa kỹ...".
“Do công tác chỉ đạo thực hiện một số nơi thiếu quyết liệt, sâu sát, công tác chuẩn bị nhân sự có nơi còn làm chưa kỹ, vì vậy, kết quả bầu cử cá biệt có một số cán bộ chủ chốt của cả ba cấp được giới thiệu ra ứng cử nhưng không trúng cử.”
{iarelatednews articleid='5142,3195,3075,2890,2761,1917'}
Cán bộ chủ chốt được giới thiệu nhưng không trúng cử
Đó là một trong những điểm đáng lưu ý trong báo cáo của Bộ Nội vụ tại hội nghị hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Theo báo cáo của của Bộ Nội vụ, cuộc bầu cử ở các tỉnh thành tổ chức ngày 22/05 vừa qua đã diễn ra đúng luật, an toàn, tiết kiệm, tạo được không khí khai mạc sôi nổi và ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.
Các bạn trẻ lần đầu thực hiện quyền công dân. Ảnh: VNE
Các bạn trẻ lần đầu thực hiện quyền công dân. Ảnh: VNE
Kết quả bầu cử đã bầu đủ 500 đại biểu quốc hội, ở cấp tỉnh đã bầu 3.822 đại biểu, cấp huyện là 21.079 đại biểu, cấp xã là gần 278.000 đại biểu.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Nội vụ cũng đã chỉ ra những tồn tại hạn chế cụ thể: Do đây là lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu cử chung nhưng cấp ủy chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, quán triệt cho những người thực hiện công tác bầu cử, nên việc hiểu và thực hiện các quy định có lúc, có nơi còn hạn chế.
Công tác hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ra ứng cử ở Hội đồng nhân dân các cấp còn làm chưa kỹ lưỡng, nặng về cơ cấu mà chưa chú trọng đến chất lượng người ứng cử. Một số đơn vị bầu cử đưa vào danh sách hiệp thương người không đủ tiêu chuẩn, năng lực phẩm chất hoặc ít có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu nên sau sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, một số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhất là cấp xã phải rút người ứng cử ra khỏi danh sách ứng cử, dẫn đến phải giảm số đại biểu đã được ấn định.
“Công tác chỉ đạo thực hiện một số nơi thiếu quyết liệt, sâu sát, công tác chuẩn bị nhân sự có nơi còn làm chưa kỹ, vì vậy, kết quả bầu cử cá biệt có một số cán bộ chủ chốt của cả ba cấp được giới thiệu ra ứng cử nhưng không trúng cử”, báo cáo nêu rõ.
Cần sửa luật và áp dụng luôn vào cuộc bầu cử nhiệm kỳ tới
Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho rằng qua cuộc bầu cử lần này, nhiều địa phương phản ánh lên và cho rằng: bộ luật bầu cử  đại biểu quốc hội năm 1997(sửa đổi và bổ  sung năm 2001) và luật bầu cử đại biểu HĐND các cấp hiện hành có một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được luật hóa.
“Thực tiễn tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND cấc cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vừa qua cho thấy cần có kế hoạch nghiên cứu xây dựng một luật thống nhất về bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp để áp dụng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tới”, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho hay.
Về các vấn đề cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cần có sự đổi mới cải tiến về quy trình tổ chức bầu cử, nhất là quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp và các văn bản hướng dẫn thi hành cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung phù hợp theo hướng rút gọn một số bước, một số khâu để đảm bảo tốt hơn quyền của nhân dân, của cử tri trong việc lựa chọn, giới thiệu, quyết định việc giới thiệu và bầu người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.
Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định cụ thể các điều kiện ứng cử, nhất là đối với người tự ứng cử để đảm bảo chặt chẽ về quy trình thực hiện, tránh tình trạng không đủ tiêu chuản vẫn đăng ký ứng cử, khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền trong hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ứng cử
Ngoài các vấn đề trên, Bộ Nội vụ cũng kiến nghị một số vấn đề cụ thể khác như thời gian ấn định và công bố ngày bầu cử nên quy định trước 120 ngày, quy định việc kết thúc bỏ phiếu sớm hơn, có thể kết thúc lục 17h, trường hợp đặc biệt không quá 21 giờ thay cho thời điểm kết thúc 22 giờ như hiện nay.
Theo Lê Minh/KH&ĐS