Nếu không có clip Bắc Giang, Ngành GD sẽ báo cáo thành công tốt đẹp

12/06/2012 06:02
Độc giả Mai Đoàn
(GDVN) - Tiêu cực trong giáo dục năm nào cũng nói "không" nhưng vẫn "có", đã trở thành căn bệnh "thâm căn cố đế".
Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh thí sinh gian lận trắng trợn trong phòng thi, giám thị thờ ơ, bỏ “đi chơi” để thí sinh chép bài trong 6 môn thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT tại phòng thi số 8, Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang đang rất "nóng", khiến độc giả toàn quốc quan tâm từng giờ, từng ngày, chờ đợi quyết định xử lý của các cơ quan chức năng. Đã có hàng trăm độc giả gửi thư bày tỏ sự thất vọng với những tiêu cực này và ủng hộ những người giám phanh phui sai phạm có tính hệ thống này. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải bức thư của độc giả Mai Đoàn:
Sau 5 năm thực hiện "Hai không", tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước tăng đột biến từ 66% lên 96%. Năm ngoái, THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), có tỷ lệ tốt nghiệp 98%. Năm nay, cũng tại Trường THPT Đồi Ngô, có tới 6 clip trong 6 môn thi lần lượt được đăng tải trên báo chí. Đoạn clip đã khiến không ít người phải giật mình trước sự dối trá của chính những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cũng như căn bệnh thành tích đang ngày một nhân rộng. Qua đây, mỗi người dân đều suy nghĩ về cuộc vận động “Hai không” có thực sự đạt được hiệu quả? Thực chất của việc giảng dạy, học tập là đâu?

Căn bệnh thành tích trong giáo dục
Căn bệnh thành tích trong giáo dục
SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN MÔN THI ĐỊA Ở BẮC GIANG - NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI - ĐÁP ÁN 6 MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2012

Cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục-Đào tạo phát động từ năm 2006 sau khi những sai phạm, tiêu cực tại Hội đồng thi Phú Xuyên A, huyện Phú Xuyên, Hà Tây do thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín đã quay phim, ghi lại. 7 năm trôi qua, ngày hôm nay clip tại Bắc Giang được phát tán, cho thấy hành vi tiêu cực ngày càng gia tăng và thực hiện một cách tinh vi hơn. 

Gian lận thi cử: Sự ngu dốt của cả một thế hệ tăng theo cấp số nhân

Gian lận thi cử: Sự ngu dốt của cả một thế hệ tăng theo cấp số nhân

Khi nào còn thi cử, khi đó còn quay cóp

Khi nào còn thi cử, khi đó còn quay cóp

Liệu vụ việc tại Bắc Giang có phải là cú sốc cho lịch sử thi cử đương thời, là “giọt nước tràn ly” cho một nền giáo dục xuống dốc? Đây mới chỉ là clip ghi lại sai phạm tại một ngôi trường được phát tán. Vậy sẽ còn bao nhiêu clip gian lận nữa chưa được phanh phui? Tôi nghĩ, nếu Bộ Giáo dục & Đào tạo làm cụ thể, nghiêm khắc hơn thì sẽ phát hiện ra vô số những clip tương tự, thậm chí còn táo bạo, rùng mình hơn.

Sự việc trên khiến chúng ta một lần nữa suy nghĩ đến thực trạng đáng buồn, đó là nhiều người đang công tác trong ngành giáo dục đã gian dối, dung dưỡng và tiếp tay cho sự gian dối. Gian dối từ học sinh, giáo viên đến cán bộ giáo dục. Rồi đất nước này sẽ ra sao khi có cả một thế hệ lớn lên trong giả dối. Khi đó những giá trị thực sẽ bị che mờ, thật giả, trắng đen lẫn lộn.

Từ cấp 1, học sinh đã được dạy những bài học đạo đức về lòng dũng cảm, về sự trung thực. Thế nhưng trên thực tế, chính thầy cô lại là những người làm hoen ố giá trị đạo đức của học sinh bằng sự tiếp tay gian lận trong thi cử. Biết chắc rằng không học sẽ đỗ thì còn mấy ai muốn phấn đấu, cố gắng nữa, điều này làm thui chột đi những ước mơ, khát vọng tuổi trẻ, những thứ cần thiết để có một tương lai tốt đẹp.

Tình trạng quay cóp trong thi cử không phải chỉ bây giờ mới diễn ra, nó tồn tại hết năm này qua năm khác. Thế nhưng, qua mỗi mùa thi, ngành giáo dục đều tổng kết, vỗ tay, chúc mừng "kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc". Nếu không có clip như thế này, cả gia đình, bản thân các em nữa sẽ ăn mừng vì thi đậu, nhà trường liên hoan vì thành tích 100% (hoặc gần 100%) học sinh đỗ tốt nghiệp, tất cả các báo cáo từ Sở đến Bộ Giáo dục & Đào tạo đều đánh giá kì thi PTTH diễn ra tốt đẹp, hiện tượng tiêu cực chỉ là số nhỏ. Chả thế mà sau kỳ thi tốt nghiệp, con số 12 thí sinh vi phạm quy chế thi trên tổng số 1 triệu thí sinh tham dự đã được công bố hay sao?

Một khi ngành giáo dục vẫn chạy theo bệnh thành tích và những con số đỗ tốt nghiệp THPT cao ngất ngưởng tại tất cả mọi nơi trên đất nước Việt Nam, từ vùng sâu đến vùng xa, những nơi không có điều kiện dạy và học tốt, thì nạn gian lận, đối phó trong thi cử vẫn tiếp tục xảy ra.

Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhận được kết quả cao chúng ta nên buồn hay nên vui? Đó là vì thế hệ Việt Nam ngày càng giỏi hay bởi vì những tiêu cực diễn ra ngày một nhiều thêm mà không có "thuốc chữa" ?

Nếu không có clip Bắc Giang, Ngành GD sẽ báo cáo thành công tốt đẹp ảnh 4

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Thưa Bộ trưởng Hoàng, hình phạt của ĐH CN TPHCM quả thật "tàn khốc"

Hoa khôi ĐH Thương mại: "Em chưa từng nghĩ sẽ kiếm đại gia cho mình"

Học Viện Bưu chính Viễn thông TPHCM bị tố "làm tiền" sinh viên

Chùm ảnh: Phụ huynh các tỉnh “vật vờ” chờ con thi lớp chuyên

Hiệu phó Ngoại thương giải thích chuyện “dè bỉu” Bách khoa

Cảm động: 250 học sinh quỳ gối rửa chân cho bố mẹ 

Độc giả Mai Đoàn